Tổng hợp kết quả, hiệu quả bình quân của một công cacao trong năm

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất ca cao ở huyện châu thành, tỉnh bến tre (Trang 60 - 62)

trong năm 2013

Bảng 4.7 Tổng hợp kết quả, hiệu quả bình quân của một công ca cao trong năm 2013

Khoản mục Đơn vị tính Giá trị

Tổng chi phí Đồng/công/năm 1.908.451,071

Lao động gia đình Đồng/công/năm 1.084.587,687

Tổng doanh thu Đồng/công/năm 2.988.640,302

Tổng lợi nhuận Đồng/công/năm 1.080.189,231

Tổng thu nhập Đồng/công/năm 2.164.776,918

Tỷ suất DT/CP Lần 1,566

Tỷ suất LN/CP Lần 0,566

Tỷ suất TN/CP Lần 1,134

Nguồn: Xử lý số liệu điều tra năm 2014.

Dựa vào kết quả của hai bảng 4.5 và 4.6, ta có các khoản mục trong bảng 4.7 là tổng chi phí và tổng doanh thu lần lượt là 1.908.451,071 đồng/công/năm và 2.988.640,302 đồng/công/năm. Sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí, lợi nhuận nông hộ có được là 1.080.189,231 đồng/công/năm. Như vậy, với việc trồng xen thêm ca cao vào vườn nhà, mỗi năm nông hộ nhận được thêm một khoản tiền lời là 1.080.189,231 đồng trên một công đất vườn. Đối với những nông hộ không tham gia mô hình, họ sẽ bỏ qua cơ hội bỏ túi khoản tiền tăng thêm này.

Ca cao là loại cây trồng xen, nhiều nông hộ cho biết, nếu thuê mướn lao động trong sản xuất ca cao thì sẽ không đạt được mục đích cải thiện thu nhập cho nên nông hộ chủ yếu tận dụng LĐGĐ. Năm 2013, công LĐGĐ trung bình mà nông hộ phải bỏ ra cho canh tác ca cao là khoảng 1.084.587,687 đồng/công/năm. Lao động nhà được xem như một khoản thu nhập của nông hộ. Vì vậy, thu nhập ca cao mang lại cho nông hộ sẽ là kết quả cộng gộp của lợi nhuận và công LĐGĐ, khoảng 2.164.776,918 đồng/công/năm.

Các chỉ tiêu hiệu quả:

Tỷ suất DT/CP = 1,566 lần cho biết với 1 đồng chi phí bỏ ra thu được 1,566 đồng doanh thu.

Tỷ suất LN/CP = 0,566 lần cho biết với 1 đồng chi phí bỏ ra thu được 0,566 đồng lợi nhuận.

Tỷ suất TN/CP = 1,134 lần cho biết với 1 đồng chi phí bỏ ra thu được 1,134 đồng thu nhập.

Như đã phân tích, ca cao là loại cây trồng phụ với mục đích giúp nông hộ tăng thu nhập trên cùng diện tích đất canh tác ban đầu. Để đạt được mục đích đó thì người trồng ca cao phải chịu tự bỏ công trong quá trình canh tác với mục đích “lấy công làm lời”. Chính vì thế mà ca cao cũng là một loại cây trồng thâm dụng lao động, tận dụng thời gian nhàn rỗi của nông dân để làm phát sinh thêm những khoảng lợi nhuận. Để đánh giá hiệu quả đối với công lao động của người dân, ta xét tỷ số LN/công LĐGĐ. Đây là một tỷ số rất đáng quan tâm bởi nó thể hiện mối tương quan giữa công sức của nhà nông bỏ ra và mức lợi nhuận cây ca cao mang lại cho họ. Theo đó, mức độ hấp dẫn của mô hình cũng được phản ánh thông qua tỷ số này. Nếu tỷ số này ngày càng được cải thiện theo chiều hướng tăng lên sẽ khuyến khích người nông dân lựa chọn đầu tư canh tác, mở rộng quy mô sản xuất ca cao. Kết quả tính toán cho biết, tỷ số LN/công LĐGĐ năm 2013 là 0,996 lần, điều này có nghĩa khi người dân bỏ ra 1 đồng công LĐGĐ thì nhận được 0,996 đồng lợi nhuận.

Qua các kết quả phân tích như trên, ta nhận thấy mô hình trồng ca cao xen dừa ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre trong năm 2013 vừa qua đã đạt những hiệu quả nhất định khi góp phần giúp người nông dân có thêm thu nhập, cải thiện đời sống. Tuy nhiên, mức hiệu quả còn khiêm tốn, chưa tương xứng với triển vọng của loài cây này, tiềm năng của mô hình chưa đạt phát huy, khai thác ở mức tối đa.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất ca cao ở huyện châu thành, tỉnh bến tre (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)