Các Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của công tác bồi thường giải phóng mặt

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ở một số dự án tại địa bàn thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an (Trang 37 - 39)

1.4.5.1 Lý thuyết về hiệu quả của bồi thường giải phóng mặt bằng:

Khái niệm về hiệu quả:

Hiệu quả được định nghĩa là đạt được một kết quả giống nhau nhưng sử dụng ít thời gian công sức và nguồn lực nhất

Hiệu quả của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng:

Giải phóng mặt bằng là khâu then chốt và quan trọng nhất trong quá trính tiến hành thực hiện một dự án đầu tư sử dụng đất. Bồi thường thiệt hại cho người dân khi thu hồi đất luôn là vấn đề quan trọng và được đặt lên hàng đầu khi thực hiện dự án. Quá trình bồi thường giải phóng mặt bằng diễn ra nhanh chóng, thỏa đáng và đúng qui định sẽ đẩy nhang quá trình thực hiện dự án đầu tư, tạo nên nguồn thi lớn cho người dân, góp phần nâng cao mức sống cho các hộ dân bị thu hồi đất trên địa bàn. Qua đó thúc đẩy sự phát triển của cả nền kinh tế ngày càng vững mạnh.

1.4.5.2. Các Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng bằng

* Giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất.

Có nhiều khái niệm về việc làm, cho đến nay khái niệm về việc làm có một số quan điểm chủ yếu sau:

Việc làm là sự kết hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất nhằm biến đổi đối tượng lao động theo mục đích của con người.

Người có đủ việc làm là những người có việc làm và thời gian làm việc không ít hơn mức chuẩn quy định cho người đủ việc làm trong tuần lễ tham khảo hoặc làm dưới giờ chuẩn quy định cho người đủ việc làm nhưng không có nhu cầu làm thêm.

Căn cứ để xác định mức chuẩn về thời gian được gọi là đủ việc làm cũng tương tự như xác định mức chuẩn về thời gian làm việc của người được coi là thiếu việc làm. Với khu vực thành thị ở Việt Nam hiện nay theo chúng tôi, mức chuẩn cho người đủ việc làm là làm việc 40 giờ (5 công) trở lên trong tuần lễ tham khảo hoặc 160 giờ (20 công) trở lên trong 4 tuần lễ trước đó, hoặc làm việc ít hơn mức này nhưng không có nhu cầu làm thêm.

Người thiếu việc làm là những người trong độ tuổi lao động đang có việc làm, nhưng thời gian làm việc ít hơn mức chuẩn quy định cho người đủ việc làm trong tuần lễ tham khảo (16 giờ hoặc 2 công) hoặc trong tuần lễ tham khảo không làm việc vì lý

do bất khả kháng, nhưng 4 tuần trước đó có thời gian làm việc ít hơn mức chuẩn quy định cho người đủ việc làm và có nhu cầu làm thêm.

Khi nhà nước thu hồi đất của các hộ dân, phần diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi càng nhiều thì lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng giảm Chính vì vậy cần bố trí việc làm cho lao động sau khi thu hồi đất hợp lí tránh tình trạng thất nghiệp. Hiện nay các dự án thu hồi đất đã đề ra một số giải pháp nhằm giải quyết vấn đề việc làm cho người dân như sau:

+ Phối hợp với trường Cao đẳng nghề - Du lịch thương mại Nghệ An đóng trên địa bàn mở các lớp học về nghiệp vụ khách sạn nhà hàng,…để làm việc trong các khách sạn, nhà hàng trên địa bàn thị xã, tận dụng tốt thế mạnh về du lịch, dịch vụ ( hàng năm dự kiến phải đào tạo 700 đến 1000 lao động cho thị xã).

+ Tăng cường công tác tư vấn, hướng nghiệp cho lao động thanh niên ở khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp để thông qua các hoạt động tư vấn, hướng nghiệp này giúp cho thanh niên xác định và lựa chọn được nghề và nơi học phù hợp.

+ Đối với nơi có đất bị thu hồi để hình thành các khu công nghiệp, nhà máy thì giao cho Ban quản lý dự án phối hợp với phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thị xã làm việc với các doanh nghiệp để nắm bắt nhu cầu ngành nghề, số lượng từ đó có kế hoạch đào tạo vừa giúp lao động có được việc làm vừa giúp doanh nghiệp tuyển dụng được lao động.

Khi thỏa thuận dự án đầu tư là các nhà máy, xí nghiệp thì phải yêu cầu chủ đầu tư phải có cam kết ưu tiên xét tuyển công nhân địa phương với một số nhất định, trong đó đặc biệt ưu tiên con em của các hộ dân có đất nông nghiệp bị thu hồi (Mỗi nhà nhà máy, xí nghiệp phải ưu tiên 15-20% trên tổng số công nhân của nhà máy xí nghiệp).

+ Có chính sách hỗ trợ trong đào tạo ngành nghề truyền thống để khôi phục và phát triển các làng nghề như mây tre đan xuất khẩu, chế biến hải sản, nông sản và một số nghề thủ công mỹ nghệ,....

+ Khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ; hình thành các doanh nghiệp nông nghiệp để phát triển thị trường lao động chính thức ở nông thôn (trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân…).

* Mức thu nhập và đời sống của người dân bị thu hồi đất:

Một người có việc làm hay không trước hết phụ thuộc vào quyết định của họ có đi làm hay là không. Quyết định này lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó một yếu tố quan trọng là mức thu nhập mà một người muốn đi làm, hay là một mức thu nhập tối thiểu để người đó chấp nhận hy sinh thời gian nghỉ ngơi, học tập, làm nội trợ, chăm sóc con cái... để đi làm.

Mức lương tối thiểu không quan sát được nên được thay thế bởi các nhân tố tác động tới nó như: kinh nghiệm, trình độ của người lao động, các đặc tính gia đình (có con nhỏ hay không, có sống chung cùng ông bà hay không, mức thu nhập trung bình của mỗi cá nhân trong gia đình, tình trạng có việc làm của các thành viên trong gia đình, mức thu nhập bình quân của hộ gia đình...).

Như vậy, khi mức lương trên thị trường lao động lớn hơn mức lương tối thiểu thì người lao động quyết định tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, muốn có được việc làm còn cần phụ thuộc vào các yếu tố khác.

Khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn, các hộ dân sẽ nhận được một lượng tiền đền bù và các hỗ trợ khác lien quan. Mức sống của người dân sẽ tăng lên trong khoảng thời gian nhất định, nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng lên. Nhưng cần bố trí việc làm cho các hộ dân sau khi thu hồi, tránh tình trạng thất ngiệp để mức sống luôn ổn định.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ở một số dự án tại địa bàn thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an (Trang 37 - 39)