Đặc điểm khách hàng, thị trường

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh của hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam - Vietnamairlines (Trang 61 - 64)

Ngành hàng không dân dụng là một ngành kinh tế kỹ thuật trọng điểm của đất nƣớc, sự phát triển và lớn mạnh của ngành hàng không luôn gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội, với đời sống và mức thu nhập của ngƣời dân. Ngành hàng không lấy kinh doanh vận tải hàng không làm chủ đạo, đồng thời phát triển kinh doanh các lĩnh vực, ngành nghề đa dạng nên nó có những đặc điểm mang tính đặc thù. Công tác làm thị trƣờng của VietnamAirlines đã có truyền thống và triển khai một cách bài bản nhờ học tập kinh nghiệm của các hãng hàng không trong khu vực và trên thế giới nhƣ Singapore Airlines, Cathay pacific, American Airlines, Air France… Đặc biệt VietnamAirlines đã có hợp đồng hợp tác toàn diện với American Airlines – là hãng hàng không lớn nhất trên thế giới. Hiện nay, VietnamAirlines đã có các ban chức năng nhƣ Ban kế hoạch thị trƣờng, Ban tiếp thị hành khách, Ban Tiếp thị hàng hóa, Ban dịch

51

vụ thị trƣờng. Tại từng khu vực thị trƣờng trong nƣớc và ngoài nƣớc có các văn phòng chi nhánh, các văn phòng đại diện, hệ thống đại lý bán vé. Ngoài ra VietnamAirlines còn liên doanh với nƣớc ngoài thành lập công ty ABACUS Việt Nam, là công ty chuyên kinh doanh các lĩnh vực hệ thống đặt giữ chỗ và thông tin thị trƣờng hàng không; tham gia hệ thống SITA. Về hoạt động hệ thống Marketing, VietnamAirlines rất chú trọng đến thông tin phản hồi khách hàng, quảng cáo khuyến mại, có chính sách ƣu tiên khách hàng thƣờng xuyên, đặc biệt lập chƣơng trình khách hàng thƣờng xuyên (FFP) và có một phòng chức năng quản lý hoạt động này. Năm 2002, biểu tƣợng Bông sen vàng đƣợc đƣa vào sử dụng và nó đã trở thành biểu tƣợng chính thức của hãng đƣợc đăng ký bản quyền. Hãng đã phối hợp với Tổng cục du lịch thực hiện nhiều chƣơng trình hội chợ, liên hoan du lịch, họp báo, phát động chƣơng trình tour du lịch, phối hợp với hệ thống khách sạn, các công ty du lịch để xây dựng chƣơng trình quảng bá sản phẩm dịch vụ của hãng tới ngƣời tiêu dùng.

Hoạt động khai thác vận chuyển hàng không sử dụng những trang bị, phƣơng tiện vận tải hiện đại, tiên tiến trong đó phải kể đến phƣơng tiện đặc thù là máy bay. Máy bay là loại tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài. Do đó việc sử dụng máy bay đòi hỏi phải có lƣợng vốn đầu tƣ lớn, sử dụng kĩ thuật công nghệ hiện đại, nguồn lao động có trình độ. Đi liền với việc mua sắm máy bay là các khoản chi phí đào tạo phi công, mua sắm thiết bị phụ trợ trong việc vận hành, duy trì bảo dƣỡng nhằm đảm bảo nâng cao chất lƣợng dịch vụ tăng sức cạnh tranh, tăng công suất.

Để đáp ứng nhu cầu nhƣ vậy, ngành hàng không có sử dụng đòn bẩy nợ ở mức cao, thƣờng chiếm 60-70% vốn đầu tƣ cho thiết bị. Bên cạnh đó, do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã tạo nên nhiều thế hệ máy bay mới có tính ƣu việt hơn, giá cả phù hợp hơn nên hao mòn vô hình tất yếu xảy ra. Chính vì vậy, các hãng hàng không thƣờng sử dụng phƣơng thức huy động vốn cho mình là sử dụng kỹ thuật tài trợ máy bay để giúp hãng kiểm soát và loại bỏ đƣợc các rủi

52

ro liên quan đến giá trị tƣơng lai của máy bay. Năm 2010 ƣớc đạt 12,3 triệu hành khách, năm 2011 thì đã lên tới hơn 13 triệu lƣợt khách, năm 2012 lên tới 14 triệu lƣợt hành khách, năm 2013 vận chuyển tới 14,71 triệu lƣợt khách.

Hoạt động khai thác vận chuyển hàng không có địa bàn hoạt động rộng với nhiều lộ trình khác nhau. Máy bay bay qua bầu trời của nhiều quốc gia và tại mỗi quốc gia thực hiện một số công việc nhƣ: lấy khách, nạp nhiên liệu, suất ăn, bảo dƣỡng. Vì vây, đã làm phát sinh nhiều chi phí liên quan nhƣ chi phí hạ cánh, cất cánh, chi phí thuê mặt bằng, thuê quầy làm thủ tục, chi phí quản lý máy bay. Bên cạnh đó, việc mở đƣờng bay tới nhiều quốc gia đòi hỏi các hãng hàng không phải đặt văn phòng đại diện hoặc văn phòng chi nhánh tại các quốc gia có đƣờng bay bay qua. Do vậy, phát sinh các khoản chi phí cho quá trình tồn tại và hoạt động của văn phòng đại diện tại nƣớc ngoài. Ngoài ra, để đảm bảo tốt công tác phục vụ hành khách, ngành hàng không còn phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu và điều kiện làm việc cho phi công và tiếp viên; trang thiết bị, dụng cụ làm việc, mặt nạ phòng độc, áo phao để khai thác, vận chuyển đảm bảo, ngành hàng không cần đầu tƣ cho những hoạt động và dịch vụ phụ trợ đồng bộ. Bởi lẽ, hàng không là sự kết hợp giữa dịch vụ dƣới mặt đất và dịch vụ trên không, dịch vụ bán hàng và dịch vụ vận tải. Do vậy, khi xem xét nhu cầu vốn, ngành hàng không còn phải tính đến những khoản chi phục vụ kĩ thuật, phục vụ thƣơng mại mặt đất, chi xúc tiến thƣơng mại. Hoạt động khai thác và vận chuyển hàng không còn chịu ảnh hƣởng lớn của kỹ thuật, thời tiết và môi trƣờng cũng làm phát sinh một số khoản chi phí nhƣ chi phí chậm chuyến, hủy chuyến… Dịch vụ vận tải hàng không là dịch vụ đặc thù, có bán rồi mới có vận chuyển, quá trình sản xuất và tiêu thụ xảy ra đồng thời, chất lƣợng sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào chất lƣợng đội máy bay, chất lƣợng ngƣời phục vụ, và các dịch vụ hỗ trợ. Công tác phục vụ hành khách: trong 6 tháng đầu năm, hệ số các chuyến bay đúng giờ đạt 85,5%. Công tác dịch vụ đƣợc tiếp tục cải thiện, một số chính sách về dịch vụ và

53

công tác phục vụ tại các sân bay đƣợc điều chỉnh kịp thời giải quyết những phát sinh trong dây chuyền phục vụ hành khách. Những trƣờng hợp chậm chuyến, hủy chuyến đƣợc giải quyết theo đúng quy định.

Tuy nhiên với sự hỗ trợ hiệu quả của Chính phủ và các bộ liên quan, Tổng công ty Hàng không Việt Nam – VietnamAirlines đã áp dụng chính sách điều hành kế hoạch linh hoạt theo diễn biến thị trƣờng và các yếu tố đầu vào nên tình hình sản xuất kinh doanh vẫn tăng trƣởng ổn định và bền vững.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh của hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam - Vietnamairlines (Trang 61 - 64)