Quá trình bán

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất ca cao ở huyện châu thành, tỉnh bến tre (Trang 53 - 55)

Về quá trình thu hoạch ca cao, do đặc điểm là loại cây cho trái quanh năm nên hầu như hàng tuần nông hộ đều có thu hoạch trái, tùy từng thời điểm mà sản lượng và số lần thu hoạch nhiều hay ít. Theo kết quả khảo sát, số lần

54,38 54,38 51,88 69,38 27,50 6,88 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Trái non bị khô Rệp sáp Thối thân, cháy lá, thối trái Bọ cánh cứng,

bọ xít muỗi Sâu đục thân, đục trái Sâu, bệnh khác %

thu hoạch ca cao của nông hộ trong một tháng tính bình quân là 3,8 lần. Sau khi thu hoạch, nông dân thường mang đi bán ngay vì nếu để lâu trái sẽ bị mất cân nặng hoặc bị các loài sinh vật cắn phá. Trong số 160 hộ được khảo sát, có 142 hộ mang đi bán ngay sau khi thu hoạch, 18 hộ còn lại là điểm thu mua – sơ chế. Khi bán ca cao, các nông hộ đều cho biết sẽ được nhận tiền mặt ngay. Với đặc điểm xoay vòng vốn nhanh, ca cao không những giúp các nông hộ mau thu hồi vốn để tiếp tục đầu tư sản xuất mà còn giúp các nông hộ có tiền để xoay sở các chi phí sinh hoạt hàng ngày trong gia đình. Đây là một điểm mạnh của ca cao mà nhiều nông dân rất thích. Ngoài ra, nông dân cũng cho biết, quá trình bán ca cao rất dễ dàng, không cần phân loại trái trước khi bán. Do ca cao hiện là nguồn nguyên liệu khan hiếm, nên các công ty đang tiếp tục mở rộng hệ thống thu mua của mình. Hiện nay, ở hầu hết các xã thuộc huyện Châu Thành đều có điểm thu mua thuộc CLB ca cao của xã đó. Nhờ hệ thống thu mua dàn trải rộng khắp, nông dân cho biết họ không phải đi xa để bán ca cao, nhờ đó hầu như không tốn chi phí mang bán. Những điểm thu mua này cũng là đối tượng ưu tiên bán của đa số nông hộ trồng ca cao khi tất cả các hộ mang đi bán đều cho biết họ bán cho các điểm thu gom - sơ chế.

Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2014.

Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện lý do nông hộ lựa chọn đối tượng bán ca cao Quan sát biểu đồ hình 4.4, ta nhận thấy có đến 52,5% số nông hộ được điều tra cho biết họ ưu tiên bán ca cao cho các mối quen. Đây là lý do được đa số nông hộ lựa chọn. Mối quen có thể là những người cùng sinh hoạt chung trong một CLB ca cao với nông dân, hoặc có thể là người đã thu mua ca cao cho nông dân trước đến giờ. Lý do thứ nhì được nhiều nông hộ cho biết là họ ưu tiên bán cho điểm thu mua thuận lợi và gần nhà với 28,75% nông hộ lựa

52,50 21,25 7,50 28,75 5,63 8,75 0 10 20 30 40 50 60

Mối quen Giá cao Trả tiền mặt

ngay Địa điểm thuận lợi, gần nhà Dễ liên lạc Khác %

chọn. Bên cạnh đó, có 21,25% nông hộ được khảo sát cho biết họ sẽ ưu tiên bán cho đối tượng nào thu mua với giá cao. Những lý do còn lại như được trả tiền mặt, dễ liên lạc lần lượt chiếm các tỷ lệ là 7,5% và 5,63% trên tổng số hộ được khảo sát. Ngoài ra, có 8,75% nông hộ nêu ra các lý do khác như do ký kết hợp đồng hay ưu tiên cho người thu mua là họ hàng trong gia đình.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất ca cao ở huyện châu thành, tỉnh bến tre (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)