- Học sinh tham gia vào bài học sôi nổi hơn, mạnh dạn hơn trong việc
4.4.2. Phân tích định lượng
Sau khi kiểm tra, chúng tôi đã thống kê kết quả làm bài của HS, thu được các số liệu như sau:
Lớp Số HS
Số bài kiểm tra đạt điểm tương ứng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
11A3 45 0 1 1 4 8 4 6 7 9 5
11A2 44 0 5 3 10 12 8 3 2 1 0
Bảng 3.1. Bảng phân phối tần suất điểm của bài kiểm tra
Lớp Số HS
Số % bài kiểm tra đạt điểm tương ứng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
11A
3 45 0 2,2 2,2 8,9 17,8 8,9 13,3 15,6 20 11,111A 11A
2 44 0 11,4 6,8 22,7 27,3 18,2 6,8 4,5 2,3 0
Bảng 3.2: Bảng phân phối tần suất điểm tính theo %
Lớp Số bài kiểm tra Số % học sinh Kém(1-2) Yếu(3-4) TB(5-6) Khá(7-8) Giỏi(9-10) 11A 3 45 2,2 11,1 26,7 28,9 31,1 11ª 44 11,4 29,5 45.5 11.3 2.3
Bảng 3.3: Bảng phân phối tần suất điểm theo học lực tính theo %
11A311A2 11A2
Hình 3.1: Biểu đồ phân phối tần suất điểm theo học lực tính theo %
Từ các kết quả trên ta có nhận xét sau:
Điểm trung bình trở lên của lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng (86,7 so với 59,1).
Số HS có điểm dưới 5 ở lớp thực nghiệm thấp hơn và số HS có điểm khá, giỏi từ 7 điểm trở lên ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.
- Tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động học tập của học sinh lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.
- Bài kiểm tra cho thấy kết quả của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, đặc biệt là loại khá và giỏi. Nguyên nhân là do học sinh ở lớp thực
nghiệm ngoài việc luôn học tập trong hoạt động còn được phát triển kiến thức thông qua các biện pháp sư phạm được xây dựng ở chương III.
* Những kết luận rút ra từ thực nghiệm:
Quan sát hoạt động dạy học và kết quả thu được qua đợt thực nghiệm sư phạm cho thấy:
- Tính tích cực hoạt động của học sinh lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. - Nâng cao trình độ nhận thức, khả năng tư duy cho học sinh trung bình và một số học sinh yếu ở lớp thực nghiệm, tạo hứng thú và niềm tin cho các em, trong khi điều này chưa có ở lớp đối chứng.
- Từ kết quả thống kê điểm số các bài kiểm tra của hai lớp ĐC và lớp TN cho thấy về mặt định lượng, kết quả học tập của lớp TN cao hơn kết quả học tập của lớp ĐC. Sau khi kiểm định giả thuyết thống kê, cụ thể kết luận được HS ở lớp TN nắm vững kiến thức được truyền thụ hơn so với HS ở lớp ĐC.
Kết quả thực nghiệm cho thấy việc xây dựng các phương thức sư phạm đó có tác dụng tích cực hơn hoạt động học tập của học sinh, tạo cho các em khả năng tìm tòi và giải quyết vấn đề một cách độc lập, sáng tạo, nâng cao hiệu quả học tập ở học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở trường phổ thông.
Dạy học theo hướng này học sinh hứng thú học tập hơn. Các em tự tin hơn trong học tập, mạnh dạn trình bày ý kiến cá nhân, hăng hái tham gia thảo luận, tìm tòi, phát hiện và giải quyết vấn đề, giúp học sinh rèn luyện khả năng tự học suốt đời.