* Tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trên địa bàn thị xã Cửa Lò giai đoạn 2011 - 2013 là 14,0 %. Khu vực dịch vụ luôn luôn đóng vai trò chủ đạo của kinh tế thị xã,
vì vậy phát triển kinh tế luôn đi kèm với phát triển các ngành du lịch, dịch vụ là chủ trương hàng đầu của tỉnh cũng như thị xã Cửa Lò.
* Cơ cấu kinh tế của địa phương
Cơ cấu kinh tế Cửa Lò đã chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng các ngành nông - lâm – thủy sản, tăng tỷ trọng khu vực phi NN. Tuy nhiên, 5 năm đầu sau khi được thành lập, kinh tế thị xã vẫn thiên về sản xuất nông - lâm – thủy sản nên tỷ trọng của khu vực này liên tục duy trì ở mức 23 - 24%. Từ năm 2010 bắt đầu giảm dần do sự phát triển lấn lướt của khu vực công nghiệp và dịch vụ, năm 2011 tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp chỉ còn 8,1%, năm 2013 chỉ còn 6,17 %. Thay vào đó là tỷ trọng ngành dịch vụ du lịch tăng mạnh 61,79 %.
Hình 2.2: Cơ cấu kinh tế thị xã Cửa Lò 2011 – 2013
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch thị xã Cửa Lò
Khu vực kinh tế nông nghiệp
Từ sau khi thành lập Thị xã, tuy nhịp độ tăng trưởng không cao nhưng các ngành nông - lâm – thủy sản vẫn duy trì được vai trò của mình trong nền sản xuất xã hội của Thị xã. Giá trị sản xuất tăng từ 74,4 tỷ năm 2006, năm 2011 đạt 133,3 tỷ đến 2013 đạt 257,5 tỷ đồng. Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2013 của ngành kinh tế nông nghiệp đạt 14,3 %. Về dài hạn, đây là nhịp độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn hiện nay, song nó cũng phản ánh giới hạn trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp ở Cửa Lò cần được đầu tư, chuyển đổi sản xuất, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng trong
Khu vực kinh tế công nghiệp
Các ngành công nghiệp và xây dựng tăng trưởng nhanh. Giá trị sản xuất công nghiệp, TTCN tăng từ 82,2 tỷ đồng năm 2006, 747 tỷ đồng năm 2011 và đến năm 2013 đạt 873,2 tỷ đồng. Nhờ chú trọng khôi phục một số nghề truyền thống như chế biến thủy sản, kho đông lạnh, đóng sửa chữa tàu thuyền, mộc dân dụng...và tích cực du nhập các nghề mới nên công nghiệp - TTCN ngoài quốc doanh phát triển khá nhanh về tốc độ và tỷ trọng trong công nghiệp Thị xã.
Với xu thế tăng trưởng cao dần và cao hơn khu vực dịch vụ, tỷ lệ đóng góp của khu vực công nghiệp - xây dựng vào tăng trưởng kinh tế chung chắc chắn sẽ ngày càng cao hơn. Ngành xây dựng trong những năm qua có bước phát triển khá, giá trị sản xuất năm 2013 đạt 965 tỷ đồng, chiếm 52,5 % tổng giá trị sản xuất của khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng.
Nhìn chung, mặc dù vốn đầu tư xây dựng cơ bản lớn nhưng tiến độ thực hiện vẫn còn chậm. So với yêu cầu, ngoài những khó khăn vướng mắc trong bồi thường, GPMB và TĐC, còn có những nguyên nhân chủ quan, khách quan chi phối là các chủ đầu tư và các đơn vị điều hành dự án có sự phối hợp chưa chặt chẽ, giá sắt thép, xăng dầu và một số vật liệu xây dựng tăng cao, ... nên đã xuất hiện tình trạng giãn tiến độ thi công.
Khu vực kinh tế dịch vụ
Khu vực dịch vụ đã có bước phát triển vượt bậc, trong đó nổi bật là các loại dịch vụ du lịch, thương mại và dịch vụ sửa chữa tàu thuyền phục vụ nghề cá. Giá trị sản xuất của ngành dịch vụ năm 2013 đạt 1781,4 tỷ đồng. Trong đó, các ngành thương mại, dịch vụ du lich giữ vai trò chủ yếu, tỷ trọng những ngành này chiếm 62% trong cơ cấu ngành kinh tế. Số lượng các sở hoạt động dịch vụ, du lịch tăng nhanh. Số lượng khách sạn tăng mạnh từ 150 cơ sở năm 2005 lên 220 cơ sở năm 2011, đến năm 2013 có 246 cơ sở lưu trú có khả năng phục vụ 18.000 khách lưu trú/ngày đêm.
Các loại dịch vụ như bưu chính viễn thông, tài chính tín dụng phát triển mạnh đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về thông tin liên lạc vốn cho nhu cầu phát triển sản xuất các tổ chức kinh tế, nhân dân. Lực lượng lao động tham gia trong ngành dịch vụ cũng tăng nhanh đặc biệt là ngành thương mại, du lịch.