Nhằm tạo ra sức mạnh trong công tác bồi thường GPMB, chủ dự án cần nghiên cứu kỹ các văn bản pháp quy của Nhà nước, phối hợp chặt chẽ với Hội đồng GPMB của quận, huyện để cung cấp và giải thích các chính sách, chế độ của Nhà nước bảo vệ quyền lợi của người bị thu hồi đất và chủ dự án. Qúa trình GPMB phải tập trung được sức mạnh tổng hợp từ cơ sở, trong đó có sự tham gia của chính quyền, phường, xã, các tổ chức Đảng, MTTQ, phụ nữ, các cơ quan thông tin đại chúng, các cơ quan chuyên môn của quận và sự hỗ trợ của Hội đồng thẩm định.
Hội đồng GPMB cần tiến hành các bước sau:
Bước 1: Tổ chức lực lượng
Thành lập hội đồng bồi thường bao gồm đầy đủ các thành phần có liên quan, được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bước 2: Tổ chức thực hiện nhiệm vụ
Thực hiện dân chủ, công khai, trên cơ sở phát huy dân chủ ở cơ sở. Tuyên truyền để các hộ dân bị thu hồi đất hiểu rõ chủ trương, chính sách hiện hành của Nhà nước về bồi thường GPMB. Thông báo công khai trình tự các bước tiến hành của Hội
tài sản, về người có công với cách mạng, về hộ khẩu, phối hợp đo đạc diện tích đất, kê khai tài sản chính xác, đúng, đủ, có chữ ký xác nhận của chủ sử dụng đất.
Bước 3: Lập phương án bồi thường.
Bảo đảm quyền lợi và ổn định đời sống cho các hộ dân bị thu hồi đất, trong đó có: bồi thường di chuyển sau khi giải quyết phần cứng (đúng với chính sách, chế độ) hội đồng bồi thường xem xét thực tế để kiến nghị vận dụng chính sách nhằm hỗ trợ cho người bị thu hồi đất trong phạm vi quy định, tháo gỡ những khó khăn cho người dân phải di chuyển và đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung qua thực tế tổ chức thực hiện.
Ở khu tái định cư, đây là một vấn đề mà từ trước đến nay còn thiếu quan tâm về các mặt, vì vậy cần quan tâm đúng mức để xây dựng nhanh khu tái định cư, vì đây là một bộ phận quan trọng, không thể tách rời trong công tác GPMB. Khi di chuyển dân đến khu tái định cư, các ngành chức năng cần tạo điều kiện giúp các hộ gia đình hoàn tất những thủ tục hành chính như chuyển hộ khẩu, chuyển trường học….
Bước 4: Thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường.
Hội đồng thẩm định tỉnh là cơ quan giúp việc của Nhà nước trong việc xem xét quyền lợi của người bị thu hồi đất và chủ dự án trước khi Nhà nước ký các quyết định phê duyệt phương án bồi thường để tổ chức thực hiện. Nếu các khâu ở cơ sở đã làm chuẩn mực thì việc thẩm định lại chỉ còn là thủ tục hành chính.
Bước 5: Thực hiện bồi thường GPMB.
Sau khi có quyết định phê duyệt phương án bồi thường của cấp có thẩm quyền, hội đồng bồi thường phải tổ chức thông báo công khai đến từng hộ dân kế hoạch thực hiện. Các hộ dân xem xét kết quả tính toán có quyền kiến nghị được bổ sung, sửa đổi nếu phát hiện sai sót. Khi đã chấp nhận phương án, các hộ phải đăng ký thời gian nhận tiền bồi thường, thời gian chuyển giao mặt bằng, nhận đất tái định cư, nhà mua, nhà thuê (nếu có) Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng bổ sung những sai sót khi lập phương án bồi thường để trình phê duyệt bổ sung.
Bước 6: Tuân thủ và thực thi pháp luật.
Sau khi tuyên truyền, vận động thấu tình đạt lý vẫn còn các đối tượng chây ỳ gây khó khăn thì tiến hành tổ chức cưỡng chế thể hiện hiệu lực của pháp luật.
Tổ chức GPMB, vấn đề bức xúc liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân, đơn vị, cơ quan… bị thu hồi đất, liên quan đến quyền lợi, lợi ích lâu dài của cộng
đồng, của các thế hệ hôm nay và mai sau. Vì vậy, đây không phải là công việc của một tổ chức, một cá nhân đơn phương áp đặt chế độ, chính sách… bồi thường mà là chính sách của Nhà nước thông qua Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng, hội đồng thẩm định để đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi và cả chủ dự án.