O A+ B+ C =3 G
2.6. Kết luận của quá trình khảo sát 1 Đánh giá định tính
2.6.1. Đánh giá định tính
Qua thực tiễn dạy học, đồng thời qua quan sát thăm dò trong giáo viên và trong học sinh, luận văn nhận thấy mức độ dạy và học trong hình học không gian lớp 11 cụ thể như sau:
* ối với giáo viênĐ : Về thực trạng dạy học hiện nay cũng mang nặng
tính áp đặt, chưa để học sinh khám phá được nhiều. Qua trực tiếp giảng dạy, dự giờ, quan sát và điều tra theo phiếu, tôi thấy rằng: Phương pháp dạy học của giáo viên vẫn nặng theo kiểu thuyết trình, chưa phát huy được năng lực tư duy của học sinh. Thực tế này xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Phân phối của Bộ Giáo Dục và Đào tạo còn chưa thật hợp lí, nói riêng với một khối lượng kiến thức hình học không gian rất lớn, kiến thức khó đòi hỏi tư duy cao mà lại phải dạy theo đúng phân phối chương trình quy định nên trong việc cho học sinh tiếp thu kiến thức mới có nhiều chỗ còn áp đặt. Đồng thời, việc giáo viên mở rộng khai thác sâu các khái niệm, tính chất, định lí, bài tập chưa triệt để sâu sắc.
Có một số giáo viên vẫn đã bắt đầu tiếp cận phương pháp dạy học tích cực, tuy nhiên việc làm này chưa nhiều và chưa thường xuyên, một phần do thời lượng, một phần do chưa thật sự hiểu tầm quan trọng của việc hướng dẫn học sinh cách suy nghĩ. Đối với học sinh giỏi, đa phần còn học tập theo lối thực dụng, luyện thi làm đi làm lại thật nhiều bài toán rời rạc chưa hệ thống, đề cao việc nhận dạng và học thuộc mẹo làm toán....
* ối với học sinhĐ :
Thực trạng dạy học ở trường THPT cho thấy chất lượng dạy học phần bài tập hình học không gian chưa mang lại hiệu quả cao, học sinh nắm kiến thức một cách hình thức. Học sinh còn lẫn lộn giữa các khái niệm, các định nghĩa, các tính chất, các công thức trong hình học với nhau. Chẳng hạn như: trong hình học phẳng có tính chất "Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thì chúng song song với nhau" các em thường lấy tính chất đó vận dụng vào các bài toán trong không gian,.. như thế nên các em thường mắc sai lầm trong chứng minh. Đó là vì học sinh chưa nắm chắc kiến thức, trí tưởng tượng không gian hạn chế.
Đặc thù của môn học đòi hỏi HS có tư duy trừu tượng cao, có khả năng liên tưởng, tưởng tượng, hình dung, dự đoán. Các công thức phần lớn được phát biểu dưới dạng bằng lời, chẳng hạn như cách xác định góc, cách xác định khoảng cách,... như vậy đòi hỏi HS phải nắm chắc kiến thức, có kỹ năng, kỹ thuật vẽ hình, cách biểu diễn hình trong không gian trên mặt phẳng. Vì như thế mà các em dự đoán sai hình, nhận định sai hướng giải bài toán. Chẳng hạn như: đúng ra phải nhận định hình thiết diện là tứ giác nhưng các em vẽ hình thành tam giác; hai đường thẳng chéo nhau thì các em vẽ thành cắt nhau. Đó là nguyên nhân khả năng tưởng tượng không gian kém, không nắm chắc kỹ thuật vẽ hình biểu diễn của một hình trong không gian lên mặt phẳng.