Chỉ đạo UBND thị xã trên cơ sở quy hoạch chi tiết đã được UBND tỉnh phê duyệt, chủ động xác định quỹ đất và lập dự án xây dựng khu tái định cư phục vụ di dân GPMB các dự án trên địa bàn ở các quận không còn quỹ đất thì phối hợp với các huyện khác để triển khai.
Công tác chuẩn bị quỹ đất, quỹ nhà tái định cư phải đi trước một bước, đảm bảo đầy đủ các điều kiện để lập khu tái định cư có diện tích ở và điều kiện hạ tầng kỹ thuật bằng hoặc hơn nơi ở cũ. Các khu tái định cư phải gắn liền với khu đô thị mới, có hệ thống hạ tầng đồng bộ, tạo điều kiện hoà nhập với chính sách giữa các bộ phận dân cư.
Tổ chức tái định cư bằng nhiều hình thức khác nhau: giao đất, bán nhà, cho thuê nhà, bồi thường bằng tiền cho dân tự lo nơi ở mới, tái định cư tập trung hoặc phân tán, cho phù hợp với tập quán của nhân dân từng khu vực, đồng thời phải phân loại đối tượng di dân là nông dân và các đối tượng làm nghề khác để có đối sách phù hợp.
Cần nâng cao chất lượng các khu tái định cư về mọi mặt như mức độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội.
Ngân sách tỉnh bố trí ứng vốn để xây dựng nhà ở, xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư để chủ động phục vụ công tác GPMB cho năm 2015 và các năm tiếp theo. Các chủ đầu tư có trách nhiệm chủ động tạo quỹ đất, nhà phục vụ tái định cư cho các dự án của mình, nếu không chủ động được phải lập kế hoạch báo cáo UBND tỉnh để bố trí và có trách nhiệm hoàn trả ngân sách phần kinh phí đã đầu tư xây dựng theo quy định của thành phố.
Áp dụng rộng rãi phương thức đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư theo phương thức đặt hàng, chìa khoá trao tay phục vụ GPMB.
Tóm lược Chương 3
Nội dung chương 3 nêu một số giải pháp áp dụng trong công tác bồi thường GPMB như: Xây dựng chính sách liên quan đến thu hồi đất, hoàn thiện chính sách đền bù khi thu hồi đất sản xuất nông nghiệp và tái định cư ở nông thôn, chính sách và quy hoạch sử dụng đất một cách hợp lý, cần có điều tra, khảo sát trước khi phê duyệt dự án đầu tư cần thu hồi đất, định hướng về đổi mới phương thức đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và quan điểm của chính quyền thị xã Cửa Lò nói riêng.
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu tình hình thực tế của công tác đền bù giải phóng mặt bằng trên địa bàn thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An, tôi nhận thấy công tác bồi thường GOMB đã đạt được những kết quả khả quan tạo điều kiện thuận lợi cho tiến độ thực hiện các dự án đầu tư phát triển trên địa bàn thị xã góp phần đưa thị xã ngày càng phát triển bền vững và hướng tới đô thị du lịch biển trong tương lai.
Đạt được những kết quả khả quan như thế, trước hết là do sự cố gắng của các cấp các ngành có liên quan đến công tác này, nhờ sự chỉ đạo của UBND thị xã, lãnh đạo chỉ đạo của tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Sở Tài nguyện môi trường…. Bên cạnh đó phải kể đến những chính sách mà chính phủ mới ban hành có liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng(NĐ 69, NĐ 22,QĐ 10..)
Bồi thường giải phóng mặt bằng là công việc đầu tiên và cũng là khâu khó nhất của chủ dự án trong quá trình thực hiện đầu tư. Giải phóng mặt bằng đồng nghĩa với việc giải quyết mâu thuẫn giữa quyền lợi của một hoặc nhiều hộ dân, của một hay nhiều đơn vị …bị thu hồi đất để phục vụ lợi ích phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của đất nước. Mặt khác công tác bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng liên quan đến việc quản lý đất đai, hộ khẩu và các quy định khác…mà nhiều năm qua, trong quá trình đổi mới, chuyển đổi còn có nơi,có chỗ chưa quản lý chặt chẽ và chưa có điều luật rõ ràng. Vì thế, khi lập phương án đền bù theo chính sách còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc. Do đó, việc giải phóng mặt bằng vẫn còn rất chậm, từ đó gây khó khăn cho công tác triển khai thi công xây dựng các công trình, ảnh hưởng đến quy hoạch, làm ách tắc giao thông, tác động đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, làm chậm bước tiến của tỉnh nhà. Hơn nữa công tác này còn chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố như: các chính sách của Nhà nước về bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng, quy hoặch, kế hoạch sử dụng đất đai, xây dựng phát triển nhà ở,công tác giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở, nguồn vốn để thực hiện.
Như vậy, việc giải quyết những vấn đề tồn tại và vướng mắc trong công tác đền bù thiệt hại GPMB ở nước ta nói chung và thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An nói riêng là công việc hết sức cần thiết của Đảng và Nhà nước ta cùng các cấp các ngành có liên quan nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình Đô thị hoá đang diễn ra ngày càng mạnh ở nước ta. Đồng thời đảm bảo quyền lợi cho người bị thu hồi đất
tiến trình thực hiện dự án đầu tư, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, Nhà nước và chủ đầu tư, chúng tôi xin kiến nghị:
- Cần đặc biệt quan tâm đến công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quản lý, chỉnh lý biến động và cập nhật hệ thống hồ sơ địa; Vấn đề xây dựng giá đất, nhất là giá đất nông nghiệp đúng với khả năng sinh lợi của đất và giá chuyển nhượng trên thị trường.
- Đề nghị xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành nghề, hệ thống đào tạo, dạy nghề chung cho địa phương mà trọng tâm là lực lượng lao động nông nghiệp bị thu hồi đất phải chuyển đổi nghề nghiệp.
- Đề nghị nâng mức hỗ trợ di chuyển, ổn định đời sống, ổn định việc làm cho người bị thu hồi đất để chính sách hỗ trợ phát huy hiệu quả. Cần quan tâm những lao động trên 35 tuổi không có việc làm, khẩu không có khả năng lao động; hộ gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Bộ Tài Chính (2004), Thông tư số 116/2004/TT - BTC ngày 07 tháng 12 năm
2004 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ - CP
ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước
thu hồi đất
2. Bộ Tài Chính (2006), Thông tư số 69/2006/TT - BTC ngày 02 tháng 8 năm 2006
của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 116/2004/TT - BTC ngày 07 tháng
12 năm 2004 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ -
CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước
thu hồi đất.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), Báo cáo kiểm tra thi hành Luật đất đai, Hà Nội.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), Hội nghị kiểm điểm công tác quản lý nhà
nước về Tài nguyên và Môi trường 27/02/2007, Hà Nội.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Thông tư số 08/2007/TT - BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và môi trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
6. Bộ Tài nguyên và môi trường (2009), Thông tư số 14/2009/TT - BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và môi trườngquy định chi tiết về bồi thường, hỗ
trợ, TĐC và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất.
7. Lê Thanh Bồn (2006), Giáo Trình thổ nhưỡng học, Nhà xuất bản Nông nghiệp. 8. Care Quốc tế tại Việt Nam - Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
(2005), Quản lý và sử dụng đất đai ở nông thôn Miền Bắc nước ta, Nhà xuất bản Lao động - xã hội.
9. Ngô Đức Cát (2000), Kinh tế tài nguyên đất, Nhà xuất bản Nông nghiệp. 10. Chính phủ (2004), Nghị định 181/2004/NĐ - CP về thi hành Luật đất đai.
11. Chính phủ (2004), Nghị định số 197/2004/NĐ - CP ngày 03/12/2004 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
12. Chính phủ (2007), Nghị định 84/2007/NĐ - CP quy định bổ sung về việc cấp
13. Chính phủ (2009), Nghị định số 69/2009/NĐ - CP ngày 13/8/2009 quy định
bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư.
14. Trần Văn Chử, Trần Ngọc Hiên (1998), Đô thị hóa và chính sách phát triển đô thị trong
công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 15. Huỳnh Văn Chương (2010), Bàn luận về khái niệm đất và quản lý đất đai. Nhà
xuất bản Nông Nghiệp
16. Trần Thị Thu Hà (2002), Bài giảng Đánh giá đất, Trường Đại học Nông - Lâm Huế.
17. Ngô Hữu Hoạnh (2010), Ảnh hưởng của chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất
phi nông nghiệp đến sinh kế người dân tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sỹ Nông nghiệp, Đại học Nông - Lâm Huế.
18. TS Nguyễn Sỹ Cường và TS. Vũ Trọng Hòa (2014) Bài giảng môn học chính sách công
19. Quốc hội (2003), Luật đất đai 2003, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
20. Quốc hội (2001), Luật sửa đồi, bổ sung một số điều của Luật đất đai, Nhà xuất bản Bản đồ, Hà Nội.
21. Đoàn Công Quỳ (2006), Giáo trình quy hoạch sử dụng đất, NXB Nông nghiệp. 22. Đinh Đức Thuận (2005), “Lâm nghiệp, giảm nghèo và sinh kế nông thôn Việt
Nam”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chương trình hỗ trợ Ngành lâm nghiệp và đối tác.
23. Nguyễn Tiệp (4/2008), “Việc làm cho người lao động trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất”, Tạp chí Cộng sản số 786.
24. Trung tâm Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam - Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998),
Đại từ điển Tiếng việt, Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin, Hà Nội. 25. UBND thị xã Cửa Lò (2013), Niên giám thống kê.
26. UBND thị xã Của Lò (2013), Báo cáo 3 năm thực hiện công tác Bồi thường giải
phóng mặt bằng.
27. UBND tỉnh Nghệ An (2008), Quyết định số 03/2008/QĐ - UBND ngày 8/1/2008 của UBND tỉnh Nghệ An về việc quy định đơn giá bồi thường nhà cửa các công
28. UBND tỉnh Nghệ An (2010), Quyết định số 04/2010/QĐ - UBND ngày 19/01/2010 của UBND tỉnh Nghệ An về việc quy định bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư khi nhà nước thu hồi đất.
29. UBND tỉnh Nghệ An (2009), Quyết định số 102/2009/QĐ - UBND ngày 04/11/2009 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành đơn giá bồi thường cây
trồng, hoa màu trên địa bản tỉnh Nghệ An.
30. UBND tỉnh Nghệ An (2009), Quyết định số 125/2009/QĐ - UBND ngày 31/12/2009 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành Bảng giá các loại đất trên
địa bàn thị xã Cửa Lò.
31. UBND tỉnh Nghệ An (2007), Quyết định số 147/2007/QĐ - UBND ngày 19/12/2007 về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
32. UBND tỉnh Nghệ An (2007), Quyết định số 151/2007/QĐ - UBND ngày 24/12/2007 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành Bảng giá các loại đất trên
địa bàn thị xã Cửa Lò.
33. UBND tỉnh Nghệ An (2005, 2007), Quyết định số 294/2005/QĐ - UBND ngày 31/8/2005 và Quyết định số 3466/2007/QĐ - UBND ngày 07/9/2007 của UBND
tỉnh Nghệ An về việc ban hành đơn giá bồi thường cây cối, hoa màu, mồ mả và chính sách hỗ trợ áp dụng trên địa bàn thị xã Cửa Lò.
34. UBND tỉnh Nghệ An (2006), Quyết định số 72/2006/QĐ - UBND ngày 31/7/2006 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 74/2005/QĐ - UBND ngày 31/8/2005 của UBND tỉnh Nghệ An ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
35. UBND tỉnh Nghệ An (2005), Quyết định số 74/2005/QĐ - UBND ngày 31/8/2005 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An. .
36. Viện Nghiên cứu Địa chính (2008), Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài Điều tra
nghiên cứu xã hội học về chính sách đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư, Hà Nội.
37. Vụ công tác lập pháp (2001), Những văn bản Quản lý và sử dụng đất, NXB Xây dựng. 38. Vụ công tác lập pháp (2003), Những sửa đổi cơ bản của Luật đất đai năm2003,
Tiếng Anh
39. Andrew Barnett (2005), The Sustainable Livelihoods Framework, energy.
40. DFID (1999), Sustainable livelihoods guidance sheets.
41. Nguyen Van Suu (2009), “Industrialization and Urbanization in Vietnam: How Appropriation of Agricultural Land Use Rights Transformed Farmers’ Livelihoods in a Peri-Urban Hanoi Village”, Final Report of an East Asian Development Network (EADN) Individual Research Grant Project, EADN Working paper No.38.
42. Tim Hanstad, Robin Nielsen and Jennifer Brown (2004), Land and livelihoods “Making land rights real for India’s rural poor”, Food and Agriculture Organization of Tthe United Nations (FAO).
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. BẢN CÂU HỎI Kính chào Quý Anh (Chị)/Ông (Bà) !
Tôi tên là Phạm Thị Dung, hiện đang nghiên cứu đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, GPMB ở một số dự án tại địa bàn thị xã Cửa lò, tỉnh Nghệ An”. Tôi kính mong Ông Bà vui lòng trả lời các câu hỏi trong bản hỏi dưới đây nhằm giúp tôi có thêm thông tin hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Tôi xin cam đoan là những thông tin mà Ông Bà cung cấp sẽ chỉ để phục vụ cho nghiên cứu, không nhằm mục đích nào khác.
Xin chân thành cảm ơn Quý Ông Bà !
---
Câu 1: Thông tin về hộ gia đình
1. Tên chủ hộ:... .... 2. Địa chỉ:... .... 3. Số nhân khẩu trong gia đình : ………người
Nam: …… người; Nữ: ... người 4. Trình độ học vấn:
- Sau đại học: …….. người
- Đại học, cao đẳng và trung cấp : ..…… người
- Cấp 3 (PTTH): ..…… người
- Cấp 2 (PTCS): ..…… người
- Cấp 1 (TH): ..…… người
- Không đi học/Chưa đi học/Không biết : .…… .người 5. Số lao động (có thu nhập), nghề nghiệp:
Số lao động, nghề nghiệp Lao động
Trước khi thu hồi đất Sau khi thu hồi đất Tổng số lao động (người)
- Tuổi từ 15-18
- Tuổi từ 18 đến 35 (nữ), 40 (nam) - Tuổi > 35(nữ), > 40(nam)
Câu 2. Xin ông bà cho biết gia đình có nằm trong dự án thu hồi đất của thị xã không? Diện tích thu hồi đất /tổng diện tích của gia đình là bao nhiêu?
Có Không
Diện tích bị thu hồi...m2/ Tổng diện tích...m2