Tình hình sản xuất

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất ca cao ở huyện châu thành, tỉnh bến tre (Trang 49 - 53)

4.1.2.1 Về lao động

Với số lao động trung bình của mỗi hộ là 1,59 lao động (theo bảng 4.1), hiện có 47 hộ phải thuê mướn thêm lao động ngoài cho công việc canh tác ca cao, chiếm tỷ lệ 29,38% trong tổng số 160 hộ được khảo sát. Các lao động được thuê mướn chủ yếu để làm các công việc như bồi lại đất hàng năm, làm cỏ hay xịt thuốc cho ca cao...Các lao động được thuê là những người ở khu vực lân cận nơi chủ hộ sinh sống, đó là những người hàng xóm hoặc những người có quan hệ bà con với chủ hộ. Trung bình, tiền công thuê 1 lao động trong năm 2013 vừa qua là 146.702,128 đồng/ngày. Được biết, tiền công thuê lao động nữ thường là 100.000 đồng/ngày trong khi các lao động nam thường là 150.000 đồng/ngày. Do đặc thù sức lao động của nữ yếu hơn nên giá thuê rẻ hơn, và các lao động nữ thường được thuê để làm các công việc đơn giản như làm cỏ. Trong khi đó, các công việc nặng nhọc, độc hại như bồi sình, xịt thuốc các chủ hộ sẽ thuê mướn lao động nam. Cũng theo khảo sát cho thấy, có 7 trên tổng số 160 hộ cho rằng thường gặp khó khăn khi tìm kiếm lao động với cùng nguyên nhân đó là các lao động hiện đã đi làm các công việc ở nơi khác. Điều này có thể lý giải là bởi hoạt động nông nghiệp mang tính thời vụ và mang lại thu nhập thấp cho nên các lao động này dần chuyển sang tìm kiếm công việc ở các lĩnh vực khác mang lại thu nhập cao và ổn định hơn.

Nam 80,63% Nữ

4.1.2.2 Về vốn

Về vốn đầu tư, hầu hết các nông hộ cho biết nguồn vốn tự có của gia đình đảm bảo đủ để đầu tư cho việc tham gia trồng ca cao. Chỉ có 3 trên tổng số 160 hộ phải cần đến khoản vay từ ngân hàng (chiếm tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 1,88%) với số tiền vay là 10.000.000 đồng cùng mức lãi suất 8%/năm trong thời hạn vay là 3 năm, trên hai hình thức là tín chấp (1 hộ) và thế chấp (2 hộ). Những hộ này cho biết họ không gặp khó khăn gì từ quá trình vay vốn. Nông hộ cũng cho biết họ sử dụng phần lớn số tiền vay vào mục đích là thuê mướn nhân công hay mua phân bón và các loại thuốc BVTV.

Theo khảo sát cho thấy, giá cây giống trung bình khoảng 2.315 đồng/cây giống, cao nhất là 6.000 đồng/cây giống. Có 129 trên tổng số 160 hộ (chiếm 80,63%) cho biết họ đã nhận được hỗ trợ từ Dự án về chi phí mua cây giống với các mức hỗ trợ 40%, 60% hoặc 100% giá cây giống.

Về nguồn lực đất đai, 100% nông hộ cho biết họ canh tác trên đất thuộc sở hữu của chính mình, không có hộ nào phải thuê đất.

Bảng 4.2 Thông tin về quỹ đất sản xuất của nông hộ trong năm 2013

ĐVT: Công

Khoản mục Giá trị lớn nhất Giá trị nhỏ nhất Trung bình Tổng diện tích đất nông

nghiệp 25 2 7,38

Diện tích trồng ca cao xen

dừa 23 1 5,98

Diện tích thu hoạch ca cao

xen dừa 23 1 5,98

Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2014.

Qua bảng 4.2 ta thấy, tổng diện tích đất nông nghiệp trung bình của nông hộ là 7,38 công, hộ có nhiều nhất là 25 công và ít nhất là 2 công. Trong khi đó, diện tích trồng ca cao xen dừa trung bình của các nông hộ là 5,98 công, hộ trồng nhiều nhất là 23 công và ít nhất là 1 công. Các hộ được khảo sát là những hộ đã tham gia mô hình ca cao xen dừa từ 5 năm trở lên nên toàn bộ diện tích trồng ca cao đều đã cho thu hoạch, vì thế diện tích trồng và diện tích thu hoạch ca cao là giống nhau. Đặc biệt, trong số 160 hộ được điều tra, có đến 98 hộ trồng ca cao trên toàn bộ diện tích đất sản xuất của gia đình, chiếm tỷ lệ 61,3%. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy sự hưởng ứng của người dân đối với mô hình ca cao xen dừa mà tỉnh đã phát động.

4.1.2.3 Về kỹ thuật

Về tiêu chuẩn canh tác, hầu hết nông hộ được khuyến khích trồng ca cao theo tiêu chuẩn chứng nhận Quốc tế (tiêu chuẩn UTZ).

Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2014.

Hình 4.2 Tiêu chuẩn trồng ca cao của nông hộ

Qua hình 4.2 ta thấy, hiện nay có 76,9% nông hộ cho biết vườn ca cao của họ đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn UTZ. Các nông hộ này cũng cho biết, sản xuất ca cao theo tiêu chuẩn UTZ sẽ có những thuận lợi như được thu mua giá cao hơn, được hỗ trợ lao cụ, quần áo bảo hộ, tài liệu kỹ thuật, phân bón, tiết kiệm chi phí do hạn chế lạm dụng thuốc BVTV, giữ gìn vệ sinh, môi trường. Tuy nhiên, vẫn còn một số nông hộ không đáp ứng đầy đủ các quy định đề ra như có nhà vệ sinh tự hoại, xịt thuốc theo đúng danh mục cho phép…nên có 23,1% nông hộ vẫn canh tác ca cao theo kiểu tự do.

Về yếu tố kỹ thuật, các nông hộ cho biết chủ yếu họ tích lũy kinh nghiệm trồng ca cao thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật do các cán bộ khuyến nông của huyện, của tỉnh, các cán bộ hội nông dân xã hoặc chủ nhiệm các CLB ca cao trực tiếp hướng dẫn. Có đến 90,63% nông hộ cho biết họ tích lũy kinh nghiệm trồng ca cao từ các lớp tập huấn. Tham gia tập huấn thường xuyên, đều đặn sẽ góp phần giúp nông dân hiểu rõ hơn về cây ca cao và mô hình trồng ca cao xen dừa, bên cạnh đó còn tiếp thu được các kiến thức, các phương pháp trồng khoa học, tiến bộ và đúng kỹ thuật, góp phần nâng cao cải thiện năng suất, chất lượng, nâng cao hiệu quả của mô hình. Ngoài ra, các nông hộ cũng học hỏi thêm bằng cách trao đổi với hàng xóm, những người cùng canh tách ca cao hay từ các phương tiện thông tin truyền thông. Tỷ lệ nông hộ cho biết họ học hỏi kinh nghiệm từ sách báo, tivi…là 13,1%, từ gia đình truyền lại

Trồng theo tiêu chuẩn UTZ

76,9% Không trồng

theo tiêu chuẩn 23,1%

là 1,25% và từ các nguồn khác như các tài liệu tự tìm kiếm, từ bà con hàng xóm, từ kinh nghiệm thực tế…là 5%.

Có thể thấy rằng, kỹ thuật trồng ca cao của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu chịu ảnh hưởng chủ yếu từ các lớp tập huấn. Do đó, cách thức canh tác của bà con tương đối giống nhau vì họ thường làm theo những gì đã được hướng dẫn. Các chỉ tiêu như mật độ ca cao, mật độ dừa trong vườn hay thời gian cho trái đầu tiên của ca cao đều được phổ biến đến nông dân để tiện trong việc giám sát và theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.

Bảng 4.3 Tổng hợp một số chỉ tiêu liên quan đến kỹ thuật canh tác ca cao của nông hộ

Chỉ tiêu Giá trị lớn nhất Giá trị nhỏ nhất Trung bình Số năm trồng ca cao (năm) 14 5 7,16 Mật độ ca cao (cây/công) 150 16,67 53,28 Mật độ dừa (cây/công) 60 8 18,86

Thời gian cho trái đầu tiên (tháng)

48 9 21,65

Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2014.

Quan sát bảng 4.3, đối với chỉ tiêu số năm trồng ca cao, do đề tài chỉ khảo sát những nông hộ đã trồng ca cao từ 5 năm trở lên nên nông hộ trồng ca cao muộn nhất cũng đã được 5 năm. Trong khi đó, nông hộ tham gia trồng ca cao sớm nhất là cách đây 14 năm. Tính trung bình, các nông hộ được khảo sát đã trồng ca cao được khoảng 7,16 năm.

Về mật độ của cây, đây là một trong những chỉ tiêu kỹ thuật quan trọng và có quan hệ chặt chẽ với nhau bởi nó liên quan đến sự cạnh tranh dinh dưỡng và không gian cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cả dừa lẫn ca cao. Các nông hộ được khuyến khích nên trồng khoảng 40 – 60 gốc ca cao xen với 18 – 20 gốc dừa trên một công đất vườn. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau như thiếu đất sản xuất hoặc thiếu lao động mà một số hộ trồng dày hơn hoặc thưa hơn so với mức thông thường. Đối với ca cao, hộ trồng dày nhất có mật độ lên đến 150 cây/công trong khi hộ trồng thưa nhất chỉ có 16,67 cây/công. Tính bình quân, nông hộ trồng khoảng 53,28 gốc ca cao trên một công đất. Trong khi đó, đối với dừa, mật độ dày nhất theo ghi nhận là 60 cây/công và mật độ thưa nhất là 8 cây/công. Tính trung bình, mật độ dừa của các nông hộ là 18,86 cây/công.

Thời gian ca cao cho trái lần đầu mà đa số bà con cho biết là khoảng từ 18 – 24 tháng. Những hộ có sự chuẩn bị trước khi trồng như bón lót hay chăm sóc đúng kỹ thuật thì cây có thể cho trái sớm hơn, ngược lại cây có thể cho trái muộn hơn bình thường. Tính trung bình, thời gian ca cao cho trái lần đầu tiên là khoảng 21,65 tháng, sớm nhất là 9 tháng và muộn nhất là 48 tháng.

Nói về những khó khăn gặp phải trong quá trình sản xuất ca cao, nạn sóc – chuột cắn phá trái được cho là gây nhiều thiệt hại cho nông dân. Có đến 83,13% nông hộ cho biết họ đang phải đối mặt với tình trạng sóc – chuột phá hoại. Bên cạnh đó, có 60,63% nông hộ cho biết gặp khó khăn vì dịch bệnh xảy ra trên ca cao và có 3,75% nông hộ cho biết đất canh tác của họ thường bị nhiễm mặn, nhiễm phèn. Số nông hộ cho biết gặp khó khăn do thiếu vốn sản xuất rất nhỏ, chỉ khoảng 0,63%.

Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2014.

Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện các loại sâu bệnh gây hại trên ca cao Riêng tình hình các loại sâu bệnh thường gặp trên ca cao, quan sát biểu đồ cột hình 4.3 ta có thể thấy rằng phổ biến nhất là bọ xít muỗi. Có 69,38% nông dân cho biết vườn ca cao của họ bị bọ xít muỗi chích hút nhựa trái. Tình trạng trái non bị khô và rệp sáp cũng phổ biến khi có cùng 54,38% vườn ca cao của các nông hộ mắc phải. Tỷ lệ này đối với bệnh thối thân, cháy lá, thối trái và sâu đục thân, đục trái lần lượt là 51,88% và 27,5%. Ngoài ra, có 6,88% các nông hộ cho biết vườn ca cao của họ còn gặp phải các loại sâu bệnh khác như kháng thư, bệnh xì mủ gốc…

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất ca cao ở huyện châu thành, tỉnh bến tre (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)