Tổ chức ngoại khóa văn học nước ngoà

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng mềm cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp qua dạy học văn học nước ngoài (Trang 51 - 54)

c) Kỹ năng thuyết phục

2.3.2.3. Tổ chức ngoại khóa văn học nước ngoà

Hoạt động ngoại khóa là các hoạt động nằm ngoài chương trình học chính khóa, thường mang tính tự nguyện. Học sinh có thể tham gia hoạt động ngoại khóa ở lớp/trường hoặc ngoài xã hội với rất nhiều lựa chọn khác nhau,

với sự định hướng, tổ chức của giáo viên. Hoạt động ngoại khóa có vai trò quan trọng trong học tập, nhất là với những phần học mới, lạ như VHNN. Sau những giờ học tập căng thẳng trên lớp, hoạt động ngoại khóa giúp học sinh chủ động tham gia, vui vẻ, xả stress, nâng cao kỹ năng sống. Tham gia những hoạt động ngoại khóa, học sinh có điều kiện gần gũi nhau, chia sẻ với nhau những kiến thức mà mình đã được học, rèn luyện bản lĩnh, tính tự lập, lòng dũng cảm, sự nhanh nhẹn tháo vát và tinh thần tương thân tương ái trong quan hệ cộng đồng, bạn bè.

Trong giảng dạy văn học ở trường phổ thông, hoạt động ngoại khoá được xem là một họat động bổ trợ hữu ích trong việc tạo hứng thú và góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn văn. Cùng với văn học dân gian, VHNN là phần học có nhiều lợi thế trong việc tổ chức hoạt động ngoại khoá. Thực tế cho thấy, nhiều giáo viên đã tổ chức thành công hoạt động ngoại khoá VHNN, để lại nhiều ấn tượng cho học sinh, ngay cả khi đã ra trường. Tuy nhiên ở trường TCCN, hoạt động ngoại khóa văn học, trong đó có VHNN còn ít được quan tâm. Trong khi đó, đây lại là phương pháp giáo dục hữu ích trong việc rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh TCCN.

Hoạt động ngoại khoá VHNN có nhiều hình thức tổ chức với những quy mô, mức độ khác nhau. Về đại thể, mỗi năm học có thể tổ chức một chương trình ngoại khoá ở cấp khối lớp trên phạm vi toàn trường. Thời điểm tổ chức có thể gắn với một ngày kỷ niệm nào đó trong năm, ví như ngày 20 tháng 11; ngày 8 tháng 3, ngày 26 tháng 3… Nội dung ngoại khoá ở quy mô này gắn với chương trình học của học sinh. Chẳng hạn ở khối 10, chương trình VHNN tập trung vào một số nội dung như: sử thi cổ đại (Ấn Độ, Hi Lạp), thơ Đường (Trung Quốc), Tam quốc diễn nghĩa (Trung Quốc). Với chương trình như vậy, nội dung ngoại khoá có thể tổ chức một buổi kết hợp biểu diễn một phần sân khấu hoá tác phẩm (chẳng hạn, cho học sinh diễn xuất cơn ghen của Ra-ma khi gặp lại Xi-ta trước công chúng; sự nghi ngờ và những thử thách của nàng Pê-nê-lốp đối với Uy-lit-xơ trong Uy-lit-xơ trở về. Những trích đoạn được sân khấu hoá, qua diễn xuất của chính các em học

sinh sẽ có tác dụng tạo hứng thú học tập và khắc hoạ tính cách nhân vật trong các đoạn trích, điều đã và sẽ được thầy cô diễn giảng trong giờ học chính khóa. Những diễn xuất như vậy không khó với học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên có thể hướng dẫn các em đọc thơ Đường luật theo nhiều phong cách như: đọc, diễn ngâm và trình bày những bài bình thơ đã được các em chuẩn bị ở nhà. Với nội dung như vậy, giáo viên có thể tổ chức thành một buổi riêng dành cho ngoại khoá (hoặc có thể gọi là Câu lạc bộ văn học nước ngoài, khối 10), hoặc lồng ghép vào trong chương trình văn nghệ chào mừng ngày lễ nào đó trong năm. Ở lớp 11, chương trình văn học nước ngoài tập trung vào các tác gia, tác phẩm từ thời phục hưng châu Âu đến thế kỷ XIX. Với nội dung đó, giáo viên có thể hướng dẫn các em tổ chức câu lạc bộ văn học nước ngoài khối 11 với nhiều hình thức. Chẳng hạn, cho các em sân khấu hoá đoạn trích

Tình yêu và thù hận (Trích trong vở bi kịch nổi tiếng Rô-mê-ô và Giu-li-ét của U. Sếch-xpia), đọc và bình hai bài thơ tình Tôi yêu em (A. Pu-skin) và Bài thơ tình số 28 (R. Ta-go) kết hợp bàn về một số quan niệm tình yêu trong giới trẻ hiện nay (dưới hình thức hái hoa dân chủ). Cách làm này vừa tạo hứng thú học tập, vừa gợi mở nhiều vấn đề về quan niệm, ứng xử trong tình yêu, tình bạn… những vấn đề học sinh TCCN rất quan tâm. Bên cạnh đó, giáo viên hướng dẫn và chọn một số bài viết phân tích một khía cạnh nào đó trong các trích đoạn truyện ngắn, tiếu thuyết học trong chương trình văn 11 (như:

Người trong bao –A.P. Sê-khốp; Người cầm quyền khôi phục uy quyền – V.Huy-gô).

Cùng với việc tổ chức ngoại khoá VHNN dưới hình thức câu lạc bộ văn học, giáo viên còn có những hình thức tổ chức khác không kém phần hấp dẫn như: tổ chức cho học sinh xem phim về các tác giả, tác phẩm có trong chương trình (phim về R. Ta-go, Tam quốc diễn nghĩa, Những người khốn khổ, Số phận một con người…), tổ chức cho các em nghe nói chuyện về thơ Đường, Hê-minh-uê và văn học Mỹ… Đây là những việc dễ làm, không mất thời gian, ít tốn kém mà hiệu quả học tập cao. Ngoài ra, còn có những hình thức khác ở những quy mô nhỏ hơn, ví như trò chơi “Hành trình văn hoá”

khám phá mới về một số nền văn hoá, văn học thế giới có học trong chương trình, dưới dạng xem video nhận diện, trả lời câu hỏi theo hình thức trắc nghiệm nhanh.

Thông qua những hoạt động ngoại khóa văn học mà các em là chủ thể, nhiều kỹ năng mềm được hình thành, bổ sung cho các em như: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng diễn xuất trước đám đông, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm chủ cảm xúc... Tất cả được hình thành, bổ sung một cách tự nhiên trong quá trình tham gia câu lạc bộ VHNN.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng mềm cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp qua dạy học văn học nước ngoài (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w