Tổ chức công tác bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch phục vụ công tác tuyển dụng, thi nâng ngạch, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, kiến thức

Một phần của tài liệu Đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức - qua thực tiễn Viện khoa học và công nghệ Việt Nam (Trang 71 - 73)

dụng, thi nâng ngạch, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, quản lý khoa học, công nghệ cho cán bộ, công chức, viên chức theo kế hoạch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam giao.

Đối với hoạt động hợp tác quốc tế:

Hợp tác quốc tế là một nhân tố quan trọng để xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Vì vậy kể từ khi và công nghệ của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Vì vậy kể từ khi thành lập cho đến nay, công tác hợp tác quốc tế luôn luôn được lãnh đạo cấp Viện, cấp Viện nghiên cứu và các nhà khoa học coi trọng.

Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam có khả năng hợp tác quốc tế rất tốt về đào tạo. Hiện nay, Viện có quan hệ hợp tác nghiên cứu khoa học với nhiều tốt về đào tạo. Hiện nay, Viện có quan hệ hợp tác nghiên cứu khoa học với nhiều nước trên thế giới trong đó phần lớn là các nước có nền kinh tế phát triển, khoa học và công nghệ tiên tiến. Trong thời gian qua, Viện đã ký kết hàng trăm dự án, đề án hợp tác nghiên cứu khoa học với các cơ quan khoa học ở nước ngoài và các tổ chức khoa học quốc tế. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho việc gửi đi đào tạo sau đại học ở nước ngoài theo kinh phí các đề án, dự án quốc tế.

Quá trình hợp tác quốc tế về đào tạo của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam có thể được chia thành ba giai đoạn như sau: Nam có thể được chia thành ba giai đoạn như sau:

1. Thời kỳ 1975 - 1990: Đây là thời kỳ hợp tác chặt chẽ và rất có hiệu quả

của Viện Khoa học Việt Nam, tiền thân của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam hiện nay, với Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô và các Viện Hàn lâm khoa Nam hiện nay, với Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô và các Viện Hàn lâm khoa

- 70 -

học các nước Đông Âu. Viện Khoa học Việt Nam và các Viện hàn lâm khoa học các nước bạn đã ký kết đều đặn các Hiệp định về hợp tác 5 năm, bao trùm hết các nước bạn đã ký kết đều đặn các Hiệp định về hợp tác 5 năm, bao trùm hết các lĩnh vực của khoa học tự nhiên. Nhờ có các Hiệp định hợp tác đó, Viện Khoa học Việt Nam đã cử được rất nhiều cán bộ khoa học giỏi đi học tập, nghiên cứu tại các trường đại học và các viện nghiên cứu của các nước bạn. Đồng thời, Viện Khoa học Việt Nam cũng tiếp nhận nhiều nhà khoa học giỏi của các nước bạn sang Việt Nam để thực hiện các chương trình phối hợp nghiên cứu, trao đổi khoa học, tư vấn... Kết quả nổi bật của thời kỳ hợp tác này là về công tác đào tạo cán bộ. Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô và các nước Đông Âu hàng năm đã tiếp nhận hàng trăm cán bộ nghiên cứu của Viện Khoa học Việt Nam sang trao đổi khoa học, thực tập sinh, nghiên cứu sinh, cộng tác viên khoa học, dự hội nghị, hội thảo. Thông qua việc hợp tác đó, Viện Khoa học Việt Nam đã xây dựng cho mình một đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao, đủ năng lực để đảm nhận các công tác nghiên cứu và quản lý khoa học trong giai đoạn mới hiện nay.

Bên cạnh đó cũng cần phải ghi nhận sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế đối với Viện Khoa học Việt Nam. Các tổ chức thuộc Chương trình phát triển của với Viện Khoa học Việt Nam. Các tổ chức thuộc Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) như Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hiệp Quốc (UNIDO), Tổ chức nông nghiệp và lương thực của Liên Hiệp Quốc (FAO) và Tổ chức Văn hoá, khoa học, giáo dục (UNESCO) thông qua các chương trình viện trợ cho Việt Nam đã giúp đỡ trang bị các thiết bị nghiên cứu có giá trị và đào tạo cán bộ cho một số Viện nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Việt Nam như Viện Vật lý, Viện Kỹ thuật nhiệt đới, Viện Địa lý, Viện Hoá học các hợp chất thiên nhiên, Viện Công nghệ thông tin, Công ty tinh dầu.

2. Thời kỳ 1991-1994: Đây là thời kỳ khó khăn về hợp tác quốc tế của Viện

Khoa học và Công nghệ Việt Nam khi Viện không còn nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ tài chính to lớn của các Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô và các nước giúp đỡ tài chính to lớn của các Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô và các nước Đông Âu. Trong khi đó, ngoài Trung tâm nghiên cứu khoa học Pháp (CNRS) và Cơ quan trao đổi Hàn lâm Đức (DAAD), Viện Khoa học và Công nghệ Việt

- 71 -

Nam chưa thiết lập được quan hệ hợp tác chính thức với một tổ chức khoa học nào trên thế giới. Các quan hệ hợp tác chỉ ở mức độ cấp Viện nghiên cứu hoặc cá nào trên thế giới. Các quan hệ hợp tác chỉ ở mức độ cấp Viện nghiên cứu hoặc cá nhân các nhà khoa học.

3. Thời kỳ 1995 cho đến nay: Bắt đầu từ năm 1995 hợp tác quốc tế ở cấp độ

Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng như cấp Viện nghiên cứu đã có những bước khởi đầu phát triển. Thực hiện chủ trương đa phương hoá, đa dạng những bước khởi đầu phát triển. Thực hiện chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ hợp tác, Lãnh đạo Viện đã luôn luôn cố gắng, nỗ lực nhằm mở rộng địa bàn hợp tác sang các nước thuộc châu Á, Tây Âu, châu Mỹ và Australia. Năm 1995, Viện đã ký được các Hiệp định hợp tác với Hội Hỗ trợ phát triển khoa học Nhật bản (JSPS), Quỹ khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (KOSEF). Những năm sau đó, Viện đã ký một loạt các Hiệp định hợp tác với các Trường Đại học và các cơ quan nghiên cứu khoa học của Nhật Bản, Hàn Quốc, Italy, Bỉ, Mỹ ...

Hiện nay, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã mở rộng phạm vi hợp tác trên hầu hết các Châu lục trên thế giới. Công tác hợp tác quốc tế phát triển tác trên hầu hết các Châu lục trên thế giới. Công tác hợp tác quốc tế phát triển mạnh mẽ. Nét đặc trưng của thời kỳ hiện nay là sự chủ động của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam trong việc xây dựng và thực hiện các chương trình hợp tác với các đối tác, không còn bị phụ thuộc nhiều vào các đối tác nước ngoài như thời kỳ trước.

Các chương trình hợp tác khoa học và công nghệ giữa Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam với nước ngoài được thực hiện theo các hình thức sau đây: Công nghệ Việt Nam với nước ngoài được thực hiện theo các hình thức sau đây:

Một phần của tài liệu Đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức - qua thực tiễn Viện khoa học và công nghệ Việt Nam (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)