Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh của hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam - Vietnamairlines (Trang 92 - 93)

Tiếp tục xác định Ngành HK là ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn của đất nƣớc trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Định hƣớng xây dựng Việt Nam trở thành trung tâm trung chuyển HK quốc tế trong khu vực. Trên cơ sở đó, Nhà nƣớc cần có chính sách ƣu tiên cho đầu tƣ phát triển ngành HK trên nhiều mặt.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng cảng HK, sân bay, các cụm công nghiệp HK và nhanh chóng xây dựng mô hình "Trục nan hoa" hữu hiệu để biến Việt Nam thành trung tâm trung chuyển HK khu vực Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng.

- Ƣu tiên tạo nguồn vốn, vay vốn, chính sách tín dụng, để mua sắm tàu bay mới. Cho phép giữ lại phần thặng dƣ vốn sau cổ phần hóa của VietnamAirlines để Tổng công ty có thể tiếp tục mua sắm, trang bị tàu bay phát triển đội bay, đƣa VietnamAirlines trở thành hãng hàng không 4 sao.

- Giảm 25% giá các dịch vụ hàng không áp dụng cho Vietnam Airlines, bao gồm các dịch vụ hạ cất cánh, soi chiếu an ninh hàng hóa/hành lý, điều hành đi, đến.

- Giảm thuế nhập khẩu và phụ thu nhiên liệu xuống mức 3% vì chi phí nhiên liệu bay hiện chiếm tới 38% tổng chi phí của hãng, áp dụng chế độ tạm nhập tái xuất nhiên liệu đối với những chuyến bay quốc tế của VNA để đảm bảo tính công bằng với các hãng khác khi mua nhiên liệu tại Việt Nam, họ đƣợc hƣởng chế độ này.

- Bỏ khoản thuế tiền thuê máy bay vì: Việc thuê máy bay chỉ đơn thuần là thuê phƣơng tiện vận tải trong một khoảng thời gian nhất định chứ không phải là nhập khẩu công nghệ. Hết thời hạn thuê, máy bay đƣợc hoàn trả

82

nguyên vẹn cho ngƣời cho thuê và không có bất kỳ hình thức chuyển giao công nghệ và ứng dụng công nghệ nào vào Việt Nam. Hơn nữa, việc nhập khẩu công nghệ mới nói chung nên đƣợc khuyến khích nhƣ các nƣớc Nhật Bản, Hàn Quốc, đã từng làm trong giai đoạn đầu phát triển công nghiệp.

- Cho phép VNA điều chỉnh giá vé nội địa tại thời điểm thích hợp. - Xây dựng các chính sách nhằm đơn giản hoá các thủ tục về đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam đối với lĩnh vực thuê, mua, sửa chữa bảo dƣỡng máy bay thế hệ mới; áp dụng hệ thống pháp lý về khai thác và bảo dƣỡng tiên tiến của JAA (Châu âu); FAA (Mỹ) tạo môi trƣờng pháp lý thuận lợi cho hoạt động HKDD, tạo sự tin tƣởng, yên tâm cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng, chủ đầu tƣ và ngƣời cho thuê phƣơng tiện vận tải.

- Nới lỏng chính sách visa nhập cảnh với một số thị trƣờng quan trọng của Vietnam Airlines là Anh, Pháp, Đức, Úc và Ấn Độ, và biện pháp tổng thể nhằm biến Việt Nam thành một đất nƣớc du lịch có khả năng cạnh tranh cao về chƣơng trình du lịch, giá vé và chất lƣợng dịch vụ trong khu vực.

- Hiện đại hoá trang thiết bị và các biện pháp kiểm tra an ninh và hải quan không trực diện tại các sân bay quốc tế của Việt Nam taọ môi trƣờng thoải mái cho hành khách.

- Nhà nƣớc có chính sách tiền lƣơng thoả đáng để khuyến khích và thu hút lực lƣợng lao động đặc thù của HK là phi công và thợ kỹ thuật để giảm bớt thuế của nƣớc ngoài.

- Nhà nƣớc hỗ trợ một số dự án không hoàn lại của nƣớc ngoài cho VNA để xây dựng một trung tâm đào tạo và đƣợc phân bổ chỉ tiêu đào tạo ngƣời lái, thợ kỹ thuật, cán bộ quản lý nghiệp vụ, đặc biệt là các trung tâm đào tạo của các nƣớc phát triển.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh của hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam - Vietnamairlines (Trang 92 - 93)