6. Phƣơng pháp luâ ̣n và phƣơng pháp nghiên cứu
1.1.1.4. Khái niệm “Rối loa ̣n tăng động giảm chú ý”
- Theo ICD-10, Rối loạn tăng động giảm chú ý thuộc mục F90 có đặc điểm là: dấu hiệu khởi phát sớm , sự kết hợp của một hành vi hoạt động quá mức, kém kiểm tra với thiếu chú ý rõ rệt và thiếu kiên trì trong công việc; và những đặc điểm hành vi lan toả trong một số lớn hoàn cảnh và kéo dài với
thời gian. [22, 258]
- Theo DSM-IV thì Rối loạn tăng động giảm chú ý là một mẫu hành vi khó kiểm soát, biểu hiện dai dẳng sự kém tập trung chú ý và tăng cường hoạt động một cá ch thái quá , khác biệt hẳn với một mẫu hành vi của những trẻ
bình thường khác cùng tuổi phát triển. [18, 7]
Người ta thường nghĩ rằng những nét bất thường về thể chất đóng một vai trò chủ yếu trong sự phát triển rối loạn này nhưng nguyên nhân đặ c hiệu hiện nay chưa biết được. Trong những năm gần đây người ta đưa ra thuật ngữ “rối loạn suy giảm sự chú ý” để chẩn đoán hội chứng này . Nhưng ở đây nó không được dùng bởi vì nó đòi hỏi tri thức về các quá trình tâm lý mà chúng ta chưa có sẵn, và nó gợi ý đưa vào chẩn đoán này những em bé thường hay lo lắng, bận tâm hoặc vô cảm, “mơ mộng” mà những khó khăn của chúng có lẽ có tính chất khác. Tuy nhiên, về phương diện hành vi, rõ ràng là những khó khăn trong chú ý là nét trung tâm của các hội chứng tăng động này. [22, 258]
Các rối loạn tăng động thường bắt đầu sớm trong quá trình phát triển (thông thườ ng trong 5 năm đầu của cuộc đời ). Các nét đặc trưng chính của chúng là thiếu sự kiên trì trong các hoạt động đòi hỏi sự tham gia của nhận thức, và khuynh hướng chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác nhưng không hoàn thành cái nào cả , kết hợp với một hoạt động quá đáng , thiếu tổ chức và kém điều tiết. Sự thiếu sót này thường kéo dài trong suốt quá trình đi học và sang cả tuổi vị thành niên, nhưng sự chú ý và hoạt động của một số lớn các đối tượng được cải thiện dần dần. [22, 258]
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết 25 Nhiều bất thường khác có thể kết hợp với các rối loạn này . Những trẻ em tăng động thường dại dột và xung động , dễ bị tai nạn , và bản thân chúng thường có những vấn đề về kỷ luật do thiếu tôn trọng các quy tắc , việc thiếu tôn trọng này là kết quả của sự thiếu suy nghĩ (hơn là cố tình chống đối). Các quan hệ của chúng đối với người thành niên thường là thiếu kiềm chế về mặt xã hội, thiếu thận trọng và dè dặt ; chúng không được trẻ em khác thừa nhận và có thể trở nên bị cô lập . Các tật chứng về nhận thức cũng thường gặp và các trạng thái chậm phát triển đặc hiệu về vận động và ngôn n gữ cũng gặp nhiều hơn một cách không cân xứng. [22, 258]
Các triệu chứng thứ phát bao gồm tác phong chống đối xã hội và tự ti . Do vậy, có sự gối lên nhau quan trọng giữa tăng động và các rối loạn hành vi khác, như rối loạn hành vi ở những người không thích ứng xã hội . Tuy nhiên những bằng chứng hiện nay nghiêng về sự phân ra một nhóm rối loạn trong đó tăng động là vấn đề trung tâm. [22, 259]