Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học VHNN

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng mềm cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp qua dạy học văn học nước ngoài (Trang 54 - 57)

c) Kỹ năng thuyết phục

2.3.2.4.Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học VHNN

Thế kỉ XXI là thế kỉ của khoa học công nghệ, trong đó công nghệ thông tin được ứng dụng vào tất cả các lĩnh vực. Đối với ngành giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin đã góp phần hiện đại hóa phương tiện, thiết bị dạy học. Vậy công nghệ thông tin có vai trò gì ? Nó có ứng dụng như thế nào trong dạy học nói chung và dạy VHNN nói riêng?

Sự bùng nổ công nghệ thông tin đã tăng khả năng kết nối của con người. Thế giới giờ đây đã trở nên nhỏ bé, gần gũi, không còn ngăn cách bởi không gian, thời gian. Đó là một thế giới phẳng. Chỉ cần ngồi một chỗ với máy vi tính nối mạng, nhấp chuột vào Google, trong nháy mắt cả thế giới lần lượt hiện ra trước mắt chúng ta. Đây là điều kiện thuận lợi để cập nhật thông tin, bổ sung kiến thức. Trong dạy, học, đặc biệt là VHNN, công nghệ thông tin có vai trò vô cùng quan trọng. Sự thiếu hụt thông tin, tư liệu dễ dàng được khắc phục nhờ sự hỗ trợ của công cụ tìm kiếm Google. Với mục đích rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh TCCN qua dạy, học VHNN, ứng dụng công nghệ thông tin là hết sức hữu ích. Trước hết, giáo viên có thể khai thác và sử dụng trang Google để tìm kiếm thông tin, hình ảnh và chiếu cho học sinh xem trực tiếp trong quá trình giảng bài. Máy tính và Internet sẽ hỗ trợ những hình ảnh trực quan sinh động, thay thế việc làm đồ dùng dạy học theo kiểu truyền thống. Khi sử dụng công cụ này giáo viên phải biết chọn lựa hình ảnh phù hợp để tạo ấn tượng về bài học cho học sinh. Chẳng hạn, khi dạy truyện ngắn

về nước Nga thế kỷ XIX và tác phẩm của Sê-khốp để học sinh tạo tâm thế vào bài học.

Bên cạnh việc sử dụng công cụ tìm kiếm Google, giáo viên có thể sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint để thiết kế bài giảng và các trò chơi khởi động gây hứng thú trước mỗi giờ dạy, hoc. Ở phần giới thiệu các tác giả, tác phẩm VHNN như: Đỗ Phủ, Lí Bạch, A.X.Pu-skin, V.Huy-gô, Lỗ Tấn, R. Ta-go, M.A.Sô-lô-khốp... với phần mềm này giáo viên có thể tạo các slide giới thiệu về đất nước, văn hóa nơi tác giả sống và sáng tạo. Điều này góp phần phá bỏ rào cản về sự khác biệt văn hóa trong cảm thụ một tác phẩm và tìm hiểu một tác giả ở một nền văn hóa xa lạ khác với văn hóa Việt Nam. Thuận lợi hơn nữa, phần mềm này kết hợp cả kênh hình và kênh tiếng làm cho giờ học trở nên sinh động. Giáo viên có thể chọn nhạc nền một bài hát nổi tiếng của đất nước mà tác giả sinh ra để học sinh nhận biết trước khi vào bài giảng, hay cho các em xem video clip để tạo tâm thế hứng khởi trong giờ học.

Ngoài việc sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint, giáo viên còn có thể sử dụng phần mềm Mind map (bản đồ tư duy) để ôn tập, củng cố, hệ thống hóa kiến thức khi kết thúc bài học, giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng sơ đồ Mind map để tự làm việc. Khi sử dụng sơ đồ tư duy học sinh dễ tiếp thu kiến thức nhanh hơn, hiệu quả hơn. Phần mềm Mind map còn hữu ích trong việc thuyết trình phần tiểu dẫn về tác giả, tác phẩm, giúp học sinh nắm bắt được những vấn đề cơ bản và mối liên hệ giữa chúng.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học VHNN rất đa dạng. Ngoài việc sử dụng phần mềm, giáo viên còn có thể tạo blog văn học. Công cụ này được dùng để “chia sẻ, trao đổi thông tin về bài học với học sinh”[11,46]. Trang blog sẽ là diễn đàn, nơi gặp gỡ đồng nghiệp, học sinh để trao đổi kinh nghiệm, bổ sung tri thức. Nhờ đó, rất nhiều vấn đề liên quan đến bài giảng chưa nói được trên lớp, giáo viên có thể chuyển đến học sinh trên blog của mình. Với hình thức này, giáo viên không chỉ cung cấp kiến thức bổ sung cho học sinh mà còn tạo nên sự gắn kết giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh, giúp các em hứng thú và tự tin hơn trong học tập.

Những kỹ năng sống sẽ được cung cấp, bổ sung thông qua việc ứng dụng cộng nghệ thông tin, trước hết là kỹ năng làm chủ công nghệ; kỹ năng ứng dụng khoa học công nghệ vào cuộc sống; kỹ năng bày tỏ quan điểm cá nhân thông qua diễn đàn blog.

Ứng dụng công nghệ thông tin là cần thiết, hữu ích trong rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh TCCN. So với học sinh THPT, học sinh TCCN có nhiều ưu thế trong ứng dụng công nghệ thông tin. Môi trường học tập, xu hướng nghề nghiệp, hứng thú công nghệ... đó là những điểm dễ nhận thấy ở học sinh TCCN. Nhờ đó, tính năng động, sáng tạo của các em cũng được thể hiện qua các giờ dạy, học có ứng dụng công nghệ thông tin. Song, cần ý thức rằng, đây chỉ là một phương pháp mang tính bổ trợ. Nó không thể thay thế vai trò của người giáo viên trong giờ dạy, học. Vì vậy, hiệu quả rèn luyện kỹ năng cho học sinh qua giờ dạy, học VHNN phụ thuộc nhiều vào khả năng làm chủ công nghệ thông tin, kỹ năng sư phạm của người dạy và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường.

Chương 3

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng mềm cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp qua dạy học văn học nước ngoài (Trang 54 - 57)