Đánh giá hiệu quả của chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng dưới góc

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ở một số dự án tại địa bàn thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an (Trang 76 - 78)

độ sinh kế của các hộ dân

Sinh kế cũng có thể được mô tả như tổng hợp của nguồn lực và năng lực liên quan tới các quyết định và hoạt động của một người hoặc một nhóm người nhằm cố gắng kiếm sống và đạt được các mục tiêu và mơ ước của mình. Tiêu chí sinh kế bền vững gồm: an toàn lương thực, cải thiện điều kiện môi trường tự nhiên, cải thiện điều kiện môi trường cộng đồng - xã hội, cải thiện điều kiện vật chất, được bảo vệ tránh rủi ro và các cú sốc .

Sinh kế bền vững có thể được mô tả là: Chống đỡ được với những cú sốc và áp lực bên ngoài, không phụ thuộc vào các hỗ trợ từ bên ngoài, được thích nghi hoá để duy trì được sức sản xuất lâu dài của nguồn tài nguyên thiên nhiên và bền vững mà không làm suy yếu và ảnh huởng tới các giải pháp sinh kế của những người khác.

Để đảm bảo sinh kế bền vững, một cộng đồng, một hộ gia đình, một cá nhân cần có năm tài sản (vốn) gồm:

- Vốn tự nhiên: Vốn tự nhiên là tất cả những nguyên vật liệu tự nhiên để tạo dựng sinh kế như đất đai, rừng, nước và đồng cỏ. Khung sinh kế bền vững coi đất đai là một tài sản tự nhiên rất quan trọng đối với sinh kế nông thôn. Đất đai đóng một vị trí

quan trọng về nhiều mặt và tạo cơ sở để người nông dân tiếp cận các loại tài sản khác và sự lựa chọn những sinh kế thay thế.

- Vốn con người: Nguồn vốn con người biểu hiện gồm kỹ năng, kiến thức, khả năng lao động và sức khoẻ của con người. Các yếu tố này giúp cho con người có thể theo đuổi những chiến lược tìm kiếm thu nhập khác nhau và đạt những mục tiêu sinh kế của họ. Ở mức độ gia đình, nguồn vốn con người được coi là số lượng và chất lượng lao động hiện có. Vốn con người là một yếu tố cấu thành nên kế sinh nhai. Nó được coi là nền tảng hay phương tiện để đạt được mục tiêu thu nhập. Cải thiện phương thức tiếp cận với giáo dục, thông tin, công nghệ, nâng cao dinh dưỡng và sức khoẻ sẽ góp phần làm phát triển nguồn vốn con người.

- Vốn xã hội: Quan hệ họ hàng, bạn bè, xã hội kể cả các mối quan hệ với cơ quan, tổ chức mà một người có thể dựa vào đó để mở rộng các giải pháp sinh kế. Nguồn vốn xã hội được xem xét trong khung sinh kế bền vững đó là những nguồn lực xã hội dựa trên những gì mà con người đã đặt ra để theo đuổi mục tiêu sinh kế của mình.

- Vốn tài chính: Vốn tài chính biểu thị các nguồn lực tài chính mà con người sử dụng để đạt được mục tiêu sinh kế của mình như tiền mặt từ thu nhập hay tiền tiết kiệm có thể sử dụng làm vốn luân chuyển. Có hai nguồn vốn tài chính chủ yếu: là vốn sẵn có và dòng tiền vào thường xuyên.

- Vốn vật chất: Gồm tài sản tư nhân như gia súc hay công cụ canh tác nhằm hỗ trợ sinh kế để sản xuất hiệu quả hơn, tài sản công cộng như đường sá, cơ sở hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện...cơ sở hạ tầng là môi trường vật chất giúp con người tiếp nhận được với nhu cầu thiết yếu của họ và đạt năng suất cao hơn. Những yếu tố của cơ sở hạ tầng thường có ý nghĩa cho sinh kế bền vững: Vận chuyển, nơi cư trú, cấp và thoát nước, cung cấp năng lượng và tiếp cận thông tin.

Những tài sản sinh kế có mối quan hệ với nhau theo nhiều cách khác nhau, là phương tiện tạo ra sinh kế tích cực. Việc sở hữu một loại tài sản giúp người dân từ đó có thể tạo thêm các loại tài sản khác. Ví dụ: người dân dùng tiền (nguồn vốn tài chính) để mua sắm vật dụng sản xuất và tiêu dùng (nguồn vốn vật chất) .

Như vậy, sau khi bị thu hồi đất với số tiền được Nhà nước đền bù, người dân dùng để tạo nghề mới, xây dựng nơi cư trú mới,… và đã làm cho cuộc sống của họ thay đổi

dần với một nguồn thu nhập mới. Khi chuyển đổi sang các ngành nghề công nghiệp và dịch vụ, nhìn chung thu nhập của người dân được tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, vì chịu sự tác động của nhiều yếu tố đã làm cho tốc độ tăng của mỗi cá nhân, mỗi nhóm xã hội, mỗi nghề nghiệp rất khác nhau. Sự phân hoá giàu nghèo ngày càng tăng rõ rệt.

Quá trình đô thị hoá cùng với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, sự cạnh tranh về lao động và việc làm xảy ra khiến cho thu nhập người lao động đi về hai hướng. Một là nhóm cần việc làm phải chịu mức lương thấp. Một nhóm khác do cạnh tranh thu hút từ chủ sử dụng lao động, hay nói cách khác, doanh nghiệp cần họ, đã đẩy mức lương tăng cao. Dẫn đến có một thực tế là thu nhập của nhóm cao tăng rất nhanh, trong khi nhóm thu nhập trung bình và thấp thì ít tăng và tăng chậm.

Quá trình đô thị hóa không những ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước mà còn làm thay đổi cuộc sống của một bộ phận lớn dân cư nông thôn về lao động, việc làm, thu nhập. Quá trình đô thị hóa gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất, khi đó một lượng lớn đất nông nghiệp sẽ được sử dụng vào việc xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ở một số dự án tại địa bàn thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an (Trang 76 - 78)