3.1.1 Vị trí địa lý
Nguồn: Website Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre
Hình 3.1 Bản đồ hành chánh huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre Huyện Châu Thành là một huyện của tỉnh Bến Tre, thuộc đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Việt Nam. Huyện bao gồm phần đất nằm ở chót cù lao Bảo đến cù lao An Hóa.Huyện lị là thị trấn Châu Thành nằm trên đường quốc lộ 60. Căn cứ theo Nghị quyết số 49/NQ-CP được Chính phủ ban hành ngày 5/4/2013, huyện Châu Thành còn lại 22.482,76 ha diện tích tự nhiên và 157.138 nhân khẩu; có 22 đơn vị hành chính cấp xã, gồm các xã Tân Thạch, Qưới Sơn, An Khánh, Giao Long, Giao Hòa, Phú Túc, Phú Đức, Phú An Hoà, An Phước, Tam Phước, Thành Triệu, Tường Đa, Tân Phú, Qưới Thành, Phước Thạnh, An Hóa, Tiên Long, An Hiệp, Hữu Định, Tiên Thủy, Sơn Hòa và thị trấn Châu Thành.
Địa giới hành chính huyện Châu Thành: - Đông giáp huyện Bình Đại.
- Tây giáp tỉnh Tiền Giang.
- Nam giáp thành phố Bến Tre, huyện Chợ Lách và huyện Mỏ Cày Bắc. - Bắc giáp tỉnh Tiền Giang.
3.1.2 Điều kiện tự nhiên
Huyện Châu Thành nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng lại nằm ngoài ảnh hưởng của gió mùa cực đới, nên nhiệt độ cao, ít biến đổi trong năm, nhiệt độ trung bình hằng năm từ 26oC – 27oC. Trong năm không có nhiệt độ tháng nào trung bình dưới 20oC. Lượng bức xạ nhiệt khá dồi dào. Với vị trí không tiếp giáp với biển Đông, huyện Châu Thành ít chịu ảnh hưởng của bão. Ngoài ra, nhờ có gió đất liền, nên biên độ dao động ngày đêm giữa các khu vực bị giảm bớt. Huyện Châu Thành chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau và gió mùa tây nam từ tháng 5 đến tháng 11. Mùa gió đông bắc là thời kỳ khô hạn, mùa gió tây nam là thời kỳ mưa ẩm. Lượng mưa trung bình hằng năm từ 1.250 mm – 1.500 mm. Khí hậu thích hợp với nhiều loại cây trồng. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm thuận lợi cho sự quang hợp và phát dục của cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, ngoài thuận lợi trên, huyện cũng gặp những khó khăn do thời tiết nóng ẩm nên thường có nạn sâu bệnh, dịch bệnh, và nấm mốc phát sinh, phát triển quanh năm.
3.1.3 Điều kiện kinh tế xã hội
Theo báo cáo số 384/BC-UBND của Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Châu Thành về “Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, mục tiêu, giải pháp năm 2014”, có thể khái quát điều kiện kinh tế xã hội của địa bàn nghiên qua một số đặc điểm chính như sau:
3.1.3.1 Tình hình phát triển kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP tăng 17,3% so với năm 2012, đạt 100% kế hoạch (KH). Thu nhập bình quân đầu người đạt 29,7 triệu đồng/người/năm đạt 100,33% KH. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng khu vực I và tăng tỷ trọng khu vực II và III: Nông – thủy sản chiếm 22,9%, giảm 5,8%; Công nghiệp – xây dựng chiếm 38,1%, tăng 3,7%; Dịch vụ chiếm 39%, tăng 2,1% so năm 2012. Giá trị sản xuất Nông – thủy sản 1.086 tỷ đồng, tăng 1,97% so năm trước, đạt 28,02% KH; Công nghiệp – xây dựng 3.657 tỷ đồng, tăng 33,71% so năm trước và đạt 101,67% KH; Dịch vụ 2.146 tỷ đồng, tăng 33,29% so năm trước và đạt 100,06% KH. Kết quả cụ thể trên các lĩnh vực như sau:
- Sản xuất nông – ngư nghiệp: năm 2013 là năm có nhiều khó khăn trong lĩnh vực sản xuất nông ngư nghiệp. Tuy nhiên, từ việc dự báo và sự phòng trị, phòng chống kịp thời, hữu hiệu cùng với việc đẩy mạnh công tác hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật, nhất là việc nhân rộng mô hình liên kết sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa theo chuẩn xuất khẩu cùng với sự hỗ trợ từ ngân sách tỉnh để bình ổn giá, thúc đẩy sản xuất (hỗ trợ người
trồng dừa, người trồng lúa…) nên giá trị sản xuất trên lĩnh vực này có tăng nhẹ, tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm không xảy ra trên diện rộng và giảm bớt thiệt hại do sụt giảm giá. Diện tích lúa xuống giống 2.171ha chỉ đạt 85,14% KH nhưng năng suất đạt khá 45,21 tạ/ha, sản lượng 9.822 tấn. Diện tích trồng ca cao hiện có là 1.659,4ha, giảm 1.088ha, nguyên nhân do giá thu mua giảm mạnh và người dân đốn bỏ diện tích ca cao không có năng suất. Diện tích cây dừa, cây ăn trái giữ ổn định, trong đó diện tích cho thu hoạch có tăng thêm, năng suất, sản lượng đạt khá. Chăn nuôi gia súc, gia cầm có phát triển, giá cả ổn định. Kiểm tra và thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, khống chế và không để xảy ra dịch bệnh. Tuy nhiên, tình hình chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường, nhất là ở các cơ sở có quy mô lớn chưa được khắc phục triệt để.
- Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp: do ảnh hưởng suy giảm kinh tế, số hộ kinh doanh giảm so cùng kỳ, có 82 công ty, doanh nghiệp giải thể còn 372 đơn vị; có 1.446 hộ cá thể kinh doanh buôn bán trên địa bàn huyện, giảm 42 hộ so với năm 2012. Sản lượng các sản phẩm chủ yếu của ngành tăng giảm không đều, một số sản phẩm giữ được thị trường tiêu thụ và có thêm nhiều cơ sở, doanh nghiệp nâng cao năng suất nên sản lượng tăng khá như: ngành thủy sản đông, ngành may mặc…Bên cạnh đó vẫn còn một số sản phẩm giảm như: đường cát, thức ăn thủy sản, chỉ xơ dừa, cơm dừa nạo sấy…chủ yếu là do thị trường tiêu thụ giảm. Tình hình triển khai quy hoạch các Khu công nghiệp (KCN): đã có 31 dự án thứ cấp đầu tư còn hiệu lực, đã đi vào hoạt động 20 dự án; đang xây dựng 04 dự án và 07 dự án đang trong quá trình làm các thủ tục xây dựng do mới cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Tổng vốn đầu tư đăng ký lũy kế đến nay đạt 6.821,78 tỷ đồng (quy đổi), 15 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư là 1.841,81 tỷ đồng và 16 dự án FDI với vốn đăng ký 249 triệu USD. Trong đó: KCN Giao Long có tỷ lệ lắp đầy 67,54/70,11 ha đạt 96,33%, KCN Giao Long giai đoạn II tỷ lệ lắp đầy là 25,97/45,52 ha đạt 57,05%. KCN An Hiệp có tỷ lệ lắp đầy là 43,52/48,37 ha, đạt 89,97%.
- Thương mại – dịch vụ: hoạt động thương mại ổn định, lượng hàng hóa đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và tiêu dung của nhân dân. Công tác sắp xếp, xây dựng, nâng cấp các chợ được quan tâm. Quản lý, kiểm tra, kiểm soát thị trường thường xuyên và tiếp tục phối hợp thực hiện Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn góp phần bình ổn giá, duy trì tốt trật tự kinh doanh. Tổng doanh thu từ nguồn thương mại – dịch vụ trong năm 2013 là 2.146 tỷ đồng, đạt 100% KH, tăng 33,29% so cùng kỳ.
3.1.3.2 Tình hình xã hội
Tổ chức bộ máy: tiếp tục củng cố, kiện toàn bộ máy hành chính. Công tác cải cách hành chính được đẩy mạnh, tập trung vào việc kiểm soát thủ tục hành chính và cải cách chế độ công vụ, công chức, chấn chỉnh nâng cao hiệu quả hoạt động bộ phận Một cửa và Một cửa liên thông. Tăng cường công tác thanh kiểm tra công vụ và xử lý cán bộ, công chức vi phạm.
Lao động – Thương binh và Xã hội: giải quyết việc làm cho 3.500 người, đạt 116,7% KH, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 43,7%, đạt 101,63% KH. Xây dựng 75 căn nhà tình nghĩa đạt 250% KH, 146 căn nhà tình thương đạt 146% KH. Giảm hộ nghèo từ 6,7% còn 5,77% (giảm 0,93%/2%) đạt 46,5% KH. Triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách đối với người có công, lập thủ tục đề nghị và được Nhà nước phong tặng, truy tặng 05 danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 37 Huân chương Độc lập. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm thực hiện thường xuyên và hiệu quả. Chăm lo đời sống các đối tượng chính sách, đối tượng nghèo được quan tâm thực hiện kịp thời và đạt kết quả khả quan. Công tác giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương vượt cao so với chỉ tiêu. Tăng cường thực hiện các giải pháp giảm nghèo, tuy nhiên do tình hình kinh tế phát triển chậm nên sơ bộ qua khảo sát bình nghị tỷ lệ giảm nghèo chỉ đạt 1,59% KH (1,59%/2%).
Văn hóa – Thông tin và thể thao: thực hiện khá tốt các hoạt động văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao, thông tin, truyền thông phục vụ cho những ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị. Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được kiểm tra, củng cố nâng chất.
Công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân: giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 13,26%, giảm 0,84% so cùng kỳ. Từng bước nâng chất công tác khám chữa bệnh, đầu tư củng cố, mạng lưới y tế cơ sở được củng cố và từng bước nâng chất. Phòng chống dịch bệnh được tập trung, đa số các dịch bệnh truyền nhiễm gây dịch đều giảm so cùng kỳ như: sốt xuất huyết giảm 112 ca, dịch tay chân miệng giảm 194 ca, dịch cúm giảm 335 ca.
Giáo dục và Đào tạo: chất lượng dạy và học tiếp tục được nâng cao, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học so cùng kỳ năm học trước. Nâng chuẩn tỷ lệ phổ cập giáo dục trung học cơ sở (THCS) lên 92% đạt 100% KH; có 05 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục Trung học. Tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) 98,02% đạt 115,31% KH. Toàn huyện có 13 trường đạt chuẩn quốc gia (Mầm non 02, Mẫu giáo 01, Tiểu học 05, THCS 04 và THPT 01).
Xây dựng cơ bản: nguồn ngân sách ghi trong năm 2013 là 44,652 tỷ đồng gồm: nguồn đầu tư phát triển: 18,850 tỷ đồng; vốn Xổ số kiến thiết 1,5 tỷ đồng; vốn sự nghiệp kinh tế: 7,702 tỷ đồng; vốn thanh lý tài sản 17,6 tỷ đồng, trong đó thanh toán nợ là 15,91 tỷ đồng, thực hiện dự án 28,742 tỷ đồng. Ước khối lượng thực hiện dự án đến ngày 31/12/2013 là 70,96 tỷ đồng.
Phát triển cơ sở hạ tầng: hộ sử dụng điện chiếm 99,78%, đạt 99,88% KH. Lắp đặt hệ thống cấp nước là 20.000m/20.000m đạt 100% KH, nâng tổng số lên 221.850m ống phi các loại. Lắp đặt được 1.000/1.000 hộ đạt 100% KH, nâng tổng số lũy kế lên 9.374 hộ. Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch sinh hoạt trong huyện là 99,89%, trong đó số hộ sử dụng hệ thống cấp nước máy chiếm 39,97%. Đã xây dựng hoàn thành 59.826m đường nhựa và bê tông đạt 105,6% KH, trong đó đường đạt chuẩn nông thôn mới dài 53.587m; xây dựng 07 cây cầu bê tông cốt thép dài 131m. Tổng kinh phí thực hiện 22.914 triệu đồng, trong đó nguồn vốn xã 2.011 triệu đồng, nhân dân tự nguyện đóng góp 11.872 triệu đồng, nguồn vốn khác 9.030 triệu đồng.
Xây dựng nông thôn mới: kết quả thực hiện 19 tiêu chí nông thôn mới của các xã đến nay như sau:
- Số xã đạt từ 05 đến 09 tiêu chí: 11/21 xã, số xã đạt từ 10 đến 12 tiêu chí: 08/21 xã.
- Các xã điểm: xã Qưới Sơn đạt 11 tiêu chí, xã Hữu Định đạt 13 tiêu chí, xã Thành Triệu đạt 12 tiêu chí, xã Tiên Long đạt 07 tiêu chí.
3.1.3.3 Quốc phòng – An ninh
Tình hình an ninh chính trị được được giữ vững, ổn định, công tác tuyển quân đạt 99,45% KH (184/185 chỉ tiêu). Tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ cấp huyện đạt yêu cầu. Công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội (ATXH) được chú trọng, bảo vệ tuyệt đối an toàn trong các sự kiện chính trị, lễ hội tổ chức trên địa bàn. Tuy nhiên, tỷ lệ vụ việc vi phạm trật tự ATXH tăng 31,01% so cùng kỳ, tai nạn giao thông tăng 13,3% so cùng kỳ. Thi hành án dân sự đạt tỷ lệ 91,49%, đạt 107,6% KH. (91,49/85). Tăng cường tổ chức tiếp xúc đối thoại và giải quyết khiếu nại tố cáo nên hiệu quả giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân vượt chỉ tiêu KH (đạt 83,03%/80%).
3.1.3.4 Thủy lợi và phòng chống lụt bão
Các địa phương vận động nhân dân thực hiện nạo vét, khai thông các kênh tưới tiêu nội đồng với tổng chiều dài 20.000m, khối lượng 15.000m3
, 2.400 ngày công; tu sửa, gia cố 25.000m đê bao, khối lượng 5.000m3
, 6.250 ngày công. Từ nguồn vốn cấp bù thủy lợi phí của tỉnh đã thực hiện tổng số 21
tuyến kênh, chiều dài 20.650m. Nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng công trình đê bao Giồng Dơi xã An Hiệp. Phối hợp cùng Công ty khai thác công trình thủy lợi tỉnh Bến Tre triển khai thi công công trình đê bao rạch Bà Lựu – xã Tân Phú, hoàn thành đê bao Hàm Luông xã Tân Phú dài 5.700m từ Tân Tây đến Phú Luông, hoàn thành thi công 3 cống ngăn lũ ở xã Phú Đức.
3.1.3.5 Tài nguyên – Môi trường
Công tác quản lý về đất đai, tài nguyên, môi trường được tăng cường, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu 346 giấy. Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý đất công, đất bãi bồi: đã rà soát, thống kê được tổng số thửa, diện tích đất công, công ích, bãi bồi trên địa bàn huyện. Trong đó, có số liệu về diện tích đã xác lập pháp lý và chưa xác lập pháp lý, tiếp tục thẩm tra, lập hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất công trên địa bàn huyện nhằm khắc phục những sai phạm trong quản lý đất công thời gian trước đây. Tiến độ thực hiện ở 02 xã điểm An Hiệp cơ bản đã hoàn thành, xã Phú Túc tiếp tục kiểm tra đôn đốc để cơ bản đến cuối năm 2013 hoàn tất.
Thực hiện KH kiểm soát môi trường tiến hành kiểm tra, phúc tra 62 cơ sở, ban hành 10 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt là 38,75 triệu đồng; đoàn kiểm tra Tài nguyên – Khoáng sản của huyện đã thực hiện 35 đợt kiểm tra việc vận chuyển , khai thác cát sông trái phép trên địa bàn huyện. Qua kiểm tra, đoàn đã phát hiện và xử lý 50 trường hợp vi phạm với tổng số tiền 464.500.000 đồng.
Bồi thường thiệt hại – giải phóng mặt bằng: Bàn giao mặt bằng xong 07 công trình: đường tỉnh 883; cầu Phong Nẫm liên huyện Châu Thành – Giồng Trôm; trường THCS Tiên Thủy; trường tiểu học An Hóa; trường THCS Tân Phú; Lô A6-A8 thuộc công trình KCN An Hiệp; khu nhà ở công nhân và tái định cư phục vụ KCN Giao Long.
3.1.3.6 Tài chính – Thuế
Nguồn thu ngân sách trên địa bàn huyện trong những tháng đầu năm mặc dù có huy động kịp thời vào ngân sách nhưng tỷ lệ đạt chưa cao, chủ yếu từ nguồn thu bổ sung từ ngân sách cấp trên. Tính đến thời điểm này có tới 19 xã không huy động được nguồn thu do vậy phải tạm ứng trước 30% dự toán bổ sung từ đầu năm. Ngoài khoản tạm ứng trên, ngân sách huyện còn phải chi tạm ứng cho ngân sách các xã số tiền là 1.767.315.000 đồng. Tuy nhiên ước thu ngân sách đến cuối năm phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu KH được giao.
Thuế: tổng thu các loại thuế ước thực hiện đến ngày 31/12/2013 là 63,5 tỷ đồng, đạt 100,01% KH. Trong đó: thuế ngoài quốc doanh là 20,2 tỷ đồng, đạt 85,23%; thuế thu nhập cá nhân đạt 87,87%, thu trước bạ đạt 95,95%, thu tiền sử dụng đất đạt 105,59%.
3.2 SƠ LƯỢC VỀ CÂY CA CAO 3.2.1 Nguồn gốc cây ca cao 3.2.1 Nguồn gốc cây ca cao
Cây ca cao có tên khoa học là “Theobroma cacao”, thuộc họ
Sterculiaceae, là loài duy nhất trong số 22 loài của chi Theobroma được trồng sản xuất. Ca cao có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazon nằm ở Nam, Trung Mỹ và cũng được trồng rộng rãi ở đây từ hơn 500 năm trước. Từ xa xưa, thổ