Kỹ năng làm việc nhóm

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng mềm cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp qua dạy học văn học nước ngoài (Trang 32 - 34)

c) Kỹ năng thuyết phục

2.1.2.2. Kỹ năng làm việc nhóm

Trong cuộc sống, bạn không thể chắc chắn rằng bạn có thể làm tất cả mọi việc, nhưng khi có sự hỗ trợ từ những người xung quanh, công việc đơn giản đi rất nhiều. Dân gian đã có câu rằng: Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao hayngười Nhật cũng có cách ví rất hay như mỗi người là một viên ngọc, nếu kết hợp lại chúng sẽ thành một vương miện. Điều này nói về sức mạnh của tập thể. Đây cũng là lý do mà rất nhiều công ty hiện nay, đặc biệt là các công ty nước ngoài yêu cầu ứng viên phải có khả năng làm việc theo nhóm. Các chuyên gia kinh tế đã dự báo rằng thế kỷ XXI sẽ là

thế kỷ làm việc theo nhóm. Vậy nhóm là gì ? Nhóm có vai trò và hình thành, phát triển ra sao ? Người có kỹ năng làm việc nhóm có những biểu hiện nào?

Nhóm không đơn giản chỉ là một tập hợp nhiều người làm việc cùng nhau hoặc làm việc dưới sự chỉ đạo của một nhà quản lý mà nhóm là một tập hợp những cá nhân có các kỹ năng bổ sung cho nhau và cùng cam kết chịu trách nhiệm thực hiện một mục tiêu chung. Vậy kỹ năng làm việc nhóm là “khả năng mỗi thành viên biết chia sẽ trách nhiệm, biết cam kết và cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm.”[50,25]. Để hình thành nhóm cần hội đủ những yếu tố sau:

Tương tác: Các nhóm viên có mối quan hệ giao tiếp qua lời nói, cử chỉ, chữ viết… Sự tương tác này phải xảy ra hai chiều.

Chia sẻ các mục tiêu: Những cá nhân này có thể gần nhau trong không gian, nhưng mỗi người có mục đích riêng và không có quan hệ hỗ tương.

Mục đích chung: Họ trở thành một nhóm khi các mục đích riêng gặp nhau và thực hiện mục đích chung của nhóm. Giữa họ có mối quan hệ hỗ tương. Ai không tham gia là người ngoài nhóm.

Hệ thống các quy tắc: Những quy tắc này có thể được thông báo, xác định một cách chính thức, có khi được nhóm viên mặc nhiên chấp nhận không cần chính thức. Chúng có thể được áp đặt từ bên ngoài hay phát triển nội bộ trong nhóm.

Vai trò: Mỗi thành viên trong nhóm đều giữ một vai trò nhất định nào đó để hoàn thành mục tiêu của nhóm. Đồng thời mỗi thành viên tự củng cố vai trò của mình để theo đuổi mục tiêu của nhóm.

Người có kỹ năng làm việc nhóm có những biểu hiện sau:

− Tôn trọng mục đích, mục tiêu hoạt động chung của nhóm; Tôn trọng những quyết định chung, những điều đã cam kết .

− Biết giao tiếp hiệu quả, tôn trọng, đoàn kết và cảm thông, chia sẽ với các thành viên khác trong nhóm

− Biết bày tỏ ý kiến, tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm, biết lắng nghe, tôn trọng, xem xét các ý kiến, quan điểm của mọi người trong nhóm .

− Nỗ lực phát huy năng lực, sở trường của bản thân để hoàn thành tốt nhiệm vụ đã được phân công; đồng thời biết hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên khác trong quá trình hoạt động .

− Biết cùng cả nhóm đồng cam cộng khổ vượt qua những khó khăn vướng mắc để hoàn thành mục đích, mục tiêu hoạt động chung.

− Có trách nhiệm về những thành công hay thất bại của nhóm, về những sản phẩm tạo ra.

Tóm lại, những người có kỹ năng làm việc nhóm có vai trò rất quan trọng trong việc đem lại chất lượng và hiệu quả cho công việc chung, đồng thời còn giúp cá nhân sống hài hòa và tránh xung đột với người khác.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng mềm cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp qua dạy học văn học nước ngoài (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w