Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm

Một phần của tài liệu Thiết kế và tổ chức cho học sinh hoạt động phát hiện vấn đề và phát hiện cách giải quyết vấn đề nhờ sử dụng phép tương tự trong dạy học hình học không gian lớp 11 (Trang 42 - 47)

O A+ B+ C =3 G

2.5.1. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm

(Sau mỗi câu hỏi, đáp án nào thầy (cô) chọn hãy đánh dấu (x) vào ô vuông )

Câu hỏi 1: Trong dạy học giải bài tập, thầy cô thường xây dựng tiến trình dạy học như thế nào?

a. Chữa bài tập, làm các ví dụ rồi ra các bài tập mới tương tự

b. Nhắc lại lý thuyết, nêu các dạng bài tập và phương pháp giải rồi làm bài tập mẫu và cho học sinh làm bài tập theo các dạng đó

c. Thường xuyên cho học sinh phát hiện vấn đề, phát hiện cách giải quyết vấn đề dưới sự dẫn dắt của giáo viên thông qua các tình huống mà giáo viên đã thiết kế

d. Phối hợp linh hoạt các phương án trên

e. Phương án khác.

Câu hỏi 2: Khi dạy về hình hộp và các tính chất của nó, giáo viên hướng dẫn học sinh liên tưởng đến hình nào tương tự với nó trong các hình sau:

a. Hình tam giác b. Hình thang c. Hình bình hành d. Hình tứ giác bất kỳ

e. Không dùng hình nào, hình thành trực tiếp

Câu hỏi 3: Trong dạy học Hình học 11, để hình thành một khái niệm, một định lý hay một vấn đề nào đó, thầy (cô) đã cho HS hoạt động bằng những phương thức nào sau đây?

a. Thông qua hoạt động liên tưởng b. Thông qua khái quát hoá bài toán c. Thông qua đặc biệt hoá bài toán d. Thông qua hoạt động tương tự hoá e. Phối hợp linh hoạt các phương thức trên

Câu hỏi 4: Khi hướng dẫn học sinh giải một bài toán hình học không gian, giáo viên thường hướng dẫn học sinh đi theo hướng nào trong các hướng sau đây:

a. Tách bộ phận phẳng ra khỏi hình học không gian b. Trải hình c. Sử dụng bất biến của phép chiếu song song

d. Chuyển bài toán không gian về bài toán phẳng nhờ hoạt động tương tự

hóa

e. Sử dụng mối liên hệ giữa các hình nhờ xét mối quan hệ giữa các hình học như hình tứ diện có mối liên hệ với hình hộp

f. Phối hợp linh hoạt các cách trên.

Câu hỏi 5: Khi dạy học về tứ diện vuông và các tính chất của nó, giáo viên thường đi theo hướng nào trong các hướng sau đây:

a. Đưa ra các tính chất giống như một bài tập và yêu cầu học sinh giải b. Cho học sinh nhắc lại các hệ thức lượng tam giác vuông và sau đó cho học sinh hình thành các tính chất của tứ diện vuông thông qua hoạt động tương tự

c. Đưa ra các tính chất của tứ diện vuông, sau đó hướng dẫn học sinh nhận ra sự tương tự trong tam giác vuông và chuyển bài toán không gian về bài toán phẳng thông qua hoạt động tương tự

d. Phối hợp linh hoạt các phương án trên

Câu hỏi 6: Khi dạy về các biểu thức véc tơ của trọng tâm của tứ diện, thầy (cô) vận dụng những tính chất tương tự nào của trọng tâm trong tam giác:

a. GA +GB+GC=0

b. Với mọi điểm M, ta luôn có: MA+MB+MC=3MG

c. AM 3AG 2

=

d. Không sử dụng, hình thành trực tiếp trong không gian e. Sử dụng hệ thức véc tơ khác.

Câu hỏi 7: Dự đoán trong dạy học thường diễn ra nhờ các hoạt động: a. Khái quát hóa

b. Đặc biệt hóa c. Tương tự hóa

Câu hỏi 8: Thầy (cô) hiểu dạy học theo quan điểm kiến tạo là dạy học theo cách thức nào trong các cách thức sau ?

a. Khảo sát trường hợp riêng nhờ hoạt động phân tích, so sánh, tổng hợp đề xuất phán đoán và kiểm nghiệm phán đoán để tiếp nhận kiến thức mới b. Nhờ hoạt động tương tự hóa đề xuất cách giải quyết vấn đề c. Nhờ hoạt động tương tự hóa xây dựng phát hiện khái niệm mới d. Phối hợp linh hoạt các cách thức trên Câu hỏi 9: Xét bài toán: “Cho hình chóp S.ABC, G là trọng tâm của tam giác ABC, mặt phẳng(α) cắt các cạnh SA, SB, SC lần lượt tại A',B',C'

và cắt SG tại G'. Chứng minh rằng: ' ' ' 3SG' SG SC SC SB SB SA SA + + = ”. Thầy (cô) hướng dẫn tìm sự liên hệ giữa các yếu tố trong bài toán với các yếu tố tương tự trong hình học phẳng như thế nào?

- Hình chóp S.ABC tương tự với hình ... trong mặt phẳng - Mặt phẳng (α ) tương tự với ... trong mặt phẳng

- Mặt phẳng (α ) cắt cắt các cạnh SA, SB, SC lần lượt tại A',B',C' và cắt

SG tại G'tương tự với...

- Bài toán không gian trên tương tự với bài toán trong phẳng là: ... Câu hỏi 10: Để xây dựng định lí Ta let trong không gian, thầy (cô) cho học sinh hoạt động bằng phương thức nào sau đây?

a. Liên tưởng Định lý Talét trong mặt phẳng và phát biểu, chứng minh tương tự với định lý Talét trong mặt phẳng

b. Phát biểu trực tiếp định lý và hướng dẫn HS chứng minh

c. Giáo viên nêu lại định lý Talet trong mặt phẳng, sau đó nêu định lý Talet trong không gian, công nhận định lý.

d. Phương án khác.

Câu hỏi 11: Phán đoán thể hiện qua phương pháp dạy học kiến tạo được tiến hành bằng phương thức nào sau đây?

a. Khảo sát trường hợp riêng nhờ hoạt động phân tích, so sánh, tổng hợp để xây dựng khái niệm mới

b. Nhờ đặc biệt hóa bài toán phát hiện đường lối giải quyết vấn đề c. Phán đoán giả thuyết, chứng minh tạo kiến thức mới

d. Nhờ hoạt động tương tự hoá xây dựng kiến thức mới

Câu hỏi 12: Để giúp học sinh huy động kiến thức nhằm giải quyết một vấn đề nào đó thầy cô đã tổ chức hoạt động nào?

a. Xây dựng câu hỏi mang tính suy luận có hệ thống giúp học sinh tìm tòi các kiến thức liên quan để có thể phát hiện cách giải quyết vấn đề

b. Đưa ra các trường hợp đặc biệt và các yêu cầu học sinh khảo sát các trường hợp đặc biệt, giải quyết trường hợp đặc biệt đó từ đó yêu cầu học sinh giải quyết các trường hợp tổng quát. c. Giáo viên cùng học sinh biến đổi vấn đề cho đến lúc dễ dàng huy động kiến thức.

d. Tùy vào từng nội dung cụ thể để lựa chọn phương pháp phù hợp e. Phương án khác.

Câu hỏi 13: Khi dạy học một khái niệm thầy cô đã chú trọng những hoạt động nào trong các hoạt động sau đây?

a. Lựa chọn thích hợp các trường hợp riêng để học sinh so sánh, phân tích, khái quát hóa để dẫn tới khái niệm.

b. Dạy theo hướng dẫn, hoạt động theo các bước mà sách giáo khoa đã chỉ dẫn.

c. Đưa ra các tình huống thực tiễn để học sinh giải thích nhờ các khái niệm đã có từ đó hình thành khái niệm mới.

d. Tất cả các hoạt động trên.

Câu hỏi 14: Khi dạy học sinh biết quy tắc đường chéo của hình hộp ABCDA1B1C1D1, GV lựa chọn hướng đi nào trong các hướng sau:

a. Cho học sinh thực hiện trực tiếp, phân tích véc tơ AC1 theo các véc tơ AA1,AB,AD

b. Phát hiện được sự tương tự với hình bình hành, từ đó dùng quy tắc hình bình hành để chứng minh.

c. Tùy vào từng đối tượng học sinh để lựa chọn

d. Phương án khác

Câu hỏi 15: Trong các sự tương tự sau, đâu là sự tương tự sai:

a. Hai đường thẳng cùng song song với một đường thẳng thì song song với nhau

b. Hai đường thẳng cùng vuông góc với một đường thẳng thì song song với nhau

c. Hai mặt phẳng phân biệt cùng vuông góc với một mặt phẳng thì song song với nhau

d. Hai mặt phẳng phân biệt cùng song song với một mặt phẳng thì song song với nhau

Một phần của tài liệu Thiết kế và tổ chức cho học sinh hoạt động phát hiện vấn đề và phát hiện cách giải quyết vấn đề nhờ sử dụng phép tương tự trong dạy học hình học không gian lớp 11 (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w