Quan điểm của Đảng và nhà nƣớc về công tác chăm sóc sƣ́c khỏe tâm

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trị liệu cho trẻ tăng động giảm chú ý tại trường tiểu học quốc tế VIP – Hà Nội (Trang 34 - 36)

6. Phƣơng pháp luâ ̣n và phƣơng pháp nghiên cứu

1.2. Quan điểm của Đảng và nhà nƣớc về công tác chăm sóc sƣ́c khỏe tâm

khỏe tâm thần cho trẻ em

Như chúng ta đã biết, khái niệm về sức khỏe tâm thần của tổ chức Y t ế thế giới không những là trạng thái không có bệnh, không có tật chứng về tâm thần mà còn là một cảm giác sống thực sự thoải mái; có niềm tin vào giá trị của bản thân, vào phẩm chất, giá trị của người khác; có khả năng tự chủ về tư duy, cảm xúc và hành vi. Biết quản lý cuộc sống và chấp nhận thử thách; có khả năng tạo lập và duy trì thỏa đáng các mối quan hệ cá nhân với mọi người; có khả năng tự hàn gắn sau các sang chấn tâm lý (stress).

Các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước ta đối với công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em không tách rời các quan điểm chỉ đạo của Đảng , Nhà nước đối với công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân đã được nêu trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương IV (khoá VII) về “một số vấn đề cấp bách trong

sự nghiệp chăm sóc và bảo vê ̣ sức khỏe nhân dân và Nghị quyết 37 của

Chính phủ về “Định hướng chiến lược công tác chăm sóc và bảo vê ̣ sức khỏe

nhân dân đến năm 2000 2020".

Trẻ em là những người làm chủ đất nước trong tương lai. Đảng và Nhà nước ta luôn muốn tạo cho trẻ em một cuộc sống vật chất và tinh thần tốt nhất, chuẩn bị cho trẻ em hành trang đầy đủ cả về tri thức và sức khoẻ từ khi còn trong bào thai đến khi trưởng thành . Muốn cho giống nòi ngày càng tốt thì phải quan tâm đặc biệt đến sự phát triển của trẻ em . Tình trạng nghèo đói và chậm phát triển kinh tế xã hội của đất nước sẽ cản trở lớn đến điều kiện phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ em . Ngược lai một thế hệ trẻ em kém phát triển cả về trí lực và thể lực thì sẽ không thúc đẩy được sự phát triển

GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết 33 của đất nước mà còn làm chậm tốc độ phát triển , do đó Đảng và Nhà nướ c luôn dành nguồn lực đầu tư thích đáng cho công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Bằng các cơ chế, chính sách đúng đắn và phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đang cố gắng tạo mọi điều kiện để tất cả trẻ em đều được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và giáo dục tốt.

Chiến lược chăm sóc sức khỏe tâm thần Quốc gia hiện nay đang hướng tới phòng chống bệnh tâm thần theo 3 cấp độ:

◦ Dự phòng độ I: là không để xuất hiện các rối loạn tâm thần thông qua công tác truyền thông tới cộng đồng.

◦ Dự phòng độ II: là phát hiện sớm, can thiệp sớm, điều trị sớm ngăn chặn tác hại của bệnh.

◦ Dự phòng độ III: là phục hồi chức năng tâm lý xã hội cho người bệnh tâm thần để họ có thể lao động có ích cho bản thân, gia đình, xã hội và hoà nhập cộng đồng ở một mức độ nhất định (có sự phối hợp của thầy thuốc, gia đình và xã hội).

Trong chiến lược bảo vệ , chăm sóc và giáo dục trẻ em , chăm sóc sức khỏe ban đầu và đặc biệt là sức khỏe tâm thần là một nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo cho trẻ em được phát triển trong môi trường lành mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần.

Việc cung cấp các dịch vụ y tế và thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu là điều kiện để nâng cao sức khoẻ tâm thần, hạn chế thấp nhất tình trạng trẻ có thể bi ̣ mắc các bê ̣nh về sức khỏe tâm thần sau này , đă ̣c biê ̣t là ngay ở cấp dự phòng độ I và dự phòng độ II.

GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết 34

Chƣơng 2

Kết quả Nghiên cứu Thực nghiệm

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trị liệu cho trẻ tăng động giảm chú ý tại trường tiểu học quốc tế VIP – Hà Nội (Trang 34 - 36)