Địa hình, địa mạo

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ở một số dự án tại địa bàn thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an (Trang 52)

Cửa Lò thuộc đồng bằng ven biển, địa hình khá đa dạng, có hướng dốc từ Tây sang Đông. Về tổng thể, có thể chia Cửa Lò thành 2 vùng: Vùng bán sơn địa phía Tây và Tây Bắc (khu vực núi Gươm và núi Lô Sơn), vùng đồng bằng ven biển thuộc Đông Nam và trung tâm Thị xã, đây là khu vực thuận lợi cho phát triển NN và du lịch.

Bờ biển dài, thoải (từ độ sâu 40 m trở vào), ngoài khơi là quần thể các đảo nhỏ, trong đó có hai đảo lớn là Đảo Ngư và Đảo Mắt. Đảo Ngư cách bờ 4 km, có diện tích khoảng 156 ha với độ sâu từ 8m đến 12 m. Đảo Ngư có 2 đỉnh núi thấp cao 133 m và 88 m, phong cảnh đẹp có thể trở thành một quần thể du lịch hấp dẫn. Đảo Mắt có diện tích khoảng 300 ha hay còn gọi là núi Quỳnh Nhai cao 218 m, cách bờ biển Cửa Lò 18 km, biển xung quanh đảo có độ sâu trung bình 24m. Diện tích rừng trên đảo còn khá lớn, có nhiều loại động, thực vật như các loài chim biển, khỉ, dê, lợn rừng… Cùng với truyền thuyết nàng Tố Nương, Đảo Mắt là một điểm du lịch sinh thái lý tưởng, có thể thu hút nhiều khách đến thăm quan, nghỉ dưỡng.

Biển, Đảo Cửa Lò ngoài ý nghĩa về quốc phòng còn có ý nghĩa lớn về kinh tế, đặc biệt là du lịch. Bãi biển nông, cát mịn, trắng, nước biển trong xanh, có độ mặn thích hợp, môi trường khí hậu sạch, kết hợp cảnh quan thiên nhiên ven biển như cây xanh, thảm cỏ, núi non, hang động, có đảo gần bờ, tất cả đã tạo cho Cửa Lò lợi thế về phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ở một số dự án tại địa bàn thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an (Trang 52)