Mạng lưới kinh doanh

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh của hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam - Vietnamairlines (Trang 59 - 61)

Mạng đƣờng bay là tài sản vô hình có giá trị nhất của Tổng công ty hàng không Việt Nam. Mạng đƣờng bay là hệ thống cấu trúc các đƣờng bay quốc tế và nội địa của Tổng công ty hàng không, là thƣơng quyền vận chuyển đã và đang đƣợc hƣởng, lịch bay đến các sân bay trong nƣớc và quốc tế đã đƣợc sắp xếp và là sản phẩm dịch vụ uy tín của Tổng công ty hàng không Việt Nam (VietnamAirlines) đã đƣợc khẳng định. Với mục tiêu nâng cao hình ảnh của VietnamAirlines trên thị trƣờng quốc tế, thực hiện nhiệm vụ là cầu nối quan trọng cho quan hệ quốc tế của đất nƣớc, đồng thời góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội các địa phƣơng trong cả nƣớc. Tổng công ty phải chi tiêu hàng trăm triệu USD và đó là kết quả của tất cả các hoạt động đầu tƣ gồm: Đầu tƣ cho phát triển đội bay thông qua việc mua và thuê các máy bay hiện đại, có công suất phù hợp để khai thác trên mạng đƣờng bay hiện có; đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật để đảm bảo đầy đủ lực lƣợng phi công, tiếp viên, … và các khoản chi phí cho công tác quảng cáo, xúc tiến thƣơng mại để phát động thị trƣờng. Thông thƣờng việc khai thác đƣờng bay mới sẽ không có hiệu quả trong những năm đầu. ví dụ, theo tính toán của Tổng công ty việc mở đƣờng bay HAN/SGN/FRA sẽ phải chịu một khoản lỗ nhất định trong những năm đầu khai thác. Tuy nhiên, việc mở đƣờng bay này không chỉ có ý nghĩa về hiệu quả kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt chính trị, xã hội sâu sắc. Nƣớc Đức là một nƣớc có vị trí quan trọng của Châu Âu vì vậy việc mở đƣờng bay thẳng đến Frankfurt là hết sức cần thiết, là bƣớc chuyển quan trọng trong chiến lƣợc mở rộng mạng bay của VietnamAirlines, từng bƣớc đƣa VietnamAirlines trở thành Hãng hàng không mang tầm cỡ khu vực và quốc tế và đó là những khoản đầu tƣ tài sản vô hình của VietnamAirlines.

Mạng đƣờng bay của VietnamAirlines ngày càng đƣợc mở rộng. Trong 20 năm qua, với tốc độ tăng trƣởng trung bình năm luôn đạt mức hai con số, Vietnam Airlines đã không ngừng lớn mạnh và vƣơn lên trở thành một hãng

49

hàng không có uy tín trong khu vực nhờ thế mạnh về đội bay hiện đại, mạng đƣờng bay rộng khắp và lịch nối chuyến thuận lợi, đặc biệt là tại Đông Dƣơng. Khởi đầu với những chuyến bay nội địa không thƣờng lệ, ngày nay Vietnam Airlines đã khai thác đến 21 tỉnh, thành phố trên khắp mọi miền đất nƣớc và 28 điểm đến quốc tế tại 26 quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm 2006, sau khi đƣợc đạt đƣợc chứng chỉ uy tín về an toàn khai thác của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), Vietnam Airlines đã chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế và khẳng định chất lƣợng dịch vụ mang tiêu chuẩn quốc tế của mình. Ngày 10/6/2010, Vietnam Airlines chính thức trở thành thành viên thứ 10 của Liên minh hàng không toàn cầu - SkyTeam. Sự kiện này đánh dấu một bƣớc phát triển vƣợt bậc của hãng trong tiến trình hội nhập thành công vào thị trƣờng quốc tế. Sau khi gia nhập liên minh, mạng đƣờng bay của Vietnam Airlines đƣợc mở rộng lên tới hơn 1000 điểm đến trên toàn cầu. VietnamAirlines hiện nay với quy mô vận chuyển khoảng 15 triệu lƣợt khách/năm, khoảng 270 nghìn tấn hàng hóa và doanh thu 72.555 tỷ đồng (trên 3,4 tỷ usd) tính tới năm 2013, vẫn còn là một hãng hàng không nhỏ, đứng ở nhóm cuối của bảng xếp hạng của các hãng thành viên của Hiệp hội các hãng hàng không châu Á – Thái Bình Dƣơng (APA) mà VietnamAirlines là thành viên từ 11/1997. Xét về số lƣợng hành khách chuyên chở, các hãng hàng không trung bình và tƣơng đối lớn ở khu vực nhƣ Singapore Airlines, Thai Airways, Cathay Pacific lớn gấp 5 lần VietnamAirlines. Trong những năm qua tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty hàng không Việt Nam đạt đƣợc những kết quả đáng kể. Hiện nay, VietnamAirlines đã có một hệ thống mạng lƣới kinh doanh phong phú và đa dạng. Cho tới thời điểm này VietnamAirlines đã có một mạng lƣới kinh doanh rộng lớn, với 28 đƣờng bay quốc tế và hơn 44 đƣờng bay nội địa, với cơ sở gồm 80 máy bay các loại và đội ngũ nhân viên có trình độ có thể nói VietnamAirlines đã tạo cho mình một mạng lƣới kinh doanh tƣơng đối mạnh.

50

Việc phát triển mạng bay đã tiến hành đúng hƣớng chiến lƣợc phát triển của Tổng công ty giai đoạn vừa qua đó là mạng đƣờng bay nội địa và Đông dƣơng có ý nghĩa sống còn; mạng đƣờng bay quốc tế khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á là mạng đƣờng bay vàng, mang lại lơi nhuận chủ yếu; mạng đƣờng bay xuyên lục địa có ý nghĩa chiến lƣợc lâu dài. Đối với mạng đƣờng bay duy trì và mở rộng đƣờng bay mới tới các khu vực có ý nghĩa quan trọng về kinh tế - xã hội, tang khối lƣợng vận chuyển trên các đƣờng bay hiện có và mở thêm đƣờng bay mới tới thị trƣờng châu Âu và Bắc mỹ.

Để đáp ứng nhu cầu vận chuyển cũng nhƣ quan hệ hàng không giữa Tổng công ty và các nƣớc trên thế giới, số lƣợng sân bay sẽ tăng lên đáng kể cả số lƣợng và chất lƣợng, sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất sẽ trở thành những sân bay lớn trong khu vực. Bên cạnh đó đội bay của Tổng công ty sẽ đƣợc bổ sung bao gồm các chủng loại tầm ngắn, tầm trung và tầm xa – những loại máy bay thuộc thế hệ mới, phù hợp với nhu cầu thị trƣờng, độ an toàn và tiện nghi cao. Đồng thời Tổng công ty sẽ nâng cấp, xây dựng mới cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh của hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam - Vietnamairlines (Trang 59 - 61)