6. Phƣơng pháp luâ ̣n và phƣơng pháp nghiên cứu
1.1.2.2. Lý thuyết hệ thống
Trong tiến trình thực hành công tác xã hội, nhân viên công tác xã hội phải vận dụng rất nhiều lý thuyết, kỹ năng khi làm việc với thân chủ mình. Lý thuyết hệ thống chính là một trong những lý thuyết cơ bản được vận dụng trong công tác xã hội.
Đây là một thuyết quan trọng được vận dụng trong công tác xã hội nhằm chỉ cho thân chủ những gì họ thiếu và những hệ thống trợ giúp nào họ có thể tiếp cận và tham gia bởi trọng tâm của hệ thống là hướng đến cái tổng thể và mang tính hoà nhập.
Theo định nghĩa của “Lý thuyết công tác xã hội hiện đại” [21]:
“Hệ thống là một tập hợp các thành tố được sắp xếp có trật tự và liên hệ với nhau để hoạt đông thống nhất.”
Nguyên tắc về cách tiếp cận này chính là các cá nhân phụ thuộc vào hệ thống trong môi trường xã hội trung gian của họ nhằm thoả mãn được cuộc sống riêng. Do đó, công tác xã hội phải nhấn mạnh đến các hệ thống như vậy. Theo lý thuyết này, con người phụ thuộc vào những hệ thống trong môi trường xã hội trực tiếp của họ. Công tác xã hội chú ý đến 3 hệ thống:
- Các hệ thống thân tình hay tự nhiên như gia đình, bạn bè, người thân hay đồng nghiệp.
- Các hệ thống chính thức như các nhóm bạn bè, đồng nghiệp, các nhóm cộng đồng, hay các tổ chức công đoàn.
- Các hệ thống tập trung như của các tổ chức xã hội như trường học, trường học…
Dựa trên lý thuyết này, nhân viên công tác xã hô ̣i có trách nhi ệm tạo dựng mối liên hệ giữa nhóm trẻ em mắc chứng tăng động giảm chú ý với gia
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết 31 đình, trường ho ̣c và h ệ thống hỗ trợ khác nhằm giúp những nhóm trẻ em này cảm thấy thoải mái không bị xa lánh và tăng khả năng học tâ ̣p.
1.1.2.3. Lý thuyết trị liệu nhận thức – hành vi
Lý thuyết trị liệu hành vi là một trong những lý thuyết cơ bản của công tác xã hội. Những người theo trường phái này được xem như vừa là nhà lý luận vừa là nhà kỹ thuật. Giả thuyết cơ bản của trường phái này cho rằng những hành vi tập nhiễm có đựơc qua quá trình học tập và nó có thể thay đổi, điều chỉnh qua học tập có điều kiện.
Trị liệu hành vi tập trung chú ý tới việc thay đổi hành vi hiện tại và tạo lập chương trình hành động.
( Nguồn: http://www.tamlyhoc.net/forum/index.php?topic=664.0 )
Dựa trên quan điểm của lý thuyết trị liệu hành vi , nghiên cứ u sẽ áp dụng nhằm làm thay đổi nhận thức và hành vi của trẻ tăng động giảm chú ý. Đối với gia đình có trẻ tăng động giảm chú ý, họ sẽ nhận thức đúng đắn mức độ sai lệch của việc đối xử với con em mình tại gia đình. Từ đó, gia đình sẽ có định hướng cho các em phục hồi tốt hơn. Không những thế, lý thuyết cũng được vận dụng để làm thay đổi nhận thức của những trẻ em tăng đô ̣ng giảm chú ý, tăng kỹ năng sống, mức độ hiểu biết cho các em, giúp các em ho ̣c tâ ̣p tốt hơn và hòa nhập được với những đứa trẻ khác.
1.1.2.4. Lý thuyết hòa nhập xã hội
Hòa nhập xã hội mục đích nhằm giảm thiểu việc bất bình đẳng cho mọi người, đặc biệt là nhóm người yếu thế trong xã hội, trong đó có nhóm trẻ tăng động giảm chú ý. Đó cũng chính là mô hình và cách tiếp cận đến các hoạt động công tác xã hội theo định hướng hòa nhập, hiện đang được triển khai và áp dụng ở các quốc gia phát triển như Úc, Canada, các nước bắc Âu, Mỹ…
Ở đây, việc hòa nhập xã hội cho nhóm trẻ tăng động giảm chú ý có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, là mục tiêu cuối cùng của quá trình trị liệu. Việc
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết 32 can thiệp, trị liệu cho trẻ có hiệu quả hay không và hiệu quả đến đâu, đều có thể đánh giá được thông qua mức độ hòa nhập của trẻ tăng động giảm chú ý với thầy cô và các bạn, trong gia đình cũng như ngoài cộng đồng xã hội.
1.2. Quan điểm củ a Đảng và nhà nƣớc về công tác chăm sóc sƣ́c khỏe tâm thần cho trẻ em khỏe tâm thần cho trẻ em
Như chúng ta đã biết, khái niệm về sức khỏe tâm thần của tổ chức Y t ế thế giới không những là trạng thái không có bệnh, không có tật chứng về tâm thần mà còn là một cảm giác sống thực sự thoải mái; có niềm tin vào giá trị của bản thân, vào phẩm chất, giá trị của người khác; có khả năng tự chủ về tư duy, cảm xúc và hành vi. Biết quản lý cuộc sống và chấp nhận thử thách; có khả năng tạo lập và duy trì thỏa đáng các mối quan hệ cá nhân với mọi người; có khả năng tự hàn gắn sau các sang chấn tâm lý (stress).
Các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước ta đối với công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em không tách rời các quan điểm chỉ đạo của Đảng , Nhà nước đối với công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân đã được nêu trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương IV (khoá VII) về “một số vấn đề cấp bách trong
sự nghiệp chăm sóc và bảo vê ̣ sức khỏe nhân dân ” và Nghị quyết 37 của
Chính phủ về “Định hướng chiến lược công tác chăm sóc và bảo vê ̣ sức khỏe
nhân dân đến năm 2000 và 2020".
Trẻ em là những người làm chủ đất nước trong tương lai. Đảng và Nhà nước ta luôn muốn tạo cho trẻ em một cuộc sống vật chất và tinh thần tốt nhất, chuẩn bị cho trẻ em hành trang đầy đủ cả về tri thức và sức khoẻ từ khi còn trong bào thai đến khi trưởng thành . Muốn cho giống nòi ngày càng tốt thì phải quan tâm đặc biệt đến sự phát triển của trẻ em . Tình trạng nghèo đói và chậm phát triển kinh tế xã hội của đất nước sẽ cản trở lớn đến điều kiện phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ em . Ngược lai một thế hệ trẻ em kém phát triển cả về trí lực và thể lực thì sẽ không thúc đẩy được sự phát triển
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết 33 của đất nước mà còn làm chậm tốc độ phát triển , do đó Đảng và Nhà nướ c luôn dành nguồn lực đầu tư thích đáng cho công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Bằng các cơ chế, chính sách đúng đắn và phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đang cố gắng tạo mọi điều kiện để tất cả trẻ em đều được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và giáo dục tốt.
Chiến lược chăm sóc sức khỏe tâm thần Quốc gia hiện nay đang hướng tới phòng chống bệnh tâm thần theo 3 cấp độ:
◦ Dự phòng độ I: là không để xuất hiện các rối loạn tâm thần thông qua công tác truyền thông tới cộng đồng.
◦ Dự phòng độ II: là phát hiện sớm, can thiệp sớm, điều trị sớm ngăn chặn tác hại của bệnh.
◦ Dự phòng độ III: là phục hồi chức năng tâm lý xã hội cho người bệnh tâm thần để họ có thể lao động có ích cho bản thân, gia đình, xã hội và hoà nhập cộng đồng ở một mức độ nhất định (có sự phối hợp của thầy thuốc, gia đình và xã hội).
Trong chiến lược bảo vệ , chăm sóc và giáo dục trẻ em , chăm sóc sức khỏe ban đầu và đặc biệt là sức khỏe tâm thần là một nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo cho trẻ em được phát triển trong môi trường lành mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần.
Việc cung cấp các dịch vụ y tế và thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu là điều kiện để nâng cao sức khoẻ tâm thần, hạn chế thấp nhất tình trạng trẻ có thể bi ̣ mắc các bê ̣nh về sức khỏe tâm thần sau này , đă ̣c biê ̣t là ngay ở cấp dự phòng độ I và dự phòng độ II.
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết 34
Chƣơng 2
Kết quả Nghiên cứu Thực nghiệm
2.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu ● Thông tin liên hệ ● Thông tin liên hệ
Trường có địa chỉ tại số 14 phố Pháo Đài Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: (84 - 4) 3 775 6303 - Fax: 3 775 6304. Email: info@vipschool.edu.vn
● Sơ lƣợc vài nét về Hệ thống Giáo dục Hà Nội V.I.P (VIP Education System)
Hệ thống Giáo dục Hà Nội V.I.P (VIP Education System) là một trong những tổ chức giáo dục tiên phong trong việc đầu tư cơ sở vật chất và đổi mới phương pháp cũng như thiết kế một chương trình học xuyên suốt 4 cấp học tại 2 điểm trường:
- Trường Tiểu học Quốc tế VIP Hà Nội - Mẫu giáo & Tiểu học. - Trường Trung học Alfred Nobel - THCS & THPT.
Trường tiểu học Quốc tế VIP Hà Nội là trường phổ thông dân lập hoạt động theo Luật Giáo dục Việt Nam. Trường đào tạo theo chương trình giảng dạy của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và chương trình riêng của trường.
Chƣơng trình giảng dạy
+ Phần kiến thức cơ bản: Cùng việc giảng dạy đảm bảo theo chuẩn chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
+ Phát triển kỹ năng: Cùng với chuyến đi tập huấn kỹ năng mỗi học kỳ từ khối 2, học sinh hàng tuần được học 2 tiết kỹ năng.
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết 35 + Ngoại ngữ: Bộ môn tiếng Anh, mỗi tuần, học sinh có 8 tiết tiếng Anh, đặc biệt đối với học sinh khá sẽ có 4 tiết phát triển kỹ năng nghe, nói và ngữ âm với giáo viên bản ngữ (Mỹ, Úc, Canada).
Ngoài ra, từ bậc THCS, học sinh sẽ được học thêm môn ngoại ngữ thứ 2 là tiếng Trung Quốc, 2 tiết/tuần.
+ Tin học: Ở bậc tiểu học, Hà Nội VIP trang bị cho học sinh các kiến thức và kỹ năng công nghệ thông tin về cả phần cứng, phần mềm, internet. Sang bậc trung học, học sinh được trang bị các kiến thức và kỹ năng công nghệ thông tin giúp học sinh thi đạt điểm tốt các chứng chỉ quốc tế về phần mềm văn phòng của của Microsoft MOS (Microsoft Office Speacialists) và đa phương tiện của Adobe ACA (Adobe Certified Associate).
+ Hoạt động ngoại khóa:
- Tham quan dã ngoại, thăm làng nghề truyền thống…
- Các hội diễn văn nghệ, chương trình biểu diễn, triển lãm sản phẩm học sinh.
- Các lớp ngoại khóa ngoài giờ: cờ vua, nhảy hiphop, mỹ thuật, tin học, múa, piano, guitar, organ…
- Các chương trình giao lưu với học sinh trong và ngoài nước. - Tham quan nước ngoài trong hè.
Liên thông giữa các cấp học
- Nhà trường bảo đảm tính liên thông các cấp học cho học sinh từ Mẫu giáo, Tiểu học tới THCS và THPT đối với tất cả học sinh hoàn thành các bậc học theo yêu cầu.
- Học sinh nắm được các kiến thức cơ bản và nâng cao vững vàng mà không cần đi học thêm, không phải làm bài tập về nhà và có đủ khả năng thi đỗ vào các trường THCS trong nước cũng như đi du học nước ngoài.
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết 36
Sĩ số lớp học tiêu chuẩn
24 học sinh/lớp, tạo điều kiện cho giáo viên quan tâm tới từng học sinh, hướng dẫn học sinh hiểu bài, ôn tập và làm bài tập ngay trên lớp, không phải làm bài tập ở nhà.
Đội ngũ cán bộ quản lý
- Giám đốc Giáo dục: hiện nay đảm nhận cương vị này là một cán bộ tốt nghiệp cao học Quản lý tại Paris – Pháp.
- Hiệu trưởng trường Trung học Alfred Nobel: Nhà giáo ưu tú, nguyên Hiệu trưởng trường PTTH chuyên Hà Nội - Amsterdam.
- Hiệu trưởng trường Tiểu học Quốc tế VIP Hà Nội: Nguyên Hiệu trưởng trường Tiểu học Kim Liên.
- Phó hiệu trưởng trường Trung học Alfred Nobel: Nguyên Phó Hiệu trưởng trường THPT Việt Đức, Hà Nội.
- Cùng dàn nhân sự thuộc Trung tâm Hợp tác Phát triển thuộc Hệ thống Giáo dục VIP Hà Nội.
Đội ngũ giáo viên, cán bộ
- Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm đều là giáo viên chủ nhiệm giỏi, nhiều kinh nghiệm, có tâm huyết với nghề, trách nhiệm cao với học sinh. Đặc biệt đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trung học đều là giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp thành phố.
- Đội ngũ giáo viên giảng dạy các môn khoa học và ngữ văn trung học được tuyển chọn gồm các nhà giáo ưu tú, giáo viên trường chuyên Hà Nội- Amsterdam, Việt Đức, Trần Phú và các trường trọng điểm của Hà Nội, giáo viên dạy giỏi cấp thành phố, nhiều giáo viên đạt giải cao nhất trong các kì thi giáo viên giỏi của ngành giáo dục Hà Nội, có kinh nghiệm hướng dẫn nhiều học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia và quốc tế và nhiều kinh nghiệm luyện thi vào phổ thông chuyên và đại học.
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết 37 - Bộ môn tiếng Anh do các chuyên gia nước ngoài giảng dạy cùng với các giáo viên Việt Nam dày dạn kinh nghiệm.
- Bộ môn kỹ năng do các giảng viên thuộc Trung tâm Kỹ năng VSC phụ trách.
- Bộ môn âm nhạc do các giảng viên của thuộc Trung tâm Âm nhạc VMS phụ trách.
- Các hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động ngoại khóa do các giáo viên chủ nhiệm kết hợp với giáo viên chuyên trách đảm nhiệm.
Cơ sở vật chất
- Phòng học:
+ Thiết bị giảng dạy: giáo viên được trang bị máy tính có nối mạng ADSL, máy chiếu projector theo tiết, máy catssette, điện thoại tại phòng học để liên lạc với gia đình khi cần.
+ Điều kiện học tập: các phòng học đều có máy điều hòa nhiệt độ, đèn chống cận và ánh sáng tự nhiên, hệ thống bảng có thanh trượt, đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường và quy cách khoa học đáp ứng yêu cầu của phương pháp dạy và học mới như thuyết trình, hội thảo hay hoạt động nhóm.
- Thư viện phong phú được trang bị hàng ngàn đầu sách tiếng Anh và tiếng Việt, được trang bị máy chiếu projector phục vụ các tiết xem phim.
- Phòng vi tính nối mạng ADSL cho học sinh học tập đảm bảo mỗi học sinh đều có máy tính để học.
- Phòng học kỹ năng: trang bị máy chiếu, màn hình TV, hệ thống âm thanh, giúp phát triển các kỹ năng mềm.
- Phòng bộ môn (âm nhạc, mỹ thuật). - Phòng y tế.
Tổ chức dạy học và sinh hoạt ngoài giờ
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết 38 + Tiểu học: 08h00 đến 16h05, nghỉ thứ 7 và CN.
+ Trung học: 7h30 đến 16h30 nghỉ chiều thứ 7 và ngày CN. - Học sinh ăn trưa tại trường.
- Nhà trường tổ chức ô tô đưa đón học sinh nếu có nguyện vọng.
● Khái quát về trung tâm tâm lý và đội ngũ nhân viên công tác xã hội làm việc tại trƣờng học
Xuất phát từ thực tế của nhà trường có những học sinh gặp khó khăn trong quá trình thích ứng với môi trường học tập; đồng thời xuất phát từ nhu cầu của phụ huynh học sinh có con em gặp khó khăn tâm lý rất mong muốn có lớp học riêng để giúp các em hòa nhập và theo học được các môn học ở trường. Trung tâm tâm lý dành cho học sinh có khó khăn về vấn đề tâm lý, với mục đích đem đến cho các em sự chuẩn bị vững chắc, bước đệm ban đầu giúp các em có thể tham gia và thực hiện được hoạt động học tại trường. Lớp can thiệp sớm dành cho trẻ có rối nhiễu tâm lý là một mô hình hòa nhập, các em được hỗ trợ để hoàn thiện các kỹ năng còn thiếu hụt và ổn định về tâm trí để hòa nhập tốt với môi trường xung quanh.
Với đặc thù là lớp hỗ trợ các em học sinh có khó khăn, chương trình giảng dạy dựa trên sự kết hợp giữa chương trình công tác xã hội và chương trình trợ giúp tâm lý được thông qua bởi cố vấn tâm lý của nhà trường, một