Kỹ thuật canh tác cây cacao

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất ca cao ở huyện châu thành, tỉnh bến tre (Trang 37 - 39)

3.2.6.1 Chuẩn bị che bóng

Che bóng cho cây ca cao là yếu tố then chốt quyết định sự thành công trong giai đoạn kiến thiết cơ bản. Có thể nói chưa đảm bảo được bóng che thì chưa nên trồng ca cao. Mục đích chính của việc che bóng là giảm cường độ ánh sáng trực tiếp vốn không thích hợp cho quá trình quang hợp của cây ca cao, tránh là và cành non vị cháy nắng, cản gió để tránh lá bị tổn thương cơ giới, giảm sự thay đổi đột ngột ẩm độ không khí và đất chung quanh cây ca cao. Cây không được che bóng sẽ bị cháy lá, cháy thân cục bộ, chùn ngọn, chậm lớn, dễ bị sâu bệnh tấn công, cây phân cành sớm, lá rụng sớm. Yêu cầu độ che bóng cho cây con khoảng 50% ánh sáng mặt trời trực tiếp. Cây che bóng phải được trồng khoảng 6 – 12 tháng trước khi trồng ca cao và có các đặc tính như: lớn nhanh, tán lá thưa và phân bố đều, có giá trị kinh tế, không cùng sâu bệnh với ca cao, ít cạnh tranh dinh dưỡng với ca cao.

3.2.6.2 Chuẩn bị hố trồng

Hiện nay đa số các vườn ca cao trồng ở khoảng cách 3 x 3m cho thấy là hợp lý đối với cả cây thực sinh lẫn cây ghép. Nếu trồng mật độ dày hơn năng suất tối đa đạt nhanh hơn nhưng vốn đầu tư ban đầu về giống, công trồng cao hơn và công tỉa cành tạo tán khi cây vào thời kỳ kinh doanh cũng cao hơn. Nếu ca cao trồng xen, tùy mật độ và loại cây trồng đã có sẵn để bố trí mật độ ca cao cho thích hợp. Thông thường, nếu xen với điều hoặc dừa, mật độ ca cao có thể từ 400 – 700 cây/ha.

Ca cao trồng trên vùng đất cao cần đào hố. Tuy nhiên vùng ĐBSCL như Bên Tre, Cần Thơ có mực thủy cấp cao và ảnh hưởng bởi nước triều cần phải trồng bằng mặt hoặc lên mô thay vì đào hố.

Để cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cây ca cao trong thời gian đầu, chúng ta nên trộn chung vào đất hỗn hợp phân bón gồm 100gam super lân + 50gam phân tổng hợp (20 – 20 – 15) + phân hữu cơ để lấp đầy hố trồng và quanh bầu cây.

3.2.6.3 Trồng cây

Trồng cây ca cao khi cây che bóng đã được thiết lập hoặc vật liệu che bóng tạm thời đã sẵn sàng. Nên cố định cây vừa trồng để tránh gió lay. Tưới nước ngay sau khi trồng. Cần đảm bảo cản được 50 – 75% ánh sáng trực tiếp. Nên trồng cây ca cao vào sáng sớm hoặc chiều mát. Sau khi trồng, kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện cây chết và trồng dặm lại ngay.

3.2.6.4 Chăm sóc

Tưới nước, giữ ẩm:

Nguồn nước tưới có thể từ sông, hồ hay nước giếng không bị nhiễm mặn hay phèn. Không nên tưới giữa lúc trời nắng gắt. Tưới nhỏ giọt luôn là biện pháp hữu hiệu trong việc tiết kiệm nước, công lao động và tăng hiệu quả phân bón. Ngoài ra, tủ gốc là biện pháp tốt để giữ ẩm độ đất ổn định, giảm số lần tưới và tránh cỏ mọc vào mùa khô. Vào mùa mưa, lớp hữu cơ phủ gốc làm hạn chế đất văng do mưa rơi, hạn chế sự phát tán mầm bệnh nằm trong đất.

Bón phân:

Phân bón chứa các thành phần quan trọng và cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Qua thực nghiệm ở Việt Nam hiện nay cho thấy trong năm đầu tiên tổng lượng phân cung cấp cho mỗi cây trong khoảng từ 150 – 200gam phân tổng hợp NPK (16 – 16 – 8). Trong năm thứ hai lượng phân cần tăng lên trong khoảng từ 300 – 400gam/gốc và năm thứ ba là 500 – 600gam/gốc. Khi cây bước vào giai đoạn kinh doanh, lượng phân cần bón tùy thuộc vào điều kiện đất đai và sản lượng ca cao thu hoạch làm thế nào cân đối được lượng dinh dưỡng do cây trồng lấy đi để tạo quả cùng với sự mất mát do các yếu tố môi trường tác động vào.

Tỉa cành, tạo tán:

Nguyên lý chung của việc tỉa cành tạo tán là điều chỉnh cây phát triển cân đối, cành vươn đều mọi hướng; tán lá phải tỏa kín không gian của từng cây, không có những lỗ hổng trong tán cây; dưới tán lá phải thông thoáng để giảm thiểu sâu bệnh; chiều cao cây hợp lý để dễ chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch.

Thu hoạch:

Chỉ thu hoạch khi trái đã chín là lúc trái có màu vàng hoặc đỏ cam tùy theo giống. Nếu trái chưa chín sẽ khó bóc hạt và khi lên men chất lượng hạt kém. Tuy nhiên nếu thu hoạch trễ trái dễ bị hư do sâu bệnh, sóc, chuột phá hoại hoặc hạt nẩy mầm trong trái (đối với một số giống). Khi thu hoạch, cắt

cuống trái bằng kéo tỉa cành hoặc dao bén. Cần lưu ý tránh va chạm lưỡi cắt vào thân cây vì sự va chạm gây trầy xướt, làm tổn thương đệm hoa sẽ ảnh hưởng xấu tới sự ra hoa kết trái ở các vụ sau.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất ca cao ở huyện châu thành, tỉnh bến tre (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)