Thời gian công chức tham gia đào tạo là thời gian làm việc của công chức Công chức có thể xin nghỉ tạm thời để đi đào tạo, hoặc nghỉ không lương

Một phần của tài liệu Đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức - qua thực tiễn Viện khoa học và công nghệ Việt Nam (Trang 50 - 54)

- Công chức có thể xin nghỉ tạm thời để đi đào tạo, hoặc nghỉ không lương để nghiên cứu hay chuẩn bị thi nâng ngạch.

Một trong những cơ sở để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức là cuộc gặp gỡ, thảo luận giữa công chức và người lãnh đạo trực tiếp về công là cuộc gặp gỡ, thảo luận giữa công chức và người lãnh đạo trực tiếp về công việc và hướng công việc tới, công chức có thể đề đạt nguyện vọng, yêu cầu được đào tạo, bồi dưỡng. Xuất phát từ nhu cầu của cá nhân và của cơ quan, bộ phận nhân sự tổng hợp kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chung cho cơ quan căn cứ trên cơ sở ngân sách cho phép.

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng rất đa dạng, phong phú và linh hoạt theo yêu cầu cụ thể trên các lĩnh vực như: kinh tế, hành chính, tài chính, nhân lực, xã hội, cầu cụ thể trên các lĩnh vực như: kinh tế, hành chính, tài chính, nhân lực, xã hội, hiện đại hóa nhà nước, ngoại giao.

1.4.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Từ kinh nghiệm của các nước kể trên, các bài học bổ ích rút ra là:

Thứ nhất, xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động đào tạo, bồi

dưỡng công chức, viên chức. Xác định rõ mục đích của việc đào tạo, bồi dưỡng.

Thư hai, có sự phân loại công chức, viên chức thành các nhóm khác nhau từ

- 49 -

Thứ ba, chú trọng công tác xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào

tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giảng viên cho công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Thứ tư, tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng

nhằm nâng cao trình độ của đội ngũ giảng viên phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cũng như trình độ của đội ngũ công chức, viên chức. dưỡng cũng như trình độ của đội ngũ công chức, viên chức.

Thứ năm, các đơn vị, cơ quan quản lý, sử dụng đội ngũ công chức, viên chức phải đầu tư kinh phí để phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chức phải đầu tư kinh phí để phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực làm việc của đội ngũ công chức, viên chức./.

- 50 -

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC Ở VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VIÊN CHỨC Ở VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM 2.1. Đội ngũ công chức, viên chức của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

2.1.1. Khái quát chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. học và Công nghệ Việt Nam.

Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam là cơ quan sự nghiệp thuộc Chính phủ; Tiền thân là Viện Khoa học Việt Nam được thành lập theo Nghị định phủ; Tiền thân là Viện Khoa học Việt Nam được thành lập theo Nghị định 118/CP ngày 20/5/1975 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ), trên cơ sở khối nghiên cứu khoa học thuộc Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước. Chức năng chính của Viện Khoa học Việt Nam là nghiên cứu những vấn đề khoa học cơ bản để làm cơ sở cho sự phát triển nền khoa học của cả nước và nghiên cứu những vấn đề khoa học kỹ thuật có tầm quan trọng lớn về kinh tế, những vấn đề có tính tổng hợp liên quan đến nhiều ngành, những vấn đề phải tích luỹ số liệu trong nhiều năm qua điều tra, khảo sát rút ra những quy luật, nhằm giải quyết các nhiệm vụ kinh tế quan trọng và lâu dài. Thời kỳ này, nỗ lực lớn nhất của Viện Khoa học Việt Nam là tạo lập nên các Viện, các ngành khoa học có tính truyền thống như Toán học, Vật lý học, Hoá học, Sinh vật học, Cơ học…. Hoạt động nghiên cứu và các cơ sở nghiên cứu của Viện Khoa học Việt Nam về căn bản được tổ chức theo mô hình Viện hàn lâm. Cơ cấu các ngành khoa học hoàn toàn tương ứng với cơ cấu các ngành, các Ban Khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô và một số nước Đông Âu lúc bấy giờ.

Theo Nghị định 24/CP ngày 22/5/1993 của Chính phủ, Viện Khoa học Việt Nam được tổ chức lại thành Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc Nam được tổ chức lại thành Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia. Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia bao gồm 17 Viện nghiên cứu chuyên ngành, với chức năng chủ yếu là tổ chức và thực hiện các

- 51 -

hoạt động nghiên cứu về khoa học tự nhiên và công nghệ theo các hướng trọng điểm của Nhà nước, nhằm tạo ra và triển khai các công nghệ tiên tiến có ý nghĩa điểm của Nhà nước, nhằm tạo ra và triển khai các công nghệ tiên tiến có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia đã tổ chức lại các đơn vị nghiên cứu, hướng vào việc xây dựng thành các Viện nghiên cứu mạnh theo các hướng khoa học, công nghệ trọng điểm như Viện Công nghệ sinh học, Viện Công nghệ thông tin, Viện Khoa học vật liệu, Viện Công nghệ môi trường… bên cạnh các Viện có truyền thống về nghiên cứu cơ bản như Viện Toán học, Viện Vật lý, Viện Hoá học, Viện Cơ học… Hoạt động triển khai sản xuất và dịch vụ khoa học, công nghệ được đẩy mạnh và tăng cường với việc tổ chức lại hơn 60 xí nghiệp, Liên hiệp khoa học sản xuất, Công ty… thành 16 đơn vị khoa học sản xuất hoạt động theo cơ chế tự trang trải về tài chính theo Nghị định số 35/HĐBT ngày 28/10/1992 của Hội đồng bộ trưởng, nhằm tập trung tiềm lực khoa học, công nghệ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học kỹ thuật. Các đơn vị này trở thành một mắt xích quan trọng trong việc gắn kết các kết quả nghiên cứu với thị trường, đưa nhanh tiến bộ khoa học, công nghệ phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế và xã hội. Cùng với các đơn vị hoạt động theo Nghị định số 35/HĐBT ngày 28/10/1992, Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia còn có 17 doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm là các kết quả nghiên cứu, phát triển công nghệ gắn với chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia.

Hiện tại, theo Nghị định số 62/2008/NĐ-CP ngày 12/5/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, chức năng chủ yếu của Viện là nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ theo các hướng trọng điểm của Nhà nước nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho công tác quản lý khoa học, công nghệ và xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ có trình độ cao cho đất nước theo

- 52 -

quy định của pháp luật (Xin xem thêm chức năng, nhiệm vụ cụ thể của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam ở Phụ lục 1). Khoa học và Công nghệ Việt Nam ở Phụ lục 1).

Về cơ cấu tổ chức, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam có 24 Viện nghiên cứu khoa học, 3 đơn vị sự nghiệp, 7 cơ quan giúp việc Chủ tịch Viện do nghiên cứu khoa học, 3 đơn vị sự nghiệp, 7 cơ quan giúp việc Chủ tịch Viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập, 5 Viện nghiên cứu cấp cơ sở và nhiều đơn vị ứng dụng, triển khai công nghệ tại các địa phương, địa bàn kinh tế trọng điểm, cùng tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ theo 8 hướng trọng điểm của Nhà nước là:

Một phần của tài liệu Đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức - qua thực tiễn Viện khoa học và công nghệ Việt Nam (Trang 50 - 54)