LĐ = K/LBQ

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Đổi mới phân công và sử dụng lao động tại Công ty TNHH Hà Thịnh (Trang 57 - 61)

3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC PHÂN CÔNG VÀ SỬ DỤNG LAO ĐÔNG TẠI CÔNG TY

LĐ = K/LBQ

Trong đó: NSBQ

LĐ : Năng suất lao động bình quân thời kỳ tính toán K: doanh thu thời kỳ tính toán tính

LBQ : số lượng lao động bình quân thời kỳ tính toán

Chỉ tiêu này phản ánh năng lực sản xuất kinh doanh của một lao động. Một lao động trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.

Năng suất lao động bình quân một người lao động của Công ty thể hiện sự đóng góp sức lực của người ấy vào tổng doanh thu của Công ty. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy năng suất lao động bình quân một lao động của Công ty tăng dần qua các năm. Đó là do công tác phân công lao động và hợp tác lao động đã được Công

ty chú trọng hơn qua từng năm. Tuy nhiên, năng suất lao động bình quân năm sau cao hơn năm trước nhưng mức độ tăng lại có mức độ chậm lại. Nguyên nhân của hiện tượng này là vì mặc dù số lượng công nhân tăng lên nhưng chất lượng công nhân không tăng. Bên cạnh đó, công tác trang bị thêm các công cụ lao động mới, máy móc hiện đại vào sản xuất không được Công ty quan tâm đúng mức. Đó là 2 nguyên nhân chính dẫn tới năng suất lao động bình quân một người lao động của Công ty tăng qua các năm nhưng mức độ tăng đang dần chậm lại. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân chủ quan và khách quan khác như chính sách đào tạo của Công ty chưa tốt,yếu tố tự nhiên không thuận lợi…cũng tác động tiêu cực tới năng suất lao động của người lao động.

- Chỉ tiêu mức sinh lời bình quân của lao động:

Bảng 22- Bảng chỉ tiêu mức sinh lời bình quân của lao động trong Công ty giai đoạn 2008-2012

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Lãi ròng Ng.đồng 72.356.238 94.847.078 97.016.171 82.679.386 132.772.945

Lao động Người 416 420 420 425 430

Mức sinh lời bình

quân của lao động Ng.đ/người 173.933 225.826 230.991 194.540 308.775

( Nguồn- Phòng Tài chính kế toán ) Công thức tính:

∏BQ

LĐ = ∏R / LBQ

Trong đó: ∏BQ

LĐ : mức sinh lời bình quân do lao động tạo ra trong kỳ ∏R : lãi ròng thu được trong kỳ tính toán

LBQ : số lao động bình quân của kỳ tính toán

Chỉ tiêu này phản ánh một lao động trong Công ty tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần (lãi ròng) trong thời kỳ tính toán. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ

công tác sử dụng lao động của Công ty là hiệu quả. Ngược lại, chứng tỏ khả năng sử dụng lao động của Công ty là chưa tốt, Công ty cần tính toán đưa ra phương án sử dụng lao động hợp lý hơn.

Sức sinh lời bình quân của một lao động là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất hiệu quả sử dụng lao động của Công ty. Một người lao động trong một năm tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần cho Công ty. Nhìn vào bảng số liệu trên em thấy sức sinh lời bình quân của một lao động của Công ty tăng qua các năm cho thấy khả năng sử dụng lao động của Công ty khá tốt.Có được thành tích này phải kể đến vai trò sử dụng các công cụ tạo động lực cho người lao động tài tình của bộ máy quản lý của Công ty. Thêm vào đó, việc thiết kế nơi làm việc, điều kiện làm việc cho người lao động tốt đã kích thích người lao động hăng hái làm việc hơn, từ đó lãi ròng thu được năm sau luôn cao hơn năm trước rất nhiều trong khi đó số lượng công nhân được tuyển thêm không đáng kể. Đó là nguyên nhân chính làm tăng sức sinh lời bình quân của một người lao động. Cụ thể một người lao động của Công ty có thể tạo ra 308.775 (nghìn đồng)lợi nhuận thuần năm 2012, hy vọng con số này sẽ còn ấn tượng hơn trong năm 2013.

- Chỉ tiêu hiệu suất tiền lương:

Bảng 23- Bảng chỉ tiêu hiệu suất tiền lương của Công ty giai đoạn 2008-2012

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng quỹ lương Ng.đồng 21.168.000 27.000.000 29.640.000 38.064.000 43.380.000

Doanh thu Ng.đồng 365.435.544 391.016.033 381.240.631 401.198.679 492.859.264

Hiệu suất tiền

lương Ng.đ/người 17.26 14.48 12.86 10.54 11.36

Công thức tính:

SSX (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TL = ∏R / ∑QTL

Trong đó: SSX

TL : hiệu suất tiền lương của thời kỳ tính toán ∑QTL : tổng quỹ tiền luơng thời kỳ tính toán

R : kết quả thời kỳ tính toán ( có thể là doanh thu hoặc lợi nhuận)

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tiền lương bỏ ra thu về bao nhiêu đồng kết quả. Kết quả có thể là lợi nhuận hoặc doanh thu.

Hiệu suất tiền lương là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả việc sử dụng tiền lương. Trong bảng hiệu suất tiền lương được tính căn cứ vào tổng doanh thu và tổng quỹ tiền lương qua các năm. Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy hiệu suất tiền lương tất cả các năm đều lớn hơn 0. Điều này chứng tỏ tiền lương có tác dụng trong việc tạo kết quả cuối cùng. Tuy nhiên, hiệu suất tiền lương các năm không ổn định mà khá thất thường. Cụ thể, năm 2008 là 17.26, năm 2009 là 14.48, năm 2010 là 12.86, năm 2011 là 10.54 nhưng năm 2012 lại là 11.36. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân,có thể do mức độ tăng của tổng doanh thu và tổng quỹ tiền lương chênh lệch nhau, cũng có thể do xu hướng nhu cầu, nguyện vọng của người lao động. Tuy nhiên, người lao động trong Công ty chủ yếu là lao động phổ thông do đó nhu cầu của họ cũng không cao, tiền lương là động lực chính thúc đẩy họ lao động cống hiến cho Công ty. Hiệu suất tiền lương không ổn định có thể là do chính sách tiền lương của Công ty chưa được tốt Có thể có sai sót trong quá trình trả lương cho người lao động…Đây là một điểm mà Công ty cần sớm tìm hiểu và khắc phục.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Đổi mới phân công và sử dụng lao động tại Công ty TNHH Hà Thịnh (Trang 57 - 61)