Bảng 4.5: Chi phí bình quân cho một công ca cao năm 2013
ĐVT: Đồng/công/năm Khoản mục Số tiền CP MM, CCDC 28.086,048 CP làm đất 185.065,004 CP chăm sóc 799.108,384 CP phân 626.841,493 CP thuốc 13.282,791 CP nhiên liệu 23.666,973 CP thu hoạch 212.115,392
Khấu hao CP đầu tư ban đầu 14.380,439
CP bán 3.342,047
CP khác 2.562,500
Tổng chi phí 1.908.451,071
Nguồn: Xử lý số liệu điều tra năm 2014.
Kết quả từ bảng 4.5 cho thấy, chi phí bình quân cho 1 công ca cao năm 2013 là 1.908.451,071 đồng/công/năm. Với mức chi phí này, đa số các nông hộ có thể đầu tư trồng ca cao với nguồn vốn tự có mà không cần vay vốn từ
ngân hàng hay các nguồn khác. Ngoài ra, trong quá trình từ lúc trồng cho đến lúc thu hoạch, nông hộ còn nhận được nhiều sự hỗ trợ của Dự án hay các Tổ chức Quốc tế về phát triển ca cao. Điều này cũng giúp nông hộ tiết kiệm được đáng kể chi phí.
Về CP đầu tư ban đầu, do ca cao có chu kỳ cho trái vào khoảng 30 năm (theo Nguyễn Xuân Trường, 2012, Kỹ thuật trồng và canh tác ca cao) nên cần phải xác định mức khấu hao bình quân hàng năm cho khoản mục CP này. Dựa vào bảng 4.4 ta thấy, CP đầu tư ban đầu cho một công ca cao đã chiết khấu về giá trị năm 2013 là 431.413,170 đồng. Vậy, CP đầu tư ban đầu của nông hộ cho việc trồng ca cao sau khi đã khấu hao cho từng năm sẽ là 14.380,493 đồng/công/năm.
Trồng ca cao không đòi hỏi các loại MM, CCDC hiện đại, chỉ cần các CCDC cơ bản như leng, cuốc, dao, thùng tưới hoặc máy bơm…nên có thể dùng chung với các CCDC canh tác cho các loại cây khác. Ngoài ra, các công ty hay Dự án thường xuyên hỗ trợ cấp phát CCDC, quần áo bảo hộ giúp tiết kiệm chi phí MM, CCDC sử dụng cho ca cao, chỉ khoảng 28.086,048 đồng/công/năm.
Hiện nay, huyện Châu Thành là nơi có đông đảo số nông hộ tham gia các CLB ca cao chứng nhận. Việc tham gia sản xuất ca cao đạt tiêu chuẩn chứng nhận khiến các nông hộ hạn chế thuốc BVTV, thay vào đó các nông hộ được hướng dẫn sử dụng thiên địch kết hợp xịt các loại thuốc trong danh mục cho phép với liều lượng vừa phải. Điều này khiến nông dân không quá tốn kém cho thuốc BVTV, vì vậy chi phí thuốc không cao, khoảng 13.282,791 đồng/công/năm.
Về quá trình bán, nông dân khẳng định ca cao luôn bán được rất dễ dàng do nhu cầu luôn thiếu và hệ thống thu mua đang ngày một hoàn thiện với các điểm thu mua tại mỗi xã đang tăng lên, khiến người dân không cần di chuyển xa để đem bán ca cao. Một số nông dân canh tác đạt năng suất cao và ổn định được các công ty trong và ngoài nước trực tiếp ký hợp đồng bao tiêu trọn gói tại vườn. Trung bình chi phí bán năm 2013 là 3.342,047 đồng/công/năm.
Do cây ca cao là loại cây trồng xen nên nhu cầu dinh dưỡng của cây không thể đáp ứng đủ nếu chỉ trông cậy vào dinh dưỡng tự nhiên trong đất vì vậy, người dân cần hỗ trợ thêm dinh dưỡng bằng cách bón các loại phân để cây không phải cạnh tranh dinh dưỡng với dừa hay các loại cây khác trong vườn. Năm 2013, chi phí phân bón vào khoảng 626.841,493 đồng/công/năm, chiếm khoảng 32,85% tổng chi phí. Với mức giá phân bón khá cao hiện nay trên thị trường, đa số nông dân mong muốn nhận được nhiều hơn các hình
thức hỗ trợ như cho phân theo định mức diện tích, cho mua trả sau hay mua giá ưu đãi…
Điều quan trọng nhất trong canh tác ca cao đó là phải chăm sóc cho cây đúng kỹ thuật và đều đặn, không được bỏ mặc cho cây tự phát triển. Do đó, chi phí chăm sóc cũng chính là chi phí cao nhất trong các loại chi phí, khoảng 799.108,384 đồng/công/năm, chiếm khoảng 41,87% tổng chi phí. Các công việc chăm sóc bao gồm tỉa cành tạo tán, tưới nước, bón phân hay làm cỏ (trong những năm đầu)… Các công việc này thường không quá vất vả nhưng đòi hỏi phải được thực hiện đúng kỹ thuật và thực hiện một cách thường xuyên mới có hiệu quả.
Ca cao là loại cây có khả năng cho trái quanh năm nếu được chăm sóc đầy đủ. Một trong những điều cần lưu ý để cây có thể cho trái quanh năm đó là đảm bảo cây không bị thiếu nước vào mùa nắng. Như vậy, để có được năng suất cao nhất thiết phải tưới nước và giữ ẩm cho cây vào các tháng nắng. Đa số người nông dân ngày nay đã sử dụng máy bơm hay mô tơ điện thay vì tưới bằng sức người. Điều này làm phát sinh chi phí nhiên liệu (xăng, điện…) để vận hành các loại máy bơm, mô tơ nhằm phục vụ cho việc tưới cây. Tuy nhiên chi phí này không quá cao do ca cao chỉ cần tưới trong các tháng nắng và nông hộ biết kết hợp với dùng các loại lá để che gốc nhằm giữ cho cây không bị mất nước. Chi phí nhiên liệu năm 2013 là khoảng 23.666,973 đồng/công/năm.
Ngoài ra còn một số chi phí khác như chi phí thông tin liên lạc là chi phí mà nông hộ chi ra để liên lạc hay trao đổi thông tin chủ yếu bằng điện thoại về các vần đề như giá cả, thỏa thuận việc mua bán ca cao…hay chi phí lãi vay là số tiền lãi hàng năm mà những nông hộ có vay để đầu tư sản xuất cho ca cao phải trả cho ngân hàng. Số tiền lãi được tính dựa trên số tiền thực tế mà người vay sử dụng để đầu tư cho việc trồng ca cao. Mức bình quân cho các loại chi phí là 2.562,500 đồng/công/năm, chiếm tỷ lệ nhỏ nhất, khoảng 0,134% tổng chi phí.