Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ở một số dự án tại địa bàn thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an (Trang 51)

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Thị xã Cửa Lò là một trong hai mươi đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Nghệ An, có tổng diện tích tự nhiên là 27,8 km2 (2781,43 ha) chiếm 1,2% diện tích tự nhiên của toàn Tỉnh. Mặc dù có quy mô diện tích nhỏ nhưng thị xã Cửa Lò lại có vị trí tương đối đặc biệt.

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị xã Cửa Lò nằm ven biển của tỉnh Nghệ An, có tọa độ địa lý từ 18055' đến 19015' Vĩ độ Bắc và 105038' đến 105052' Kinh độ Đông bao gồm các đảo Ngư (156 ha) và đảo Mắt (300 ha).

Hình 2.1: Vị trí vùng nghiên cứu

+ Phía Bắc giáp huyện Nghi Lộc;

+ Phía Nam giáp Sông Lam và tỉnh Hà Tĩnh; + Phía Đông giáp Biển Đông;

Thị xã có 07 đơn vị hành chính là 07 phường: Nghi Tân, Nghi Thuỷ, Thu Thuỷ, Nghi Thu, Nghi Hương, Nghi Hoà và Nghi Hải (phường Nghi Thu và Phường Nghi Hương được thành lập năm 2010).

2.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Cửa Lò thuộc đồng bằng ven biển, địa hình khá đa dạng, có hướng dốc từ Tây sang Đông. Về tổng thể, có thể chia Cửa Lò thành 2 vùng: Vùng bán sơn địa phía Tây và Tây Bắc (khu vực núi Gươm và núi Lô Sơn), vùng đồng bằng ven biển thuộc Đông Nam và trung tâm Thị xã, đây là khu vực thuận lợi cho phát triển NN và du lịch.

Bờ biển dài, thoải (từ độ sâu 40 m trở vào), ngoài khơi là quần thể các đảo nhỏ, trong đó có hai đảo lớn là Đảo Ngư và Đảo Mắt. Đảo Ngư cách bờ 4 km, có diện tích khoảng 156 ha với độ sâu từ 8m đến 12 m. Đảo Ngư có 2 đỉnh núi thấp cao 133 m và 88 m, phong cảnh đẹp có thể trở thành một quần thể du lịch hấp dẫn. Đảo Mắt có diện tích khoảng 300 ha hay còn gọi là núi Quỳnh Nhai cao 218 m, cách bờ biển Cửa Lò 18 km, biển xung quanh đảo có độ sâu trung bình 24m. Diện tích rừng trên đảo còn khá lớn, có nhiều loại động, thực vật như các loài chim biển, khỉ, dê, lợn rừng… Cùng với truyền thuyết nàng Tố Nương, Đảo Mắt là một điểm du lịch sinh thái lý tưởng, có thể thu hút nhiều khách đến thăm quan, nghỉ dưỡng.

Biển, Đảo Cửa Lò ngoài ý nghĩa về quốc phòng còn có ý nghĩa lớn về kinh tế, đặc biệt là du lịch. Bãi biển nông, cát mịn, trắng, nước biển trong xanh, có độ mặn thích hợp, môi trường khí hậu sạch, kết hợp cảnh quan thiên nhiên ven biển như cây xanh, thảm cỏ, núi non, hang động, có đảo gần bờ, tất cả đã tạo cho Cửa Lò lợi thế về phát triển du lịch.

2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết

Thị xã Cửa Lò có khí hậu nhiệt đới gió mùa, đồng thời là Thị xã ven biển nên thường hứng chịu những đợt gió bão nặng nề.

Chế độ nhiệt: Có hai mùa rõ rệt, mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình 230 - 240C, tháng nóng nhất là tháng 7 lên tới 390 - 400C. Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiết độ trung bình 190 - 200C, thấp nhất có thể xuống tới 60C. Số giờ nắng trung bình năm là 1.637 giờ.

Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm 1.900 mm, lớn nhất khoảng 2.600 mm, nhỏ nhất 1.100 mm. Lượng mưa phân bố không đều trong năm tập trung từ

nửa cuối tháng 8 đến tháng 10, nhiều khi dẫn đến lũ lụt. Lượng mưa thấp nhất từ tháng 01 đến tháng 4, chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm.

Chế độ gió: Có hai hướng gió chính. Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Gió mùa Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 10 (tháng 6 - 7 có gió Lào nóng).

Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí bình quân 85 - 86%, cao nhất vào tháng 01, tháng 02 trên 90 % và nhỏ nhất vào tháng 7 khoảng 74 - 75%.

Lượng bốc hơi: Bình quân năm 943 mm. Lượng bốc hơi trung bình của tháng nóng là 140mm (từ tháng 5 đến tháng 8). Lượng bốc hơi trung bình của những tháng mưa là 59mm (tháng 10,11 và 12).

Những đặc trưng về khí hậu của thị xã Cửa Lò là: Biên độ nhiệt giữa các mùa trong năm lớn, chế độ mưa tập trung trùng vào mùa bão, mùa nắng nóng có gió mùa khô nóng, đó là những nguyên nhân chính gây nên xói mòn huỷ hoại đất. Nhất là trong điều kiện rừng bị chặt phá và sử dụng đất không hợp lý.

2.1.1.4. Đặc điểm thuỷ văn

Thị xã Cửa Lò nằm giữa hai cửa biển với hai con sông lớn là sông Lam và sông Cấm. Sông Lam chảy ở phía Nam, là ranh giới giữa tỉnh Nghệ An và tỉnh Hà Tĩnh, đổ ra biển ở Cửa Hội. Sông Cấm ở phía Bắc, đến Nghi Lộc có tên là sông Cửa Lò và đổ ra biển. Bên cạnh đó, Thị xã còn chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ văn của một số sông của huyện Nghi Lộc, chế độ thuỷ văn của Biển Đông và đặc biệt là chế độ xâm nhập mặn của thuỷ triều.

2.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất

Về Thổ nhưỡng, toàn Thị xã có hai nhóm đất chính và được chia thành 3 đơn vị đất như sau:

Cồn cát trắng:

Diện tích cồn cát trắng khoảng 1.324 ha, chiếm 47,08 % diện tích tự nhiên của Thị xã. Đây là loại đất xấu, khả năng giữ nước rất thấp, nghèo về mùn, đạm lân, kali. Đạm tổng số 0,11 - 0,14 %. Cồn cát phân bố chủ yếu ở các phường ven biển như Nghi Tân, Nghi Thu, Nghi Hương được sử dụng để trồng rừng phòng hộ, chắn cát.

Đất cát biển: Diện tích 1.168 ha, chiếm 41,54% diện tích tự nhiên của Thị xã. Đây là loại đất có giá trị trong sản xuất NN của thị xã Cửa Lò, diện tích lớn, thích hợp cho trồng các loại rau màu, cây công nghiệp hàng năm như rau cải, ngô, lạc, vừng...

Đất xói mòn trơ sỏi đá:

Diện tích 21 ha, chiếm 0,75 % diện tích tự nhiên của Thị xã. Được hình thành do quá trình rửa trôi, bào mòn mạnh tại dãy núi lô sơn ở phường Nghi Tân và Nghi Thuỷ. Hiện tại phần lớn diện tích đã được trồng rừng để phủ xanh, phần còn lại tiếp tục được trồng cây, nâng cao độ che phủ.

Nhìn chung, đất Thị xã chất lượng kém so với nhiều nơi trong tỉnh. Nhưng có một số diện tích thích hợp trồng các loại cây có giá trị kinh tế như lúa, rau, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả.

* Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt:

Nguồn nước mặt của Thị xã khá dồi dào, bao gồm hai hệ thống sông Cấm, sông Lam và một số hồ ở Nghi Hương, Nghi Thu cung cấp nước cho sản xuất NN, cho sinh hoạt chống nhiễm mặn cho đồng ruộng. Nguồn nước sông Cấm khá dồi dào nhưng do ảnh hưởng của xâm nhập mặn nên sử dụng khá hạn chế. Hiện nay, đập Nghi Quang, Nghi Khánh (thuộc huyện Nghi Lộc) phát huy tác dụng đã ngọt hoá được phần nào nước sông Cấm.

Nguồn nước ngầm phân bố khá rộng, nước ngầm ngọt phân bố chủ yếu ở các tầng chứa nước Pleitoxen, Pliocen, Miocen ở độ sâu 100 - 300m, nhưng có nơi 20 - 50 m đã có nước ngầm, chất lượng khá tốt, đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.

* Tài nguyên rừng

Tiềm năng đất lâm nghiệp của Thị xã chủ yếu là rừng trồng sản xuất và phòng hộ, bên cạnh đó còn có một số loại cây trồng chính như phi lao, keo và cây bóng mát trong khu đô thị. Nhìn chung, tài nguyên rừng của thị xã Cửa Lò ngoài ý nghĩa về phòng hộ ven biển, còn có vai trò quan trọng là tạo bóng mát, góp phần tích cực vào việc điều hoà khí hậu, giữ gìn nguồn nước, tạo cảnh quan môi trường sinh thái phục vụ cho du lịch.

* Tài nguyên biển và ven biển

Thị xã có nguồn lợi hải sản khá phong phú (bao gồm cả khai thác và nuôi trồng). Do có hai sông lớn đổ ra biển kèm theo nhiều phù sa, phù du từ trong lục địa nên có nguồn hải sản phong phú, gồm nhiều loại có giá trị kinh tế cao như: cá chim, cá thu, tôm, mực, vẹm, ngao. Đặc biệt khu vực Cửa Hội là khu vực hội tụ nhiều yếu tố

Bờ biển của Thị xã đã tạo ra tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch biển cho Thị xã, đặc biệt hơn cả là Đảo Ngư, Đảo Mắt, cảng Cửa Lò là động lực thúc đẩy giao lưu, phát triển kinh tế, nhất là trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang quan tâm nhiều đến khai thác kinh tế biển của đất nước.

* Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn không nhiều, chủ yếu là vật liệu xây dựng như cát, quặng Titan ở Nghi Hải... Tuy nhiên trữ lượng thấp, phân bố rải rác ở các phường, tiềm năng khai thác ít, phù hợp với quy mô khai thác vừa và nhỏ.

* Tài nguyên nhân văn

Trải qua quá trình chinh phục, cải tạo thiên nhiên và đấu tranh chống giặc ngoại xâm hàng ngàn năm đã tạo cho vùng đất, con người Cửa Lò khá nhiều giá trị văn hóa trong nếp sống, cách ứng xử và quan hệ xã hội. Với cốt cách con người xứ Nghệ có tính chặt chẽ, nghiêm khắc song tính trội của con người ở đây vẫn là lòng trung thực, sống nhiệt tình và đoàn kết cộng đồng cao. Các di tích lịch sử như Đền thờ Nguyễn Sư Hồi, Đền Vạn Lộc, Đền Ông Từ Cửa Lò... đã minh chứng về con người, về một vùng đất giàu truyền thống đấu tranh cách mạng.

* Tài nguyên du lịch

Thị xã Cửa Lò đã trở nên nổi tiếng về du lịch, trên địa bàn có bờ biển dài, thoải, cát mịn, trắng, nước trong, cảnh quan đẹp… đã hình thành được nhiều bãi tắm đẹp nổi tiếng cả nước, như: bãi tắm Thu Thuỷ, Thu Hương và Hải Hoà. Ngoài ra, đây là một điểm có các danh lam thắng cảnh xung quanh như: Núi Lò, đảo Lan Châu, Mũi Rồng, Hòn Ngư, Hòn Mắt và nhiều di tích khác đã được xếp hạng. Đây cũng là một trong những điểm thuận lợi chính cho việc phát triển du lịch sinh thái và nghỉ mát. Đặc biệt những năm gần đây đã thu hút một lượng du khách đáng kể. Trên địa bàn thị xã có nhiều di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng, giao thông thuận lợi… là điều kiện để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa và nghỉ dưỡng.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế

* Tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trên địa bàn thị xã Cửa Lò giai đoạn 2011 - 2013 là 14,0 %. Khu vực dịch vụ luôn luôn đóng vai trò chủ đạo của kinh tế thị xã,

vì vậy phát triển kinh tế luôn đi kèm với phát triển các ngành du lịch, dịch vụ là chủ trương hàng đầu của tỉnh cũng như thị xã Cửa Lò.

* Cơ cấu kinh tế của địa phương

Cơ cấu kinh tế Cửa Lò đã chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng các ngành nông - lâm – thủy sản, tăng tỷ trọng khu vực phi NN. Tuy nhiên, 5 năm đầu sau khi được thành lập, kinh tế thị xã vẫn thiên về sản xuất nông - lâm – thủy sản nên tỷ trọng của khu vực này liên tục duy trì ở mức 23 - 24%. Từ năm 2010 bắt đầu giảm dần do sự phát triển lấn lướt của khu vực công nghiệp và dịch vụ, năm 2011 tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp chỉ còn 8,1%, năm 2013 chỉ còn 6,17 %. Thay vào đó là tỷ trọng ngành dịch vụ du lịch tăng mạnh 61,79 %.

Hình 2.2: Cơ cấu kinh tế thị xã Cửa Lò 2011 – 2013

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch thị xã Cửa Lò

Khu vực kinh tế nông nghiệp

Từ sau khi thành lập Thị xã, tuy nhịp độ tăng trưởng không cao nhưng các ngành nông - lâm – thủy sản vẫn duy trì được vai trò của mình trong nền sản xuất xã hội của Thị xã. Giá trị sản xuất tăng từ 74,4 tỷ năm 2006, năm 2011 đạt 133,3 tỷ đến 2013 đạt 257,5 tỷ đồng. Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2013 của ngành kinh tế nông nghiệp đạt 14,3 %. Về dài hạn, đây là nhịp độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn hiện nay, song nó cũng phản ánh giới hạn trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp ở Cửa Lò cần được đầu tư, chuyển đổi sản xuất, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng trong

Khu vực kinh tế công nghiệp

Các ngành công nghiệp và xây dựng tăng trưởng nhanh. Giá trị sản xuất công nghiệp, TTCN tăng từ 82,2 tỷ đồng năm 2006, 747 tỷ đồng năm 2011 và đến năm 2013 đạt 873,2 tỷ đồng. Nhờ chú trọng khôi phục một số nghề truyền thống như chế biến thủy sản, kho đông lạnh, đóng sửa chữa tàu thuyền, mộc dân dụng...và tích cực du nhập các nghề mới nên công nghiệp - TTCN ngoài quốc doanh phát triển khá nhanh về tốc độ và tỷ trọng trong công nghiệp Thị xã.

Với xu thế tăng trưởng cao dần và cao hơn khu vực dịch vụ, tỷ lệ đóng góp của khu vực công nghiệp - xây dựng vào tăng trưởng kinh tế chung chắc chắn sẽ ngày càng cao hơn. Ngành xây dựng trong những năm qua có bước phát triển khá, giá trị sản xuất năm 2013 đạt 965 tỷ đồng, chiếm 52,5 % tổng giá trị sản xuất của khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng.

Nhìn chung, mặc dù vốn đầu tư xây dựng cơ bản lớn nhưng tiến độ thực hiện vẫn còn chậm. So với yêu cầu, ngoài những khó khăn vướng mắc trong bồi thường, GPMB và TĐC, còn có những nguyên nhân chủ quan, khách quan chi phối là các chủ đầu tư và các đơn vị điều hành dự án có sự phối hợp chưa chặt chẽ, giá sắt thép, xăng dầu và một số vật liệu xây dựng tăng cao, ... nên đã xuất hiện tình trạng giãn tiến độ thi công.

Khu vực kinh tế dịch vụ

Khu vực dịch vụ đã có bước phát triển vượt bậc, trong đó nổi bật là các loại dịch vụ du lịch, thương mại và dịch vụ sửa chữa tàu thuyền phục vụ nghề cá. Giá trị sản xuất của ngành dịch vụ năm 2013 đạt 1781,4 tỷ đồng. Trong đó, các ngành thương mại, dịch vụ du lich giữ vai trò chủ yếu, tỷ trọng những ngành này chiếm 62% trong cơ cấu ngành kinh tế. Số lượng các sở hoạt động dịch vụ, du lịch tăng nhanh. Số lượng khách sạn tăng mạnh từ 150 cơ sở năm 2005 lên 220 cơ sở năm 2011, đến năm 2013 có 246 cơ sở lưu trú có khả năng phục vụ 18.000 khách lưu trú/ngày đêm.

Các loại dịch vụ như bưu chính viễn thông, tài chính tín dụng phát triển mạnh đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về thông tin liên lạc vốn cho nhu cầu phát triển sản xuất các tổ chức kinh tế, nhân dân. Lực lượng lao động tham gia trong ngành dịch vụ cũng tăng nhanh đặc biệt là ngành thương mại, du lịch.

2.1.2.2. Y tế và giáo dục

Cửa Lò có 1 bệnh viện, 1 trung tâm y tế dự phòng và 7 trạm y tế. Tất cả các phường đều có trạm y tế với tổng số 95 giường bệnh, đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh tại chỗ cho nhân dân. Công tác khám chữa bệnh được nâng cao. Chương trình tiêm chủng mở rộng đạt 95%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng 17,3%. Tỷ lệ tăng dân số 0,87%. Tỷ lệ sinh con thứ 3 là 15,5%. 7/7 phường đạt chuẩn quốc gia về y tế.

* Giáo dục

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã được các cấp các ngành quan tâm đầu tư. Hệ thống trường lớp được đầu tư đồng bộ và phát triển ổn định vững chắc. Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao. Toàn Thị xã có 24 trường học với 398 phòng học, trong đó có 2 trường phổ thông trung học, 7 trường trung học cơ sở, 7 trường tiểu học, 8 trường mầm non. Đội ngũ giáo viên của Thị xã có 597 người, tổng số học sinh các cấp 13.489 em. Ngoài ra trên địa bàn còn có trường Đại học Công nghệ Vạn Xuân,

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ở một số dự án tại địa bàn thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an (Trang 51)