Đặc điểm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của VietnamAirlines

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh của hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam - Vietnamairlines (Trang 49 - 55)

Hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty có những bƣớc phát triển vƣợt bậc, với đặc điểm kinh doanh dịch vụ, phục vụ về vận tải bằng đƣờng hàng không đối với hành khách, hàng hóa ở trong nƣớc và nƣớc ngoài, trong đó có xây dựng kế hoạch phát triển, đầu tƣ, xây dựng trang thiết bị, xuất nhập khẩu vật tƣ, thiết bị, phụ tùng, nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Tổng công ty; liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong nƣớc và nƣớc ngoài. VietnamAirlines đã xây dựng những định hƣớng lớn cho sự phát triển của mình. Đó là xây dựng Tổng công ty Hàng không Việt Nam trở thành tập đoàn kinh tế mạnh, phát huy vai trò của một đơn vị kinh tế kĩ thuật hiện đại, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng. Việc đầu tƣ phát triển cho hoạt động sản xuất là một trong những đặc điểm đƣợc chú trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Hãng nhƣ hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lao động và trí tuệ để xây dựng, sửa chữa nhà cửa, cấu trúc hạ tầng, mua máy bay, mua sắm và lắp đặt trang thiết bị cho hạ tầng kĩ thuật nhằm nâng cao khả năng sản xuất kinh doanh cho hãng. Xu hƣớng thị trƣờng vận tải hàng không tiếp tục tăng trƣởng (tăng xấp xỉ 10% so với năm 2013). Trên cơ sở lấy hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải hàng không làm cơ bản đồng thời đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, nhanh chóng hiện đại hóa, làm chủ công nghệ mới, nâng cao vị thế, xây dựng VietnamAirlines trở thành một hãng hàng không có tầm cỡ trong khu vực và thế giới, có bản sắc, là một trong những hãng hàng đầu của khu vực về chất lƣợng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh.

39

3.2.1. Vốn kinh doanh và nguồn lao động

3.2.1.1. Vốn kinh doanh:

Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển cũng phải có một nguồn vốn kinh doanh nhất định để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Đối với ngành hàng không là một ngành kinh doanh đặc thù về vận tải hàng hóa và hành khách bằng đƣờng hàng không, vốn là một yếu tố không thể thiếu để xây dựng và phát triển cũng nhƣ đứng vững trên thƣơng trƣờng thì lại càng không thể không có một nguồn vốn kinh doanh nhất định cho mình.

Trong thời gian qua, Tổng công ty hàng không đã đẩy mạnh đầu tƣ phát triển để nâng cao năng lực cạnh tranh, Tổng vốn đầu tƣ từ năm 2010-2014 là gần 35.525 tỷ đồng. Từ năm 2015, VietnamAirlines sẽ tiếp nhận các loại tàu bay thế hệ mới có tầm bay xuyên lục địa nhƣ B787-9, A350-900, tiết giảm nhiên liệu, gia tăng hiệu quả khai thác. Tham vọng nâng tầm đội bay lên 4 sao này của VietnamAirlines sẽ khiến hãng trong ba năm tới phải bỏ ra lần lƣợt hơn 8.000 tỉ đồng (năm 2014), hơn 19.000 tỉ đồng (năm 2015) và hơn 15.000 tỉ đồng (năm 2016). Với việc nâng cấp đội bay thì giá trị tài sản hữu hình của VietnamAirlines sẽ gia tăng mạnh những năm tới. Bởi tính đến thời điểm chốt giá trị sổ sách để phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng 31-3-2013, riêng giá trị máy bay đã chiếm tới 58% tổng tài sản.

Nghị định 76/TTg quy định về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không do Thủ tƣớng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành, quy định rõ số tiền bắt buộc khi hãng muốn khai thác Hàng không nội địa hay quốc tế. Năm 1996 trên cơ sở sát nhập 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hàng không với Hãng hàng không quốc gia việt Nam là nòng cốt. Hãng nằm dƣới sự quản lý của một Hội đồng gồm 7 ngƣời do Thủ tƣớng chỉ định. Hãng hàng không quốc gia việt Nam do Chính phủ Việt Nam sở hữu.

40

VietnamAirlines đã trải qua nhiều thay đổi, không ngừng phát triển và mở rộng, cải thiện dịch vụ để trở thành một hãng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hiện hãng còn có 2 công ty con là Công ty bay Cổ phần Việt nam VASCO và VietnamAirlines Express, hãng đã từng nắm giữ tới 60% cổ phần của hãng hàng không cổ phần Pacific Airlines. Tình hình tài chính của hãng VietnamAirlines tăng trƣởng khá tốt. Hiện hãng VietnamAirlines đang có kế hoạch tăng số máy bay và tăng số điểm đến trong những năm sắp tới. VietnamAirlines nắm giữ 40% thị phần khách du lịch bay đến và rời Việt Nam. Điều này rất có ý nghĩa đối với hãng vì hai phần ba thu nhập của hãng là từ hành khách quốc tế. Tổng số vốn đầu tƣ trong kỳ là 16.828,6 tỷ đồng đạt 81,3% so với kế hoạch, đƣợc huy động từ các nguồn ngân sách nhà nƣớc nhƣ: từ lợi nhuận để lại, quỹ khấu hao, các khoản vay tín dụng và một số khoản tín dụng do nhà sản xuất cấp khi thực hiện các hợp đồng máy bay.

Mặt khác hình thức liên danh cũng là một hình thức đƣợc Tổng công ty hàng không Việt Nam sử dụng để duy trì tuyến bay nhằm phục vụ nhu cầu thị trƣờng khi Tổng công ty chƣa có đủ điều kiện về vốn và các điều kiện khác để mở đƣờng bay mới. Cho đến nay Tổng công ty đã ký hợp đồng mua chỗ với hãng hàng không Hàn quốc: Korean Airlines (KE), hãng hàng không Pháp: Air France (AF), hãng hàng không lauda (NG), ký hợp đồng mua khoang với KE, hợp đồng trao đổi chỗ với hãng hàng không Nhật Bản: Japan Airlines (JAL), hãng hàng không Lào: Laos Aviation (QV), hãng hàng không Trung quốc: China Airlines (CI). Hợp đồng mua chỗ giúp Tổng công ty vẫn duy trì đƣợc tuyến bay của mình nhƣng thƣờng xuyên thừa tải và hệ số sử dụng ghế thấp. Điển hình là trƣờng hợp trao đổi chỗ giữa VietnamAirlines và CI- VietnamAirlines sẽ nhƣờng một số chỗ nhất định cho CI trên chuyến bay HANOI – TAIPEI và SAIGON – KAOHSUNG, đổi lại, CI sẽ nhƣờng một số chỗ tƣơng đƣơng cho VietnamAirlines trên tuyến bay TAIPEI –

41

LOSANGELES do VietnamAirlines thƣờng xuyên thừa tải trong khi VietnamAirlines chƣa có đủ điều kiện để mở một đƣờng bay tới LOSANGELES. Theo kế hoạch phát triển đội bay đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt giai đoạn 2010 -2014 thì số dƣ nợ vay của Tổng công ty vào năm 2010 sẽ vào mức 1,5 tỷ usd, khi đó vốn chủ sở hữu phải đạt khoảng 700 triệu usd, doanh thu vận tải tối thiểu đạt mức 1,5 tỷ usd/ năm, số lƣợng máy bay sở hữu của Tổng công ty sẽ là 33 chiếc: bao gồm 09 chiếc máy bay tầm ngắn, 15 chiếc máy bay tầm trung và 09 chiếc máy bay tầm trung và tầm xa.

3.2.1.2. Nguồn lao động:

Tại thời điểm 31/3/2013, tổng số cán bộ nhân viên có tên trong danh sách thƣờng xuyên của Vietnam Airlines là 10.217 ngƣời, cơ cấu nhƣ sau:

42

Bảng 3.1 : Cơ cấu lao động tại thời điểm 31/3/2013

Đơn vị: người TT Tiêu chí Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1 Theo giới tính 10.217 100 Nam 5.466 53,5 Nữ 4.751 46,5 2 Theo trình độ 10.217 100 Tiến sỹ, thạc sỹ 364 3,6 Đại học 4.297 42,1 Cao đẳng, trung cấp 1.707 16,7

Công nhân kỹ thuật 2.171 21,2

Lao động chƣa qua đào tạo 1.678 16,4

3 Theo tuổi 10.217 100

Từ 30 tuổi trở xuống 3.218 31,5

Từ 31-45 tuổi 4.536 44,4

Từ 46-55 tuổi 2.258 22,1

Trên 56 tuổi 205 2,0

4 Theo đơn vị kinh doanh 10.217 100

Dịch vụ mặt đất 3.280 32,1

Phi công (Việt Nam và nƣớc ngoài) 756 7,4

Tiếp viên 1.910 18,7

Nhân viên văn phòng 318 3,1

CBNV tại trụ sở chính 817 8,0

Khác 3.136 30,7

5 Theo trình độ ngoại ngữ 10.217 100

Trình độ C Tiếng Anh trở lên 2.795 27,4

Trình độ B tiếng Anh 1.394 13,6

Trình độ A tiếng Anh trở xuống 962 9,4

Ngoại ngữ khác 435 4,3

Chƣa đào tạo 4.631 45,3

43

Ngoài ra, Vietnam Airlines còn đang sử dụng 690 lao động nước ngoài làm việc với các chức danh: phi công, tiếp viên, giám sát khai thác, chuyên gia kỹ thuật máy bay và nhân viên địa phương tại các Chi nhánh, Văn phòng của Vietnam Airlines tại nước ngoài.

Nguồn lao động của Vietnam Airlines đã lớn mạnh cả về số lƣợng và chất lƣợng, cơ bản đã đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Song song với việc đổi mới đội bay và trang thiết bị kỹ thuật hàng không, Vietnam Airlines đã nhanh chóng trẻ hóa và tri thức hóa lực lƣợng lao động; lao động đặc thù ngành hàng không nhƣ ngƣời lái, tiếp viên, kỹ sƣ và thợ kỹ thuật máy bay đƣợc chú trọng phát triển, từng bƣớc giảm số lao động phải thuê nƣớc ngoài, đặc biệt là phi công. Với mục tiêu phát triển đội bay, kế hoạch mở thêm các đƣờng bay mới trong thời gian tới, Vietnam Airlines dự kiến số lƣợng lao động trong giai đoạn 2014-2018 sẽ tăng bình quân 5,3% mỗi năm và đạt 13.596 ngƣời vào cuối năm 2018.

Về chất lƣợng lao động, lực lƣợng lao động của Vietnam Airlines có tuổi đời trẻ: 75,9% dƣới 45 tuổi, trong đó dƣới 30 tuổi chiếm gần 50%. Tỷ trọng lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm tới 45,8%. Đội ngũ cán bộ quản lý đƣợc đào tạo cơ bản, có kiến thức, chuyên môn và kinh nghiệm vững vàng. Đại bộ phận đội ngũ lao động của Vietnam Airlines có chuyên môn sâu, tay nghề cao, nhƣ: Phi công, kỹ thuật hàng không, tiếp viên, đội ngũ cán bộ quản lý đều đƣợc đào tạo cơ bản, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có nhiệt huyết cống hiến cho ngành hàng không.

Lực lƣợng lao động trẻ đƣợc đào tạo khá tốt tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nƣớc đƣợc bổ sung trong những năm qua đã nhanh chóng trƣởng thành và đang từng bƣớc thay thế thế hệ cao tuổi. Với mục tiêu tới năm 2015 sẽ trở thành hãng hàng không tiên tiến,chất lƣợng các dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế 04 sao và trở thành hãng hàng không đƣợc ƣa thích tại Châu Á vào

44

năm 2020, Vietnam Airlines đã và đang không ngừng nâng cao chất lƣợng đội ngũ lao động thông qua việc chuẩn hóa các chức danh nghề nghiệp, xây dựng và tổ chức các khóa đào tạo, chƣơng trình đào tạo nhân viên…

Công tác tổ chức và phát triển nguồn nhân lực đƣợc đổi mới từng bƣớc vững chắc và đạt tiến bộ về nhiều mặt. Vietnam Airlines đã chủ động triển khai nhiều biện pháp, đa dạng hóa trong khâu tuyển dụng và đào tạo nhân lực đặc thù, đặc biệt là nguồn nhân lực vận hành khai thác, bảo dƣỡng tàu bay, thƣơng mại và đội ngũ lãnh đạo, cán bộ quản lý chuyên ngành. Đến cuối năm 2013, lực lƣợng phi công Việt Nam là 600 ngƣời, đáp ứng trên 69,8% nhu cầu khai thác.

Năng suất lao động tăng 10% mỗi năm theo ghế luân chuyển, so với các hãng thuộc Liên minh SkyTeam, Oneworld, Vietnam Airlines đứng ở hạng trung bình-khá, tƣơng đƣơng với các hãng China Southern Airlines, Korean Air, American Airlines.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh của hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam - Vietnamairlines (Trang 49 - 55)