Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cacao của nông hộ ở huyện

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất ca cao ở huyện châu thành, tỉnh bến tre (Trang 62 - 64)

CAO CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH BẾN TRE

Bảng 4.8 Kết quả ước lượng mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglas

Chỉ tiêu Hệ số (B) Mức ý nghĩa (Sig.) VIF

Hằng số 2,266 0,000 LNMatDoCacao 0,405 0,000 1,267 LNMatDoDua 0,043 0,641 1,057 LNPhanNPK 0,149 0,000 1,359 LNPhanKhac 0,072 0,000 1,308 LNCPThuoc 0,015 0,527 1,074 LNKinhNghiem 0,193 0,220 1,107 LNTapHuan 0,171 0,000 1,175 LNGioCong 0,269 0,000 1,330

Hệ số tương quan bội R = 0,743 Hệ số xác định R2 = 0,552 Hệ số R2 điều chỉnh = 0,528 Hệ số Sig.F = 0,000

Durbin – Watson = 1,929

Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu khảo sát năm 2014.

Từ bảng 4.8 ta thấy, hệ số Sig.F = 0,000 nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa α = 5% chứng tỏ mô hình hồi quy có ý nghĩa, tức là các biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Y. Kết quả phân tích còn cho thấy, trong 8 biến đưa vào mô hình thì có 5 biến có ý nghĩa thống kê (Sig. < α = 5%) là các biến X1, X3, X4, X7, X8 và 3 biến không có ý nghĩa (Sig. > α = 5%) là các biến X2, X5, X6. Hệ số tương quan bội R = 0,743 cho thấy biến phụ thuộc Y có mối quan hệ khá chặt chẽ với các biến độc lập Xi. Hệ số R2

= 0,552 tức là có 55,2% sự thay đổi của năng suất ca cao được giải thích bởi các biến đưa vào mô hình, còn lại các yếu tố khác chưa thể hiện trong mô hình nghiên cứu.

Bên cạnh đó, giá trị Durbin – Watson của mô hình là 1,929 chứng tỏ mô hình không có hiện tượng tự tương quan (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Độ phóng đại phương sai (VIF) của các biến trong mô hình đều

nhỏ hơn nhiều so với 10 nên ta kết luận các biến đưa vào mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến. (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Dựa vào kết quả ước lượng của mô hình trong bảng 4.8, ta có thể thiết lập phương trình hồi quy ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất ca cao của nông hộ ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre như sau:

lnY = 2,266 + 0,405lnX1 + 0,149lnX3 + 0,072lnX4 + 0,171lnX7+ 0,269lnX8 Từ phương trình hồi quy cho thấy, các biến giải thích X1, X3, X4, X7, X8 đều có tương quan thuận với năng suất ca cao của nông hộ ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Cụ thể:

- Mật độ ca cao (lnX1): có hệ số β1 là 0,405. Với mức ý nghĩa α = 5%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, có thể kết luận rằng khi số lượng cây ca cao được trồng trên một công đất tăng (giảm) 1% thì năng suất ca cao sẽ tăng (giảm) 0,405%. Như vậy, mật độ ca cao hiện nay của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu chưa đạt mức tối ưu, do đó khi số cây trồng trên một công đất tăng thì năng suất cũng tăng.

- Phân NPK (lnX3): có hệ số β3 là 0,149. Với mức ý nghĩa α = 5%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, có thể kết luận rằng khi hàm lượng phân NPK được bón cho một công đất trong năm tăng (giảm) 1% thì năng suất ca cao sẽ tăng (giảm) 0,149%. Như vậy, hàm lượng phân NPK mà nông hộ cung cấp cho ca cao vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của cây, chưa bù đắp được lượng dinh dưỡng do cây lấy đi để tạo quả nên khi tăng lượng phân bón thì năng suất cũng tăng.

- Phân khác (lnX3): có hệ số β4 là 0,072. Với mức ý nghĩa α = 5%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, có thể kết luận rằng khi hàm lượng các loại phân khác được bón cho một công đất trong năm tăng (giảm) 1% thì năng suất ca cao sẽ tăng (giảm) 0,072%. Phân khác bao gồm các loại phân hữu cơ, vi sinh hoặc các loại phân chứa các vi lượng đặc biệt cần thiết và thích hợp cho ca cao. Do người dân chủ yếu vẫn chỉ sử dụng phân hóa học để bón cho cây xuyên suốt từ năm này qua năm khác nên có thể gây ra bạc màu đất và thiếu hụt các vi lượng cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của ca cao, từ đó có thể gây giảm năng suất cây. Vì vậy, khi tăng cường bón thêm các phân khác thì năng suất cũng tăng. Trong thời gian tới, nông dân cần kết hợp bón luân phiên nhiều loại phân, đặc biệt là các phân hữu cơ, vi sinh thay vì chỉ bón duy nhất phân vô cơ.

- Tập huấn (lnX7): có hệ số β4 là 0,171. Với mức ý nghĩa α = 5%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, có thể kết luận rằng khi số lần nông hộ

tham gia tập huấn tăng (giảm) 1% thì năng suất ca cao sẽ tăng (giảm) 0,171%. Hiện nay, hầu hết các nông hộ đã từng tham gia tập huấn, song họ không tham gia đầy đủ và đều đặn, bữa có bữa không. Vì vậy, nếu nông dân tích cực tham dự các buổi tập huấn một cách thường xuyên, đầy đủ hơn thì sẽ tích lũy được thêm kiến thức bổ ích, biết được phương pháp trồng đúng cách, qua đó nâng cao được năng suất.

- Giờ công (lnX8): hệ số β8 là 0,269. Với mức ý nghĩa α = 5%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, có thể kết luận rằng khi thời giờ nông hộ chăm sóc cho ca cao tính trên từng công đất trong năm tăng (giảm) 1% thì năng suất ca cao sẽ tăng (giảm) 0,269%. Quá trình chăm sóc như tỉa cành, tạo tán, theo dõi, thăm bệnh cho cây ảnh hưởng rất lớn đến sự cho trái của cây. Do nhiều nông hộ vẫn xem ca cao là loại cây trồng xen và chưa đầu tư thời gian chăm sóc đúng mức, bỏ mặc cho cây tự phát triển nên khi tăng cường chăm sóc chu đáo thì năng suất của ca cao sẽ tăng lên.

Ngoài ra, các biến độc lập còn lại trong mô hình như MatDoDua (lnX2), CPThuoc (lnX5), và KinhNghiem (lnX6) đều không có ý nghĩa về mặt thống kê. Như vậy, với mức ý nghĩa α = 5%, không đủ cơ sở thống kê để kết luận rằng số gốc dừa trên một công đất, chi phí thuốc BVTV tính trên công trong một năm và số năm trồng ca cao của chủ hộ có ảnh hưởng đến năng suất ca cao.

4.4 TÌM HIỂU NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CA CAO CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH BẾN TRE

Quá trình sản xuất ca cao của nông hộ ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre có khá nhiều lợi thế so với các vùng khác. Tuy nhiên, một vấn đề luôn có hai mặt. Bên cạnh những thuận lợi vẫn luôn tồn tại những khó khăn, thách thức. Những thuận lợi và khó khăn này xuất phát từ những nguyên nhân khách quan bên ngoài lẫn nguyên nhân chủ quan từ chính người trồng ca cao. Yếu tố khách quan và chủ quan luôn có tác động qua lại lẫn nhau trong từng khía cạnh của vấn đề. Hãy cùng phân tích để hiểu rõ đâu là thuận lợi và đâu là thách thức đối với quá trình sản xuất ca cao của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất ca cao ở huyện châu thành, tỉnh bến tre (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)