c) Kỹ năng thuyết phục
2.3.1. Khái niệm và đặc trưng của phương pháp dạy học 1 Khái niệm phương pháp dạy học
2.3.1.1. Khái niệm phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học bắt nguồn từ tiếng Hi lạp “methodos”, có nghĩa là con đường, cách thức, phương tiện để đạt mục đích nhất định.
Theo Angel, “Phương pháp là hình thức vận động bên trong của nội dung. Nó gắn liền với hoạt động của con người, giúp họ hoàn thành những nhiệm vụ phù hợp với mục đích đã đề ra. Bởi vậy, phương pháp bao giờ cũng có tính mục đích, tính cấu trúc và luôn gắn liền với nội dung, có ảnh hưởng trở lại với nội dung, làm cho nội dung ngày càng phong phú”. Theo Từ điển Giáo dục học, phương pháp dạy học là “cách thầy tiến hành việc dạy nội dung, đi đôi với việc dạy cách học cho trò nhằm giúp cho trò trau dồi phương pháp tự học để nắm vững nội dung đang học, đồng thời để rèn luyện cách tự học suốt đời.”[41,319]. Trong cuốn Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 11, môn Ngữ văn thì PPDH được hiểu là “hình thức và cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt mục đích dạy học.”[22,7]. Cũng cách nhìn ấy, nhưng có phần cụ thể hơn, Nguyễn Ngọc Quang quan niệm, PPDH là “cách thức làm việc của thầy và trò dưới sự chỉ đạo của thầy nhằm làm cho trò nắm vững kiến thức kỹ năng , kỹ xảo một cách tự giác, tích cực tự lực, phát triển những năng lực nhận thức và năng lực hành động, hình thành thế giới quan duy vật khoa học”
Từ những quan niệm trên đây, có thể thấy phương pháp không phải bản thân sự họat động mà chỉ là cách thức xác định tính chất, phương hướng và trình tự tiến hành hoạt động nào đó, muốn trực tiếp nhằm biến đổi đối tượng, hay nhận thức đối tượng là quá trình dùng các thao tác, các hành động phù hợp với tính chất của phương pháp đó quy định với sự hỗ trợ của hệ thống những thủ thuật phương pháp thích hợp. Phương pháp dạy học là tổng hợp các cách thức làm việc của GV và HS. Trong quá trình thực hiện các cách thức đó, GV giữ vai trò chủ đạo, HS giữ vai trò tích cực, chủ động chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng thái độ ở bài học hay môn học.