- 57 -
Trước đây và hiện nay, việc học tập ngoại ngữ luôn là nhu cầu tự thân đối với công chức, viên chức thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Trong với công chức, viên chức thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Trong bối cảnh hiện nay, việc sử dụng thành thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ngày càng trở nên cấp thiết và là một phương tiện không thể thiếu trong quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử, ở Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam có tới gần 70% công chức, viên chức sử dụng ngôn ngữ tiếng Nga hoặc ngôn ngữ của một trong các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trong nghiên cứu khoa học. Trước yêu cầu của sự phát triển và nhu cầu tự hoàn thiện mình, nhiều công chức, viên chức đã tự học thêm tiếng Anh, tiếng Pháp. Trong những năm gần đây, do mở rộng và tăng cường các quan hệ quốc tế, các công chức, viên chức là cán bộ khoa học, công nghệ của Viện đã được tham gia nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế; thực tập, trao đổi khoa học và đào tạo cán bộ tại nước ngoài; thực hiện các đề án, dự án quốc tế nên trình độ ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh, tiếng Pháp) của họ cũng được nâng lên đáng kể. Đến nay, tất cả Lãnh đạo Viện, lãnh đạo các Viện nghiên cứu chuyên ngành đều có thể giao dịch và làm việc với các chuyên gia nước ngoài mà không cần đến phiên dịch. Với đội ngũ công chức, viên chức có trình độ cao như vậy thì khả năng sử dụng được một hay nhiều hơn một ngoại ngữ cũng là điều đáng ghi nhận.
Bảng 2.2. Tỷ lệ cán bộ biết, thành thạo ngoại ngữ của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Công nghệ Việt Nam
Số ngoại ngữ 1 2 3 4
Tỷ lệ người biết (%) 46% 39% 11% 4%
Nguồn: Ban Tổ chức – Cán bộ
Tuy vậy, số công chức, viên chức có thể sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong giao tiếp quốc tế cũng không nhiều. Số cán bộ có khả năng nghe, nói, đọc, trong giao tiếp quốc tế cũng không nhiều. Số cán bộ có khả năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh tốt và rất tốt chỉ chiếm khoảng 40%. Có một thực trạng là, mặc dù tỷ lệ người biết ngoại ngữ khá cao nhưng số người thực sự sử dụng ngoại ngữ trong làm việc và giao tiếp lại không nhiều. Thực tế, số người giỏi ngoại ngữ chỉ
- 58 -
tập trung ở một số công chức, viên chức trực tiếp làm công tác nghiên cứu khoa học và có điều kiện tiếp xúc, giao dịch nhiều với người nước ngoài. Số còn lại, học và có điều kiện tiếp xúc, giao dịch nhiều với người nước ngoài. Số còn lại, do nhiều nguyên nhân khác nhau, khả năng sử dụng ngoại ngữ còn nhiều hạn chế. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tiếp cận thông tin khoa học và công nghệ, đồng thời hạn chế đến việc thực hiện các dự án quốc tế về khoa học và công nghệ và đào tạo cán bộ.