Một số phương pháp rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh TCCN qua dạy học VHNN

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng mềm cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp qua dạy học văn học nước ngoài (Trang 47 - 49)

c) Kỹ năng thuyết phục

2.3.2. Một số phương pháp rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh TCCN qua dạy học VHNN

TCCN qua dạy học VHNN

Phương pháp rèn luyện kỹ năng mềm trong dạy, học VHNN không tách rời PPDH nói chung, trong đó có dạy học Ngữ văn. Tuy nhiên, do đặc điểm và lợi thế riêng, việc rèn luyện kỹ năng mềm qua dạy học VHNN ở trường TCCN có những khác biệt nhất định so với dạy, học văn nói chung. Trong bảy phương pháp dạy học nói chung (phương pháp nêu vấn đề; Phương pháp vấn đáp, đàm thoại; Phương pháp thuyết trình; Phương pháp thảo luận nhóm; Phương pháp kiểm tra đánh giá; Tổ chức ngoại khóa văn học nước ngoài;Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học văn học nước ngoài), chúng tôi lựa chọn, lồng ghép trình bày một số phương pháp rèn luyện kỹ năng chủ yếu sau.

2.3.2.1.Phương pháp nêu vấn đề

Nêu vấn đề là “một phương thức dạy học, trong đó giáo viên nêu lên nghi vấn đề hướng suy nghĩ tích cực, có định hướng của học sinh nhằm tạo nên tình huống có vấn đề.”[4,91]. Nêu vấn đề có tác dụng thắc mắc, gợi suy nghĩ, tập trung sự chú ý, đánh giá phản hồi và tổ chức học tập. Khi ứng dụng kỹ năng nêu vấn đề phải tôn trọng tính mục đích, tính gợi mở, tính xác định, tính thích ứng và tính phổ cập. Vì vậy, nêu vấn đề có vị trí quan trọng việc giảng dạy môn ngữ văn nói chung và phân môn VHNN nói riêng

Bản chất của dạy học nêu vấn đề là “một kiểu dạy học trong đó người thầy giáo đưa học sinh vào tình huống có vần đề, giúp họ tự lực và sáng tạo giải quyết các vấn đề đặt ra, qua đó mà nắm được tri thức mới hoặc cách thức hành động mới; đồng thời phát triển được tính tích cực sáng tạo.”[2,55]. Như vậy, trong dạy học nêu vấn đề, giáo viên không cung cấp cho học sinh những tri thức có sẵn mà nêu ra cho học sinh một số vấn đề cần giải quyết, và tạo ra những điều kiện giúp cho học sinh tự lực giải quyết trên cơ sở những mối liên hệ giữa cái đã cho và cái cần biết, giữa điều đã biết và điều chưa biết.

Để có thể hiểu rõ hơn bản chất của phương pháp dạy học nêu vấn đề, chúng ta cần tìm hiểu vấn đề, và tình huống có vấn đề là gì? Theo Từ điển Học sinh, vấn đề là “điều, việc đã được đặt ra và cần phải nghiên cứu, giải quyết”[33,672]. Tình huống có vần đề là “trạng thái tâm lý trong đó học sinh nhận thức được vấn đề, mong muốn giải quyết vấn đề, và có khả năng giải quyết vấn đề với một sự nỗ lực nhất định”[2,56]. Lúc này học sinh xem mâu thuẫn khách quan như một mâu thuẫn nội tại và chủ quan của bản thân, do đó có hứng thú cao và lòng ham muốn mạnh mẽ giải quyết mâu thuẫn. Giáo viên đưa học sinh vào tình huống có vấn đề là nét đặc trưng của kiểu dạy học này. Ở đây điều mấu chốt là làm thế nào để đưa vấn đề học tập ra dưới dạng một mâu thuẫn và làm cho học sinh chấp nhận mâu thuẫn đó một cách tự giác. Muốn thế, mâu thuẫn đó phải vừa sức học sinh và phải do logic của quá trình dạy học dẫn đến một cách tự nhiên. Tình huống có vấn đề có thể xuất hiện khi có mâu thuẫn, va chạm giữa lý thuyết này với lý thuyết nọ, giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa thực tiễn nơi này và thực tiễn nơi khác. Mâu thuẫn đó có thể là một nghịch lý, một sự kiện bất ngờ, một phương án phải lựa chọn trong nhiều phương án.

Từ cách hiểu ấy, có thể thấy trong một bài dạy, học VHNN có nhiều tình huống có vấn đề, mà trước hết là những khác biệt nhất định giữa văn bản nguyên tác và văn bản dịch. Nắm rõ điều này, giáo viên sẽ lựa chọn cách nêu vấn đề phù hợp với từng loại văn bản (thơ, văn xuôi, kịch), từ đó định hướng cho các em phát hiện những khác biệt theo nhiều mức độ, từ hình thức văn bản đến nội dung ý nghĩa. Chẳng hạn, khi dạy, học bài thơ Tôi yêu em của A.X. Pu-skin, việc đầu tiên giáo viên cần làm là hướng dẫn các em tìm hiểu, so sánh phát hiện sự khác biệt giữa hai bản dịch thơ và dịch nghĩa. Từ đó, hướng dẫn các em bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình trong cách hiểu một số vấn đề, như: tên bài thơ, quan niệm về tình yêu, thái độ, tâm thế của nhân vật trữ tình (anh) trước đối tượng trữ tình (em). Trên cơ sở đó, phát triển khả năng độc lập suy nghĩ của học sinh, giáo viên định hướng các em, so sánh những tương đồng, khác biệt giữa quan niệm về tình yêu của Pu-skin thể hiện

trong bài thơ với quan niệm tình yêu thể hiện trong thơ ca Việt Nam. Từ đó, khái quát ý nghĩa mang tính nhân loại của bài thơ. Với phương pháp nêu, gợi mở vấn đề như vậy, học sinh sẽ được trang bị, bổ sung nhiều kỹ năng sống cần thiết như: kỹ năng phát hiện vấn đề, kỹ năng đối thoại, tranh luận, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hoạt động nhóm... Tất cả những kỹ năng ấy hình thành một cách tự nhiên qua giờ dạy, học bài thơ. Ưu thế của phương pháp nêu vấn đề là ở chỗ, học sinh luôn đóng vai trò tích cực, chủ động phát hiện vấn đề, dưới sự định hướng gợi mở của giáo viên. Tính sinh động, hấp dẫn của giờ dạy học VHNN nhờ đó cũng tăng lên.

Các hình thức tổ chức của dạy học nêu vấn đề có thể được tiến hành chung với toàn lớp, theo nhóm tại lớp hoặc theo nhóm, tổ tại nhà. Trong trường hợp theo nhóm, học sinh trong lớp được chia thành những nhóm 3 hoặc 4 người. Mỗi nhóm có một nhóm trưởng, giáo viên đề xuất vấn đề thảo luận chung cho cả lớp. Từng nhóm nghiên cứu và thảo luận (ngay tại lớp hoặc ở nhà), sau đó, các nhóm trưởng trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận của nhóm cho toàn lớp nghe. Giáo viên hướng dẫn thảo luận thêm cho toàn lớp, nếu cần sẽ bổ sung và tổng kết.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng mềm cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp qua dạy học văn học nước ngoài (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w