huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre
- Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn kỹ thuật, tích cực tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ sách, báo, tivi, internet, các tài liệu tập huấn…Thường xuyên trau dồi, giao lưu, học tập lẫn nhau các kỹ thuật canh tác mới và cách phòng trị sâu bệnh hiệu quả.
- Tạo thói quen ghi chép lại các chỉ số doanh thu, chi phí… và các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất để nắm được mức độ hiệu quả của quá trình canh tác, làm cơ sơ cho việc lập kế hoạch sản xuất, đầu tư ở kỳ tới.
- Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật một cách linh động, sáng tạo vào quá trình sản xuất, tuân thủ các tiêu chuẩn chứng nhận quốc tế, tận dụng các nguồn hỗ trợ nhận được vào đúng mục đích để đạt hiệu quả về năng suất, có được đầu ra giá cao.
- Thay đổi thói quen lạm dụng phân hóa học, các thuốc BVTV có tính độc cao, có thể gây hại môi trường và gây bạc màu đất về lâu dài, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững. Thay vào đó, chỉ sử dụng các thuốc BVTV có trong các danh mục cho phép, chuyển dần từ phân hóa học sang phân hữu cơ, vi sinh, tận dụng nguồn phân tự nhiên sẵn có, vừa có thể tiết kiệm chi phí vừa bảo vệ môi trường.
- Đầu tư nhiều thời gian hơn để chăm sóc cho ca cao, không ỷ lại, để mặc cho tự nhiên. Chú trọng tưới nước, bón phân đầy đủ, tỉa cành tạo tán đúng kỹ thuật.
- Tăng cường liên kết, hợp tác, hỗ trợ giữa các nông hộ trồng ca cao trong những khu vực lân cận với nhau thông qua việc thành lập, tham gia các CLB, các tổ hợp tác hoặc các tổ chức quy mô hơn nữa, tiến tới hình thành các cụm trồng ca cao trọng điểm nhằm tạo thế và lực cho những nông dân trồng ca cao, tránh việc sản xuất nhỏ lẽ, manh múng, gây khó khăn trong khâu thu mua và dễ bị ép giá.
- Phấn đấu mở rộng quy mô, nâng cao năng suất, chất lượng ca cao để tìm kiếm cơ hội ký kết các hợp đồng tài trợ và thu mua trọn gói từ các công ty thu mua trong và ngoài nước. Tuân thủ hợp đồng, giữ uy tín, tránh việc chạy theo giá cao và vi phạm hợp đồng.
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN
Châu Thành là huyện có địa phương đi đầu trong việc thử nghiệm mô hình trồng ca cao xen dừa từ năm 2000 tại xã An Khánh. Đến nay, mô hình này đã và đang cho thấy hiệu quả khi phần nào giúp người nông dân nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo. Xã An Khánh hiện nay cũng đã trở thành xã trọng điểm trồng ca cao của huyện Châu Thành nói riêng và của toàn tỉnh Bến Tre nói chung. Được sự hưởng ứng từ phía nông dân, mô hình ngày một lan rộng, đến nay ca cao đã xuất hiện trên hầu hết các xã thuộc địa bàn huyện, chứng tỏ tính phù hợp của mô hình đối với địa phương cũng như khẳng định đây là hướng đi đúng đắn của lãnh đạo và nhân dân huyện. Trong suốt những năm qua, huyện Châu Thành luôn giữ vững vị trí là huyện dẫn đầu về diện tích trồng, diện tích thu hoạch, sản lượng cũng như năng suất ca cao trong toàn tỉnh. Với vị thế đó, huyện Châu Thành xứng đáng là địa phương tiên phong, đóng vai trò chủ lực trong việc thúc đẩy ca cao Bến Tre phát triển vươn xa trong tương lai gần.
Theo kết quả phân tích hiệu quả sản xuất ca cao của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu cho thấy, với việc trồng ca cao xen trong vườn dừa, năm 2013 vừa qua, nông hộ sẽ có thêm một khoảng thu nhập là 2.164.776,918 đồng trên mỗi công đất vườn, trong đó mức lợi nhuận đạt được là 1.080.189,231 đồng trên mỗi công đất vườn. Bên cạnh đó, kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất ca cao của nông hộ đã chỉ ra rằng, năng suất ca cao chịu ảnh hưởng 55,2% bởi các yếu tố như mật độ ca cao, hàm lượng phân NPK, hàm lượng các loại phân khác, số lần tập huấn và giờ công chăm sóc. Do đó, để có thể nâng cao năng suất ca cao thì các nông hộ cần lưu ý đến các yếu tố này để có thể tìm ra phương pháp canh tác thích hợp.
Bên cạnh những kết quả đạt được, mô hình cũng còn phải đối mặt với không ít thách thức như tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp, người dân chưa thấy được hết triển vọng của cây ca cao, sự biến động trong giá thu mua ca cao ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của mô hình, tình trạng chỉ bán ca cao nguyên liệu thô chưa mang lại lợi nhuận cao cho nông dân, tỷ số LN/CP chỉ đạt 0,566 lần chứng tỏ mô hình chưa phát huy hết hiệu quả như mong đợi…Vì vậy, trong thời gian tới, để có thể khai thác hết tiềm năng và giá trị của cây ca cao, cũng như đảm bảo sự phát triển bền vững của mô hình ca cao xen dừa cần có sự chung tay, phối hợp của Đảng bộ, chính quyền địa phương, các tổ chức liên quan cùng toàn thể nông dân huyện Châu Thành. Có như vậy thì huyện
Châu Thành mới tiếp tục giữ vững vị trí tiên phong, chủ lực cho sự phát triển của mô hình, cũng như góp phần quan trọng đưa thương hiệu ca cao Bến Tre vươn lên mạnh mẽ trong phạm vi cả nước và xa hơn nữa là trên thế giới.
5.2 KIẾN NGHỊ
5.2.1 Đối với các cơ quan Nhà nước cấp Trung ương
- Tiến hành thực hiện những đề án nghiên cứu tiềm năng, triển vọng, tính khả thi, tính phù hợp của cây ca cao đối với tình hình Việt Nam để làm cơ sở cho việc xây dựng những chiến lược phát triển mang tính dài hạn, toàn diện nhằm mục đích phục vụ mục tiêu phát triển bền vững của ngành hàng ca cao tại Việt Nam.
- Phổ biến đến các cấp cơ sở và quần chúng nhân dân để mọi người cùng nắm bắt được những chiến lược, định hướng phát triển của Nhà nước đối với ngành ca cao. Triển khai thực hiện một cách đồng loạt, nhất quán những chiến lược đã xây dựng ở các địa bàn ca cao trọng điểm trên cả nước.
- Tăng cường giao lưu, hợp tác với các “cường quốc ca cao” trong khu vực và trên Thế giới thông qua tổ chức đưa các phái đoàn cán bộ, nông dân sang để học hỏi kinh nghiệm quản lý, định hướng phát triển ngành hàng ca cao của các nước đó và áp dụng một cách linh động, có chọn lọc đối với tình hình Việt Nam.
- Tăng mức đầu tư vốn cho các Dự án liên quan đến ngành hàng ca cao. Theo dõi, giám sát, đảm bảo sự công khai minh bạch cho các khoản đầu tư đến đúng người cần thụ hưởng.
- Duy trì việc hỗ trợ giá mua cây giống, bình ổn giá các loại vật tư nông nghiệp, tăng cường hỗ trợ phân bón và thuốc BVTV cho người nông dân. Đây là vấn đề hầu hết các nông dân đều mong mỏi bởi lẽ nếu được hỗ trợ phân bón và thuốc BVTV thì chi phí sẽ giảm đi và lợi nhuận sẽ tăng lên, từ đó tăng sự hấp dẫn của cây ca cao đối với người nông dân. Bên cạnh đó, cần có biện pháp giám sát, theo dõi chặt chẽ quá trình canh tác của nông dân, đảm bảo sự hỗ trợ đến đúng đối tượng cần thụ hưởng.
- Theo dõi giá ca cao trên Thế giới. Nếu cần, quy định mức giá sàn trong việc thu mua và sẵn sàng có chính sách trợ giá cho nông dân khi giá thu mua Thế giới giảm xuống mức thấp hơn giá sàn thu mua quy định.
- Nghiên cứu thị trường thu mua ca cao của các doanh nghiệp, công ty trong và ngoài nước đối với nông dân hiện nay. Soạn thảo, ban hành các quy định về quá trình thực hiện, giao kết hợp đồng mua bán, tránh để cho cá nhân
hay tổ chức nào lũng đoạn thị trường thu mua, gây thiệt hại cho bà con nông dân trồng ca cao.
5.2.2 Đối với chính quyền và các Sở, ban ngành ở địa phương
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến cho nông dân hiểu được triển vọng phát triển của cây cao cao. Đưa các sản phẩm làm từ ca cao đến gần với đời sống thường ngày của người dân để người dân quen thuộc với các sản phẩm đó, qua đó thấy được ích lợi của cây ca cao. Quan tâm, chú ý lắng nghe ý kiến, mong muốn của người trồng ca cao, làm cơ sở từ đó đề xuất với các cơ quan cấp cao có thẩm quyền xây dựng kế hoạch dài hạn, toàn diện và cụ thể về vấn đề phát triển bền vững của cây cao tại địa phương.
- Tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước có mong muốn tham gia đầu tư vào quá trình sản xuất, thu mua, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm từ ca cao. Ưu tiên đặc biệt các cá nhân, tổ chức có ý định đầu tư các dây chuyền công nghệ, nhà máy sản xuất ra thành phẩm trên địa bàn huyện nhằm mục tiêu chuyển dần từ xuất khẩu nguyên liệu thô sang xuất khẩu thành phẩm.
- Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, liên kết với các công ty trong và ngoài nước nhằm tìm kiếm thị trường đầu ra ổn định cho người nông dân. Việc bình ổn giá mua và đảm bảo thị trường đầu ra có ý nghĩa quan trọng vì nó giúp người nông dân có thể yên tâm canh tác. Đây là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết người nông dân trồng ca cao vì thế cần được đặc biệt chú trọng.
- Nắm rõ thông tin thị trường, giá cả, theo dõi hoạt động của các cá nhân, tổ chức thực hiện thu mua ca cao trên địa bàn. Quản lý, kiểm soát những thương lái có động cơ không tốt, làm trái quy định pháp luật trong quá trình thu mua ca cao, đồng thời tuyên truyền, vận động bà con cảnh giác với các thủ đoạn của các đối tượng đó.
- Khuyến khích người dân mở rộng quy mô và diện tích sản xuất, tăng cường tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật, các buổi tham quan vườn mẫu, giao lưu học hỏi, trau dồi kinh nghiệm giữa các nông hộ trong và ngoài địa phương.
- Củng cố và nâng cao năng lực, vai trò của đội ngũ cán bộ khuyến nông trong việc hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật cho bà con nông dân. Quá trình hỗ trợ kỹ thuật phải được thực hiện một cách sát sao, tận tình, sự tương tác giữa nông dân và cán bộ khuyến nông phải được đảm bảo một cách thường xuyên liên tục. Bám sát, theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh, sâu hại trên cây ca cao để tư vấn cho người nông dân cách phòng trị kịp thời.
- Đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống thủy lợi, triển khai các hoạt động phòng chống xâm nhập mặn để đảm bảo nguồn nước ngọt phục vụ tưới tiêu.
5.2.2 Đối với các chuyên gia, các nhà Khoa học, các cơ quan nghiên cứu về các vần đề liên quan đến ca cao
- Thường xuyên thực hiện những cuộc khảo sát thực tế trên các địa bàn khác nhau nhằm tìm hiểu kỹ lưỡng sự khác biệt về địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, thời tiết và tình hình dịch bệnh của từng địa phương.
- Tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu, lai tạo các giống ca cao mới cho năng suất cao hơn, có khả năng kháng sâu bệnh tốt để giúp bà con nâng cao hiệu quả sản xuất trong việc canh tác ca cao.
- Thường xuyên đưa các chuyên gia đến địa phương tập huấn kỹ thuật cho bà con nông dân, kết hợp với giao lưu, gặp gỡ, đối thoại và lắng nghe bà con, tìm hiểu những khó khăn mà bà con thường gặp trong quá trình sản xuất và giúp bà con tìm ra hướng giải quyết thích hợp.
- Nghiên cứu các loại sâu bệnh, dịch bệnh phổ biến cũng như những bệnh mới phát sinh hoặc có nguy cơ phát sinh nhằm tìm ra các phương pháp phòng, điều trị hiệu quả, tránh để sâu bệnh, dịch bệnh lan ra diện rộng, gây mất kiểm soát và thiệt hại cho bà con.
- Làm tốt vai trò tham mưu cho các cơ quan Nhà nước trong việc xây dựng các chính sách nhằm phát triển cây ca cao ở Việt Nam.
5.2.4 Đối với các doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước hoạt động trong ngành ca cao động trong ngành ca cao
- Tuân thủ các quy định của Nhà nước Việt Nam trong quá trình thu mua ca cao, thực hiện mua bán theo giá thị trường, cạnh tranh công bằng, tránh tình trạng tranh mua, tranh bán, áp đặt giá đối với những nông hộ quy mô nhỏ, manh múng, hoặc phá giá để lôi kéo nông dân, gây xáo trộn, bất ổn thị trường, gây hoang mang trong nông dân.
- Phân bổ các nguồn viện trợ như phân bón, quần áo bảo hộ, lao cụ…một cách đồng đều, công khai, minh bạch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Agrifood Consulting International, 2008. Nghiên cứu tính phù hợp, khả thi và lợi ích kinh tế xã hội trong việc sản xuất ca cao tại Việt Nam. Báo cáo dự thảo cuối cùng. Xây dựng cho Cục trồng trọt. Bethesda, Maryland, US, tháng 11 năm 2008.
2. Bộ Tài chánh, 2013. Thông tư số 45/2013/TT-BTC về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Hà Nội, tháng 4 năm 2013.
3. Cục thống kê tỉnh Bến Tre, 2013. Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre 2013. Bến Tre: Nhà xuất bản Thống kê Bến Tre.
4. Đào Thế Tuấn, 1997. Kinh tế hộ nông dân. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
5. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Hồng Đức.
6. Lê Khương Ninh, 2006. Kinh tế học vĩ mô, Lý thuyết tổng quát và thực tiễn Việt Nam. Cần Thơ: Nhà xuất bản Giáo dục.
7. Lê Khương Ninh, 2008. Kinh tế học vi mô, Lý thuyết và thực tiễn kinh doanh. Cần Thơ: Nhà xuất bản Giáo dục.
8. Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình Nguyên lý thống kê kinh tế. Cần Thơ: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin.
9. Nguyễn Hữu Tâm, 2013. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ ca cao ở tỉnh Bến Tre. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 26, trang 9-14. 10. Nguyễn Xuân Trường, 2012. Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ca cao. <http://cacao.khuyennongvn.gov.vn/news/tID138_Ky-THUaT-TRoNG-
CHAM-SoC-CAY-CA-CAO.html>. [Ngày truy cập: 28 tháng 11 năm 2014].
11. Phạm Hồng Đức Phước, 2005. Kỹ thuật trồng ca cao ở Việt Nam. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
12. Sinden, J.A., D.J. Thampapillai, 200-. Nhập môn phân tích lợi ích – chi phí. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Trần Võ Hùng Sơn và cộng sự, 2003. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
13. Trần Ái Kết và cộng sự, 2008. Giáo trình lí thuyết Tài chính – tiền tệ. Cần Thơ: Nhà xuất bản Giáo dục.
14. Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Bến Tre, Ban quản lý Dự án phát triển ca cao chứng nhận, 2013. Dự thảo báo cáo kết quả thực hiện Dự án phát triển ca cao chứng nhận năm 2013, kế hoạch năm 2014. Bến Tre, năm 2014.
15. Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành, 2013. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, mục tiêu, giải pháp năm 2014. Bến Tre, tháng 12 năm 2013.
16. Văn phòng Chính phủ, 2013. Nghị Quyết số 49/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Châu Thành để mở rộng địa giới hành chính thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre. Hà Nội, tháng 4 năm 2013.
Phân tích chuỗi giá trị ca cao ở tỉnh Bến Tre
PHỤ LỤC 1
Xin chào Ông/Bà, chúng tôi là nhóm nghiên cứu thuộc Trường Đại học Cần Thơ, hiện đang thực hiện đề tài “Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị ngành hàng ca cao ở tỉnh Bến Tre”. Mục tiêu chính của đề tài là tìm ra