Ảnh hưởng của các chính sách thu hồi đất đến sinh kế của người dân

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ở một số dự án tại địa bàn thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an (Trang 79 - 89)

Khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất sẽ dẫn đến những thay đổi về sinh kế của người dân, đặc biệt là những người nông dân, sống phụ thuộc vào các hoạt động sản xuất NN. Với mức thu hồi diện tích đất NN ở cả hai dự án đều chiếm gần 50% tổng diện tích đất NN đã được giao của các hộ sẽ dẫn đến tình trạng thiếu đất sản xuất, dư thừa lao động, nguồn thu nhập không ổn định và một số thay đổi khác trong đời sống của người dân. Chính vì vậy, tác giả đã tiến hành nghiên cứu một số thay đổi về sinh kế của người dân sau khi nhà nước thu hồi đất.

a) Thay đổi về nguồn vốn tự nhiên

Quyền sử dụng đất NN đối với người nông dân là rất quan trọng, nó là phương tiện sản xuất, là nguồn vốn để tạo ra thu nhập và một loại tài sản có giá trị của họ. Chính vì vậy, sinh kế của người dân phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động sản xuất từ đất đai.

Bảng 2.15: Diện tích đất NN B.quân/lao động của các hộ bị thu hồi đất ở 2 dự án

ĐVT: m2/lao động

So sánh Dự án Trước thu hồi Sau thu hồi Tăng/giảm

(+/-)

Tỷ lệ (%)

Dự án I 865,16 485,77 -379,39 56,1

Dự án II 699,41 340,54 -358,87 48,7

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ)

Kết quả điều tra, phân tích thể hiện ở bảng 3.10 cho thấy diện tích đất NN của các hộ giảm đáng kể do bị thu hồi đất. Trong đó, có diện tích bình quân bị thu hồi ở Dự án I lên đến 56,1% và ở Dự án II là 48,7% diện tích đất NN trên một lao động NN. Điều đó cho thấy phương tiện sinh kế quan trọng của hộ nông dân giảm xuống đáng kể.

b. Thay đổi về nguồn vốn con người

Do Thị xã không còn quỹ đất NN dự trữ để bồi thường, nên khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án thì phương thức bồi thường được thực hiện nhiều nhất là bồi thường bằng tiền, việc hỗ trợ cũng như vậy. Cùng với quá trình chuyển đổi đất đai sử dụng vào mục đích NN sang phát triển công nghiệp, đô thị, việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi đã có những tác động rất rõ rệt đến vấn đề lao động, việc làm của người dân. Tổng số lao động NN ở Dự án I là 83 người với bình quân diện tích đất NN trên 1 lao động sau thu hồi là 485,77m2, Dự án II là 182 người với bình quân diện tích NN trên 1 lao động là 340,54 m2.

Hình 2.7: Độ tuổi của lao động nông nghiệp bị thu hồi đất

Qua số liệu điều tra cho thấy những lao động NN có đất bị thu hồi ở cả hai dự án có độ tuổi trung bình cao. Nhìn vào hình 2.7 ta thấy đa số lao động NN có độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi đối với nữ giới, và từ 18 đến 40 tuổi đối với nam giới chiếm tới 48,19% ở Dự án I và 41,76% ở Dự án II. Lao động NN ở độ tuổi trên 35 tuổi đối với nữ và trên 40 tuổi đối với nam giới ở Dự án II chiếm một tỷ lệ cao nhất (48,90%) so với các độ tuổi khác. Lao động NN độ tuổi từ 15-18 tuổi (độ tuổi đi học) chỉ chiếm một tỷ lệ rất thấp là 7,23% ở Dự án I và 9,34% ở Dự án II. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến rất ít lao động NN theo học để chuyển đổi nghề nghiệp sau khi bị thu hồi đất vì khi lớn tuổi người dân rất ngại phải theo học và chuyển đổi nghề nghiệp.

Trình độ văn hóa của những người dân trong khu vực bị thu hồi đất theo như bảng điều tra sô liệu cho thấy có 37,50% số người ở Dự án I và đến 42,47% người ở Dự án II đã học xong cấp 2, những người đạt trình độ cấp 3 cũng chiếm khá cao ở cả 2 dự án. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận người dân chưa được đi học, số người này chủ yếu là những người trên 40 tuổi. Có hơn 9% số người đã được đào tạo ở bậc Trung cấp, Cao đẳng và Đại học. Số liệu chi tiết được thể hiện ở hình 2.8

Hình 2.8: Trình độ học vấn của người dân ở 2 dự án

c. Thay đổi về nguồn vốn tài chính

Do có sự thay đổi về nguồn vốn đất đai, tư liệu sản xuất chủ yếu của các hộ dân nên dẫn đến thay đổi về lao động và thu nhập của hộ, qua điều tra cho thấy cơ cấu thu nhập của người dân ở cả 2 dự án đều có sự thay đổi rõ rệt. Cùng với việc thu hẹp diện tích canh tác, thu nhập từ NN của người dân sau khi thu hồi đất cũng giảm đi nhiều so với trước đó, ở Dự án I giảm 21,75%, ở Dự án II là 30,07%. Thu nhập từ các hoạt động phi NN tăng mạnh ở cả hai dự án, đặc biệt ở Dự án II với hơn 30%, từ 45,22% trước thu hồi đất lên 75,29% sau thu hồi đất. Nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi này là do các hộ thuộc diện bị thu hồi đất, ngoài việc được nhận số tiền bồi thường theo quy định, họ còn nhận được số tiền hỗ trợ lớn theo Quyết định 04/2010/QĐ - UBND của UBND tỉnh Nghệ An (số tiền hỗ trợ gấp 2 lần số tiền giá bồi thường), số tiền nhận được họ sử dụng vào mục đích đầu tư kinh doanh ăn uống và các dịch vụ khác dọc bờ biển mới được đưa vào sử dụng của phường Nghi Hòa.

Bảng 2.16: Thay đổi cơ cấu thu nhập của người dân ở 02 dự án Trước thu hồi đất Sau thu hồi đất Dự

án Các nguồn thu nhập Giá trị (đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (đồng) Cơ cấu (%)

Thu từ nông nghiệp 4.182.378 62,21 5.144.812 40,46 Thu từ phi nông nghiệp 2.540.622 37,79 7.570.988 59,54

Dự án

I Tổng thu nhập 6.723.000 100 12.715.800 100

Thu từ nông nghiệp 5.646.374 54,78 3.545.985 24,71 Thu từ phi nông nghiệp 4.660.990 45,22 10.804.419 75,29

Dự án

II Tổng thu nhập 10.307.364 100 14.350.404 100

(Nguồn: Hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng thị xã Cửa Lò)

Cùng với sự thay đổi cơ cấu thu nhập từ các hoạt động NN sang các hoạt động phi NN để phù hợp với hiện trạng phát triển của địa phương, thu nhập bình quân của các hộ dân có đất bị thu hồi ở cả hai dự án đều có xu hướng tăng lên so với trước khi thu hồi đất. Ở Dự án II, thu nhập bình quân hàng tháng của các hộ tăng lên 71% sau thu hồi đất. Trong khi đó, thu nhập bình quân háng tháng của các hộ dân ở Dự án I chỉ tăng 52%.

Bảng 2.17: Thu nhập bình quân của người dân ở 2 dự án

Dự án I Dự án II

Thu nhập Trước thu

hồi đất ( đồng) Sau thu hồi đất (đồng) Trước thu hồi đất (đồng) Sau thu hồi đất (đồng)

Thu nhập bình quân của hộ/năm 33.077.160 62.561.736 61.328.816 85.384.904 Thu nhập bình quân đầu người/năm 6.723.000 12.715.800 10.307.364 14.350.404

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ)

Theo kết quả điều tra và phỏng vấn các hộ dân thì nguyên nhân dẫn đến tăng thu nhập của họ là do UBND Thị xã có chủ trương tạo điều kiện cho các hộ này thuê mặt bằng dọc bờ biển để kinh doanh. Trên cơ sở đó, người dân cũng đã sử dụng một phần tiền nhận được từ việc bồi thường vào mục đích kinh doanh ăn uống và các dịch vụ khác dọc bờ biển mới được đưa vào ở phường Nghi Hòa.

Chính vì lý do này mà đa số người dân tham gia trả lời bảng hỏi, với 73,08% số người ở Dự án I và 76,36% số người ở Dự án II, đều cho rằng thu nhập của họ sau khi thu hồi đất cao hơn so với trước đó. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít các hộ (7,69% ở Dự án I và 5,46% ở Dự án II) cho rằng thu nhập của họ sau khi bị thu hồi đất thấp hơn so với trước đó do họ chưa biết sử dụng số tiền bồi thường, hỗ trợ một cách đúng mục đích, những hộ này chủ yếu là những hộ sử dụng tiền để sửa chữa hoặc xây mới nhà cửa và sắm những trang thiết bị đắt tiền nhưng không phục vụ cho mục đích kinh doanh. Chi tiết số liệu được thể hiện ở bảng 2.18

Bảng 2.18: Ý kiến của người dân về sự thay đổi thu nhập ở 2 dự án

Dự án I Dự án II

Chỉ tiêu

Tổng số Tỷ lệ % Tổng số Tỷ lệ %

Tổng số hộ 26 100 55 100

Số hộ có thu nhập cao hơn 19 73,08 42 76,36

Số hộ có thu nhập không đổi 5 19,23 10 18,18

Số hộ có thu nhập kém đi 2 7,69 3 5,46

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ)

Qua điều tra ở địa bàn nghiên cứu số tiền bồi thường, hỗ trợ được các hộ sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Ở Dự án I có tới 61,54% hộ sử dụng số tiền bồi thường để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và mua sắm các trang thiết bị như máy giặt, tủ lạnh, bếp ga, máy vi tính...; 50% số hộ đầu tư cho việc học của con cái; 46,15% đầu tư vào sản xuất kinh doanh dịch vụ phi NN. Trong khi đó, ở Dự án II phần lớn các hộ sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ vào việc mua sắm các trang thiết bị như xe máy, điện thoại di động...với tỷ lệ 67,35%; có 59,18% số hộ sử dụng tiền vào việc chi tiêu hàng ngày; lo cho việc học của con cái là 55,10% và đầu tư sản xuất là 51,02%. Ngoài ra, số tiền được bồi thường và hỗ trợ còn được các hộ sử dụng vào mục đích gửi tiết kiệm, chữa bệnh và học nghề. Số liệu cụ thể được thể hiện ở hình 2.9

Hình 2.9: Phương thức sử dụng tiền của các hộ dân có đất bị thu hồi ở 2 dự án

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ)

Qua hình 2.9 cho thấy việc sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ của các hộ nhìn chung là chưa hợp lý. Tỷ lệ hộ quan tâm đến việc đầu tư vào sản xuất kinh doanh và vào việc học hành cho con cái không thấp nhưng số tiền đầu tư còn chiếm tỷ lệ khiêm tốn so với số tiền sử dụng để xây dựng, cải tạo nhà cửa và mua sắm đồ dùng. Tuy đây là những đồ dùng thiết yếu nhưng xét về mặt xã hội sẽ dẫn đến tình trạng không bền vững trong sinh kế của người dân.

Việc sử dụng vốn bồi thường của các hộ dân ở 02 dự án nêu trên cũng như tình trạng chung hiện nay các hộ dân sau khi bị Nhà nước thu hồi đất thường sử dụng số tiền được bồi thường không đúng mục đích. Với số tiền bồi thường đó, các hộ dân có thể để phát triển sản xuất kinh doanh hoặc học nghề để tạo thu nhập ổn định nhằm đảm bảo cho cuộc sống sau khi bị thu hẹp diện tích đất canh tác NN. Nhưng đa số các hộ khi nhận được tiền bồi thường lại sử dụng vào các mục đích khác như: mua sắm tài sản và sữa chữa nhà hoặc xây dựng mới nên sau khi bị thu hồi đất người ta thấy nhà cửa của các hộ này thường khang trang và đầy đủ tiện nghi hơn. Tuy nhiên, chính việc sử dụng tiền bồi thường không đúng mục đích dẫn đến hiện trạng nhiều hộ gia đình sau khi bị thu hồi chỉ làm đủ ăn mà không có tích lũy, một số sống bằng tiền làm thuê, mức thu nhập bấp bênh nên cuộc sống không ổn định như trước. Đây là điều mà các cấp chính quyền và địa phương khi thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ cần quan tâm và có những giải pháp hợp lý và sát với điều kiện cụ thể. Khi thu hồi đất đất NN là

nghiệp, dịch vụ hình thành sau thu hồi đất lai chưa có chính sách thu hút lao động và tạo công ăn việc làm cho các lao động nằm trong diện bị thu hồi đất sản xuất. Qua đó cho thấy thực trạng ở vùng nghiên cứu cũng giống với nhiều địa phương ở nước ta.

Nhìn chung, sau khi nhận tiền bồi thường, đa số người dân sử dụng vào những mục đích chưa thiết thực, không đảm bảo được nguồn thu nhập cho chính họ trong tương lai. Chính vì vậy, vẫn có tình trạng nghiện hút, bài bạc xảy ra trên địa bàn nghiên cứu. Đi kèm theo với những hiện tượng này thì mức độ hạnh phúc trong cuộc sống của người dân cũng giảm đi.

d. Thay đổi về nguồn vốn vật chất

Khi xã hội phát triển sẽ kéo theo xu hướng kiên cố hóa nhà cửa và mua sắm những tiện nghi, đồ dùng trong gia đình. Đây là một trong những tiêu chí để đo lường mức sống của người dân, mặc dù tiêu chí này không phải lúc nào cũng phản ánh đúng thực trạng.

Theo kết quả điều tra về việc sử dụng các khoản tiền bồi thường, hỗ trợ của các hộ dân thì tại Dự án I sau khi thu hồi đất có: 61,54% số hộ gia đình dùng tiền vào mục đích mua sắm. Khi tiến hành điều tra sâu hơn về tài sản sở hữu của các hộ gia đình trước và sau thu hồi cho thấy chi tiết hơn về việc sử dụng các khoản tiền đó. Số điện thoại di động tăng nhanh với 21 chiếc (tăng 80,77%). Số tủ lạnh tăng nhanh với 13 chiếc (tăng 50%). Đặc biệt đã xóa hết 6 nhà tạm, số nhà cấp 3 cũng đã được xây dựng để thay thế các nhà cấp 4 sau khi thu hồi đất.

Dự án I

Bảng 2.19: Tài sản sở hữu của các hộ điều tra phỏng vấn của Dự án I Tăng (+), giảm (-) Chỉ tiêu điều tra Trước thu

hồi đất

Sau thu hồi đất

Số lượng Cơ cấu %

Tổng số hộ 26 26 0 - Nhà tạm 6 0 - 6 23,08 Nhà cấp 4 20 24 + 4 15,38 Nhà cấp 3 0 2 + 2 7,69 Xe máy 26 35 + 9 34,62 Bếp ga 8 19 + 11 42,31 Số Tivi 27 41 + 14 53,85 Số Tủ lạnh 3 16 13 50,00 Điện thoại cố định 12 12 0 0,00 Điện thoại di động 27 48 + 21 80,77 Máy vi tính 2 9 + 7 26,92

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ)

Dự án II

Dự án II có 67,35 % số hộ gia đình sử dụng tiền để mua sắm đồ dùng, số Tủ lạnh tăng lên 29 chiếc, Bếp ga tăng 24 chiếc, số Tivi tăng 23 chiếc, Máy vi tính tăng lên 14 chiếc cái; số Xe máy cũng tăng lên đến 13 chiếc, số Điện thoại di động tăng lên với mật độ 13 chiếc. Số nhà tạm cũng đã được xóa hết để thay vào đó là nhà cấp 4 và cấp 3. Số liệu cụ thể được thể hiện ở bảng 2.20

Bảng 2.20: Tài sản sở hữu của các hộ điều tra phỏng vấn của Dự án II Tăng (+), giảm (-) Chỉ tiêu điều tra Trước thu

hồi đất

Sau thu

hồi đất Số lượng Cơ cấu %

Tổng số hộ 55 55 0 0 Nhà tạm 0 0 0 0 Nhà cấp 4 47 42 - 5 9,01 Nhà cấp 3 8 13 + 5 9,01 Xe máy 72 81 + 9 16,36 Bếp ga 22 45 + 24 43,64 Số Tivi 55 75 + 20 36,36 Số Tủ lạnh 15 37 + 22 40,00 Điện thoại cố định 26 26 0 0,00 Điện thoại di động 67 86 + 19 34,54 Máy vi tính 17 38 + 21 38,18 Máy giặt 25 34 + 9 16,36

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ)

Qua kết quả bảng trên cho thấy, hầu như các hộ gia đình đã đầu tư tiền nhận từ khoản bồi thường và hỗ trợ vào mục đích mua sắm các đồ dùng sinh hoạt và sửa chữa nhà cửa. Kết quả điều tra tại hai dự án nghiên cứu cho thấy các tài sản có giá trị cao như xe máy, tivi, tủ lạnh, máy tính, điện thoại của các hộ đều tăng lên đáng kể về mặt số lượng. Trong đó, có nhiều hộ đã đầu tư toàn bộ số tiền được bồi thường vào việc xây dựng, sữa chữa nhà cửa. Việc lựa chọn sử dụng tiền bồi thường vào mục đích mua sắm các trang thiết bị như trên là do UBND thị xã Cửa Lò có sự khuyến khích và ưu tiên cho những hộ nằm trong diện có thu hồi đất được thuê đất dọc bãi biển để làm dịch vụ ăn uống và giải khát.

Từ những phân tích trên cho thấy người dân có điều kiện tiếp cận với các tài sản sinh hoạt hiện đại, phương tiện truyền thông, tức là khả năng tiếp cận với nguồn

sản cá nhân có sự tăng lên đáng kể sau khi thu hồi đất, tuy nhiên vẫn chưa thể khẳng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ở một số dự án tại địa bàn thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an (Trang 79 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)