6. Phƣơng pháp luâ ̣n và phƣơng pháp nghiên cứu
2.6.2.4. xuất và định hướng can thiệp tiếp theo
- Dựa trên đánh giá và trên những kết quả T làm được trong tiến trình can thiệp, T có thể theo học vào lớp 1. Tuy nhiên để giúp con chuẩn bị vào lớp 1 tốt, Nhân viên công tác xã hội tại Trung tâm tâm lý đã đề nghị tiếp tục thực hiện can thiệp cho T vào thời gian trong hè (thời gian dự kiến bắt đầu từ tháng 6) giúp trẻ hoàn thiện kỹ năng còn thiếu hụt khi lên lớp 1: khả năng làm quen với môi trường mới, hòa nhập với các bạn và tuân theo các yêu cầu, giúp trẻ thể hiện bản thân mình nhiều hơn, thể hiện các mong muốn bằng ngôn ngữ, chủ động trong giao tiếp, biểu hiện cảm xúc ra bên ngoài, chủ động trong hoạt động học, vui chơi…
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết 95 - Trước mắt, tiếp tục tiến hành can thiệp tâm lý cho T từ 16/05/2011 đến hết 30/06/2011 theo thời gian biểu, chú trọng vào việc phát huy những mặt mạnh và khắc phục dần những mặt yếu của con.
- Kế hoạch hòa nhập với chương trình bậc tiểu học (lớp 1) sẽ được bắt đầu từ 01/07/2011 đến 01/09/2011 kết hợp với sự hỗ trợ về tâm lý cho trẻ.
- Đề nghị gia đình lên lịch nghỉ hè của T như đi tham quan, nghỉ dưỡng… (nếu có) để nhà trường và gia đình cùng thống nhất thời gian đưa con trở lại trường tham gia tiếp tiến trình can thiệp và hòa nhập.
Khuyến nghị đối với gia đình
- Gia đình có kế hoạch phối hợp với nhà trường để giúp đỡ T trong quá trình hòa nhập.
- Ở nhà, bố mẹ cũng nên thường xuyên giao tiếp với trẻ để rèn cho trẻ học cách giao tiếp: Cha mẹ có thể hỏi trẻ các câu chuyện ở lớp hàng ngày để tăng tính chủ động của trẻ trong liên kết sự việc, cùng trẻ kể các câu chuyện, xây dựng các câu chuyện để tăng ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ:
Hãy nói chuyện nhiều hơn
Đọc sách cho trẻ nghe thật nhiều
Giải tỏa stress
Dạy trẻ chính xác từ mới
Luyện đọc nhiều hơn
- Ở nhà bố mẹ có thể tập cho con nói các câu đơn và có ý nghĩa, tập cho trẻ không nói ngược. Có thể bố mẹ hướng dẫn trẻ và cùng trẻ làm việc trong nhà để tăng vận động và khả năng làm việc nhóm cho trẻ.
- Cố gắng hạn chế 1 cách tối đa cho trẻ xem tivi để loại bỏ dần các ngôn ngữ ti vi, ngôn ngữ rỗng.
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết 96 - Khuyến khích trẻ nói nhiều, thể hiện tình cảm với trẻ nhiều hơn, gợi mở những lo lắng, khó chịu ra bên ngoài.