Tăng lƣợng vốn để đầu tƣ phát triển đội tàu bay trên cơ sở đảm bảo năng lực cạnh tranh, đủ về số lƣợng, chủng loại để đảm bảo tần suất bay, tải cung ứng theo yêu cầu thị trƣờng, phù hợp với định hƣớng và chiến lƣợc phát triển của Vietnam Airlines.
Tăng vốn đầu tƣ tại các doanh nghiệp: Xăng dầu hàng không, Tin học viễn thông hàng không, Công ty kỹ thuật máy bay, Jetstar Pacific Airlines.
Thoái vốn tại các doanh nghiệp: Năm 2013, thực hiện kế hoạch thoái vốn tại 5 doanh nghiệp: Techcombank, France Telecom, Bảo Minh, Giao nhận kho vận hàng không, Airserco. Đến năm 2015, tiếp tục thực hiện thoái vốn tại 5 doanh nghiệp: Công ty chứng khoán Hòa Bình, Nhựa cao cấp hàng không, Bƣu chính viễn thông Sài Gòn, Khách sạn hàng không và Đầu tƣ Hàng không.
75
Kế hoạch đầu tƣ tổng thể giai đoạn 2014-2018 của Vietnam Airlines là 69.994 tỷ đồng.
Trong đó:
- Đầu tƣ tàu bay: 63.297 tỷ đồng; - Đầu tƣ xây dựng cơ bản: 2.356 tỷ đồng; - Đầu tƣ trang thiết bị: 2.348 tỷ đồng; - Đầu tƣ ra ngoài doanh nghiệp: 1.993 tỷ đồng;
(Trong đó: kế hoạch tăng vốn đầu tƣ ra ngoài doanh nghiệp là 2.073,4 tỷ đồng và kế hoạch thoái vốn là 80,6 tỷ đồng).
Thực hiện cổ phần hóa công ty mẹ: Vietnam Airlines xây dựng kế hoạch tài chính theo phƣơng án hoàn thành IPO vào năm 2014, thu về khoảng 200 triệu USD và phát hành tăng vốn 200 triệu USD vào năm 2016.
Các dự án đầu tƣ phát triển đội bay, phát triển hạ tầng đồng bộ và nguồn nhân lực theo chiến lƣợc phát triển đội bay đến năm 2020 của Vietnam Airlines (đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt); lịch tiếp nhận tàu bay giai đoạn 2014-2018 theo các hợp đồng mua tàu bay đã ký;
Thực hiện các giải pháp cấu trúc lại vốn, tài sản và vay nợ:
- Thực hiện phƣơng thức Bán và Thuê lại (Sale & Lease Back) 01 động cơ dự phòng A321 (năm 2014), 02 A321 (năm 2015), 3 A350 giai đoạn 2016- 2017. Dự kiến sẽ giảm nhu cầu đầu tƣ và vay nợ mua máy bay khoảng 650 triệu USD so với kế hoạch ban đầu.
- Thực hiện chính sách xã hội hóa việc đào tạo phi công cơ bản từ năm 2013, làm giảm áp lực về nhu cầu vốn tài trợ cho các dự án đào tạo.
- Thực hiện cơ cấu lại danh mục đầu tƣ tài chính, kiên quyết thoái vốn tại các doanh nghiệp ngoài ngành để tập trung cho hoạt động SXKD chính. Tổng giá trị danh mục dự kiến thoái vốn giai đoạn 2014 – 2018 là 62,8 tỷ đồng.
76
- Cần mạnh dạn nghiên cứu áp dụng hình thức hợp tác đầu tƣ liên doanh, liên kết đầu tƣ khai thác trong và ngoài nƣớc, phƣơng thức đầu tƣ BOT, BT cũng nhƣ các hình thức huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu công trình…
Quy mô và cơ cấu nguồn vốn - Vốn Chủ sở hữu
Vốn điều lệ của Vietnam Airlines tại thời điểm thực hiện cổ phần hóa là 8.942 tỷ đồng (Theo Quyết định số 952/QĐ-TTg ngày 23/6/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ). Vốn chủ sở hữu của Vietnam Airlines giai đoạn 2014– 2018 dự kiến tăng thêm 16.645,5 tỷ đồng, đạt mức 26.320 tỷ đồng vào cuối năm 2018, tăng gấp 2,72 lần so với cuối năm 2013. Vốn chủ sở hữu Vietnam Airlines dự kiến đƣợc tăng thêm 4.380 tỷ đồng do cổ phần hóa năm 2014, tăng 4.540 tỷ đồng từ phát hành thêm cổ phiếu năm 2016, tăng 7.720 tỷ đồng bổ sung từ lợi nhuận để lại.
Để đảm bảo các cân đối tài chính, dự kiến Vietnam Airlines sẽ thực hiện để lại 50% lợi nhuận hàng năm sau khi cổ phần hóa để bổ sung vốn chủ sở hữu. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu sẽ đƣợc nâng lên và đạt khoảng 24% tổng nguồn vốn.
Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu (nợ không bao gồm nợ thu bán vé) ở mức khá cao trong giai đoạn 2014-2016. Nguyên nhân do Vietnam Airlines vẫn duy trì tốc độ phát triển cao trong giai đoạn 2014-2016, nhu cầu đầu tƣ đội bay lớn trong khi khả năng tích lũy và nâng cao vốn chủ sở hữu bị hạn chế vì giá vé tàu bay nội địa do Nhà nƣớc kiểm soát, điều tiết; quy mô các khoản vay đầu tƣ phát triển đội bay (theo kế hoạch đã đƣợc Chính phủ duyệt) tăng nhanh hơn tốc độ tăng nguồn vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, với kế hoạch triển khai 2 đợt phát hành cổ phiếu để tăng vốn lần lƣợt vào năm 2014 và 2016, kết hợp với việc thực hiện tốt công tác quản trị điều hành dòng tiền, kiểm soát chặt chẽ
77
các hệ số khả năng thanh toán trong ngƣỡng an toàn, mở rộng các hình thức, các kênh huy động vốn trên nguyên tắc kiểm soát chặt chẽ các cân đối tài chính lớn, hệ số nợ/vốn chủ sở hữusẽ giảm dần xuống mức an toàn vào những năm 2017-2018 và duy trì ở mức 2,7 – 3 lần.
- Vốn vay
Vay nợ dài hạn: Để tiếp tục thực hiện theo tiến độ các dự án đầu tƣ phát triển đội bay và các dự án hạ tầng, dự kiến trong giai đoạn 2014–2018 tổng nhu cầu rút vốn vay (dài hạn) của Vietnam Airlines là 61.218 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 2,708 triệu USD), trong đó vay cho các dự án đầu tƣ đội bay bao gồm 5A321, 5A350 và 8 B787 là 2,597 triệu USD chiếm 96%. Đồng thời trong giai đoạn này,Vietnam Airlines cũng sẽ thực hiện thanh toán nợ gốc các khoản vay dài hạn ƣớc tính là 44.958 tỷ đồng, tƣơng đƣơng 1,978 triệu USD. Tổng dƣ nợ các hợp đồng tín dụng dài hạn của Vietnam Airlines tính đến 31/12/2018 là 58.130 tỷ đồng, tăng 20.281 tỷ đồng so với cuối năm 2013 (tổng dƣ nợ các hợp đồng vay dài hạn tại 31/12/2013 dự kiến là 37.850 tỷ đồng), trong đó nợ đến hạn là 8.276 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 352 triệu USD).
Vay nợ ngắn hạn: Ngoài các nghiệp vụ vay dài hạn, Vietnam Airlines tiếp tục có kế hoạch sử dụng công cụ tín dụng ngắn hạn để điều tiết cân bằng dòng tiền (USD), đáp ứng nhu cầu thanh toán trong những kỳ cao điểm thanh toán và/hoặc những thời điểm thanh khoản thị trƣờng ngoại hối khó khăn trong giai đoạn 2014-2018. Vay ngắn hạn sẽ đƣợc sử dụng linh hoạt trên nguyên tắc tăng cƣờng công tác dự báo dòng tiền (bám sát dòng tiền, chỉ rút tiền vay khi thực sự cần thiết) và kiểm soát chặt chẽ vay ngắn hạn bằng hạn mức vay tín dụng ngắn hạn và hệ số nợ. Vietnam Airlines sẽ điều hành tiền theo hƣớng duy trì mức dƣ tiền hợp lý, đảm bảo thanh khoản và giảm tối đa dƣ nợ vay tín dụng ngắn hạn.
78
Bảng 4.1: Kế hoạch nguồn vốn giai đoạn 2014-2018
Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/ 31/12/ 31/12/ 31/12/ 31/12/ 2014 2015 2016 2017 2018 I. NGUỒN VỐN 1. Nợ ngắn hạn 21.240 24.688 25.527 27.142 30.812 Trong đó, Vay NH và nợ DH đến hạn trả 9.953 11.625 9.437 7.875 8.276 2. Nợ dài hạn 30.154 42.672 47.660 50.443 50.399 Trong đó, Vay và nợ dài hạn 30.037 42.539 47.500 50.256 50.184 3. Vốn chủ sở hữu 14.394 15.366 21.932 24.437 26.576 4. Cộng nguồn vốn 65.788 82.726 95.119 102.022 107.787 II. CƠ CẤU NGUỒN VỐN
1. Nợ ngắn hạn 32,3% 29,8% 26,8% 26,6% 28,6% Trong đó, Vay NH và nợ DH đến hạn trả 15,1% 14,1% 9,9% 7,7% 7,7% 2. Nợ dài hạn 45,8% 51,6% 50,1% 49,5% 46,8% Trong đó, Vay và nợ dài hạn 46% 51% 50% 49% 47% 3. Vốn chủ sở hữu 21,9% 18,6% 23,1% 23,9% 24,6% 4. Cộng nguồn vốn 100% 100% 100% 100% 100% Nguồn: VNA