6. Phƣơng pháp luâ ̣n và phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Biểu hiện của chứng tăng động giảm chú ý
Đặc trưng cơ bản của bệnh là kém tập trung chú ý, tăng động và xung động.
Những triệu chứng này xuất hiện từ rất sớm, ngay từ những năm đầu đời của đứa trẻ. Vì nhiều trẻ bình thường cũng có thể có các triệu chứng này nhưng ở mức độ nhẹ hoặc là hậu quả của các bệnh khác nên điều quan trọng là trẻ cần được chẩn đoán chính xác qua thăm khám bởi một bác sỹ chuyên khoa.
Các triệu chứng của bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý xuất hiện và diễn ra trong rất nhiều tháng. Thông thường các triệu chứng xung động và tăng động có trước các triệu chứng kém tập trung chú ý và kém tập trung chú ý ngày càng rõ ràng và nổi bật sau một năm hoặc nhiều năm. Những biểu hiện xung động và giảm chú ý được nhận biết dễ dàng hơn những biểu hiện giảm chú ý.
Các triệu chứng khác nhau có thể xuất hiện ở những hoàn cảnh khác nhau phụ thuộc vào các yêu cầu của tình huống đối với khả năng tự điều chỉnh của trẻ. Một đứa trẻ ở trong lớp học không thể ngồi yên được một chỗ và hay nghịch ngợm bao giờ cũng dễ bị cô giáo để ý, nhưng những cháu có biểu hiện mơ màng, kém tập trung có thể không bị cô giáo phát hiện ra. Những trẻ xung động thường hành động không suy nghĩ có thể được xem như là có vấn đề về ý thức tổ chức kỷ luật, trong khi những trẻ thụ động hoặc chậm chạp lờ đờ lại được xem như chỉ là thiếu động cơ. Cả hai loại trẻ trên có thể đều là các thể khác nhau của bệnh tăng động giảm chú ý.
Tất cả các trẻ có vấn đề quá hiếu động, rối nhiễu, kém tập trung hoặc xung động mà ảnh hưởng đến việc học tập tại trường học, các mối quan hệ xã
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết 41 hội với những đứa trẻ khác hoặc hành vi bất thường tại gia đình thì đều phải kiểm tra xem có mắc bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý không.
Theo chẩn đoán và phân loại các rối loạn tâm thần (DSM-IV-TR) bệnh có ba thể:
1. Thể tăng động xung động nổi trội. 2. Thể giảm tập trung chú ý nổi trội.
3. Thể kết hợp cả tăng động và giảm tập trung chú ý.
Thể tăng động xung động
Trẻ tăng động dường như luôn chân luôn tay, liên tục hoạt động. Chúng lao tới vồ lấy hoặc nghịch bất cứ vật gì chúng nhìn thấy, nói không ngừng nghỉ. Ngồi ăn, ngồi học, nghe chuyện dường như là một nhiệm vụ vô cùng nặng nề khó khăn đối với chúng. Chúng ngọ nguậy và bồn chồn ở trên ghế hoặc đi lộn xộn khắp phòng. Chúng có thể lắc tay, rung chân, sờ mó vào mọi thứ hoặc gõ bút ầm ĩ. Những trẻ lớn (thiếu niên hoặc thanh niên) có thể có cảm giác bồn chồn bên trong, chúng thường yêu cầu là cần phải nhanh lên và luôn thúc giục làm nhiều việc gì đó ngay lập tức.
Trẻ xung động dường như không thể kìm chế được các phản ứng hoặc không thể suy nghĩ trước khi hành động. Chúng thường buột miệng nói ra những lời nói không thích hợp, thể hiện ngay cảm xúc của chúng mà không có sự kìm chế hoặc hành động mà không lường hết hậu quả sau đó. Sự hấp tấp bốc đồng của bản thân có thế làm cho chúng rất khổ sở nhất là khi chúng phải chờ đợi một việc gì đó, chúng muốn ngay lập tức. Chúng vồ lấy đồ chơi, sách vở của trẻ khác và đập hoặc ném nó đi nếu chúng thất vọng. Thậm chí vị thành niên và người lớn có vấn đề này thường hấp tấp bốc đồng trong việc lựa chọn để làm một việc gì đó ngay tức khắc mặc dù có lợi rất nhỏ hơn là những việc có lợi lộc hơn nhưng phải mất nhiều thời gian và công sức.
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết 42
Một số dấu hiệu tăng động và xung động điển hình:
- Cảm giác bồn chồn, ngọ nguậy chân tay hoặc ngọ nguậy trên nghế. - Chạy lung tung, leo trèo hoặc rời khỏi chỗ ngồi lúc được yêu cầu là phải ngồi yên một chỗ.
- Nói buột ra câu trả lời trước khi nghe hết toàn bộ câu hỏi.
- Rất khó khăn trong việc chờ đợi hoặc quay trở lại các công việc dang dở.
Thể thiếu tập trung chú ý
Trẻ mắc chứng thiếu tập trung chú ý có khó khăn về mặt thời gian để tập trung chú ý vào một việc gì đó và chúng chán nản chỉ sau một vài phút (Nhưng nếu một việc hay một trò chơi mà chúng thích thì lại không có vấn đề về tập trung chú ý). Nhìn chung, chú ý của trẻ Rối loạn tăng động giảm chú ý vào việc tổ chức hoàn thành nhiệm vụ hoặc hoặc làm một điều gì đó mới là vô cùng khó khăn.
Bài tập về nhà là một khó khăn đặc biệt đối với trẻ ADHD. Chúng hay quên viết bài hoặc quên vở ở trường, đến trường thì quên vở ở nhà, mang nhầm vở. Bài tập về nhà nếu hoàn thành thì cũng đầy lỗi và tẩy xoá. Làm bài tập về nhà thường là sự thất bại của cả cha mẹ và trẻ.
Theo DSM IV - TR các dấu hiệu của thiếu tập trung chú ý là:
- Thường dễ dàng bị phân tán bởi các hình ảnh, tiếng động từ bên ngoài.
- Thường khó khăn trong việc tập trung chú ý vào các chi tiết và mắc các lỗi cẩu thả.
- Hiếm khi tuân thủ hướng dẫn một cách cẩn thận, và thường xuyên để mất, để quên đồ vật như đồ chơi, sách vở, bút, dụng cụ cần thiết cho học tập.
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết 43 Trẻ được chẩn đoán mắc Rối loạn tăng động giảm chú ý dạng thiếu tập trung chú ý nổi trội - hiếm khi có xung động. Chúng biểu hiện sự "mơ màng", trên mây trên gió, dễ dàng lẫn lộn, cử động chậm chạp và dễ bị suy nhược mệt mỏi. Chúng gặp khó khăn trong việc sử lý thông tin một cách nhanh chóng và chính xác so với những đứa trẻ khác. Trong khi các thầy cô giáo hướng dẫn bằng lời và bằng chữ trên bảng thì những đứa trẻ này rất vất vả để hiểu là mình cần phải làm gì và thường xuyên mắc lỗi. Thậm trí, trẻ có thể ngồi yên, không khó chịu và thậm chí vẫn tham gia làm bài tập nhưng không chú ý một cách đầy đủ hoặc không hiểu mục đích nhiệm vụ của mình là gì.
Những trẻ thiếu tập trung chú ý dễ hoà nhập hơn những trẻ tăng động, xung động trong lớp học, ở sân chơi hoặc ở nhà. Chúng cũng ít mắc khuyết điểm hơn về các vấn đề quan hệ xã hội so với trẻ thể tăng động hoặc kết hợp. Do vậy mà những trẻ thiếu tập trung chú ý thường không được lưu ý phát hiện hoặc bị bỏ qua - nhưng chúng cũng cần sự giúp đỡ như những trẻ bị dạng rối loạn tăng động giảm chú ý khác.
Xác định trẻ có đúng là bị rối loạn tăng động giảm chú ý hay không
Không phải mọi đứa trẻ hoạt động quá mức, thiếu tập trung chú ý hoặc xung động đều bị tăng động giảm chú ý . Rất nhiều trẻ đôi khi buột miệng nói ra những điều mà chúng không định nói hoặc nhầm từ việc này sang việc khác hoặc trở nên lộn xộn, hay bị quên. Vậy các bác sỹ trả lời như thế nào?
Nhiều trẻ có thể có một số hành vi này ở một thời điểm nào đó, nên khi chẩn đoán cần phải chứng minh được mức độ hành vi là không thích hợp so với những đứa trẻ cùng lứa tuổi. Các vấn đề về hành vi phải xuất hiện từ rất sớm trước 7 tuổi và kéo dài ít nhất 6 tháng. Trên tất cả, vấn đề hành vi phải gây ra suy giảm chức năng thật sự trên ít nhất là 2 trong các lĩnh vực đời sống
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết 44 cá nhân: ở lớp học, ở sân chơi, ở nhà hay ở cộng đồng. Do vậy nhiều cháu có biểu hiện một số triệu chứng nhưng toàn bộ việc học tập và quan hệ bạn bè không bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng hành vi này thì không được chẩn đoán là tăng đô ̣ng giảm chú ý . Cũng không bao giờ chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý đối với những trẻ có vẻ như hoạt động quá mức ở sân chơi nhưng các chức năng vẫn tốt.
Để đánh gía là có rối loạn tăng động giảm chú ý ở một đứa trẻ, các bác sỹ cũng phải cân nhắc thận trọng nhiều câu hỏi có tính chất đặc trưng:
Những hành vi này có quá mức, có kéo dài và có lan toả hay không?
Nghĩa là những hành vi này có xảy ra nhiều hơn với các trẻ khác cùng lứa tuổi không?
Những hành vi này có thật sự tiếp diễn hay chỉ là phản ứng trong một số tình huống nhất thời?
Những hành vi này xuất hiện trong nhiều bối cảnh hay chỉ xảy ra ở một nơi như ở sân chơi hay ở trong lớp học mà thôi?
2.2.2. Nguyên nhân của chứng tăng động giảm chú ý [10, 12 – 13]
Một trong những câu hỏi đầu tiên của các bậc cha mẹ là: - Tại sao?
- Điều gì đang xảy ra?
- Tôi đã có sai lầm gì để gây ra bệnh cho cháu?
Có rất ít bằng chứng cho thấy hiện nay rối loạn tăng động giảm chú ý tăng lên do các yếu tố xã hội hoặc do phương pháp nuôi dạy trẻ.
Hầu hết các nguyên nhân rơi vào lĩnh vực thần kinh và di truyền. Tuy nhiên yếu tố môi trường cũng có thể ảnh hưởng đến mức độ các rối loạn và đặc biệt là mức độ suy giảm chức năng và sự khổ sở mà trẻ phải gánh chịu. Nhưng nếu chỉ riêng các yếu tố này thì không thể đủ gây ra bệnh.
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết 45 Các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu tìm ra nguyên nhân của bệnh để tìm cách chữa trị và hy vọng một ngày gần đây có thể phòng ngừa được tăng đô ̣ng giảm chú ý.
Một điều hết sức quan trọng là các nhà khoa học đã tìm ra rất nhiều bằng chứng là rối loạn tăng động giảm chú ý không xuất phát từ môi trường gia đình mà từ các nguyên nhân sinh học. Điều này có thể làm vơi đi gánh nặng tội lỗi mà các bậc cha mẹ đã tự buộc tội cho bản thân mình trong việc
gây ra bệnh cho các trẻ.
Một số tác nhân môi trường có thể ảnh hưởng đến trẻ tăng động giảm chú ý:
- Có thể có sự liên quan giữa việc sử dụng thuốc lá và rượu trong suốt quá tình mang thai trẻ và nguy cơ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý trong các thế hệ tiếp theo. Đó cũng là cảnh báo tốt nhất nên bỏ rượu và thuốc lá khi có thai.
- Nồng độ chì cao trong người trẻ. Từ khi chì không được phép có trong sơn, xăng thì thấy mức độ nhiễm độc không xảy ra n ữa. Những đứa trẻ sống trong những ngôi nhà cũ dùng sơn có chì hoặc ăn uống ở những ống nước có chứa hợp chất có chì thì có thể có nguy cơ bị bệnh.
Chấn thƣơng não
Là một giả thuyết nguyên nhân được đưa ra từ rất sớm. Một số trẻ bị chấn thương sọ não có một số dấu hiệu hành vi tương tự như rối loạn tăng động giảm chú ý nhưng chỉ một tỷ lệ nhỏ trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý có chấn thương não.
Phụ gia thức ăn và đƣờng
Đã có các giả thiết rằng rối loạn tăng động giảm chú ý gây ra bởi đường tinh luyện hoặc các phụ gia thực phẩm và các triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý bị trầm trọng thêm bởi những chất này.
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết 46
Di truyền
Rối loạn tăng động giảm chú ý thường xảy ra có tính chất gia đình, đó được xem là do ảnh hưởng của gen di truyền. Có nghiên cứu chỉ ra rằng 25% những người có quan hệ huyết thống với trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý cũng bị rối loạn tăng động giảm chú ý trong khi tỷ lệ trong dân số chung là 5%, các nghiên cứu trẻ sinh đôi chứng minh mạnh mẽ vai trò của gien di truyền tăng động giảm chú ý. Các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục nhận diện các gen gây bệnh, kể từ năm 1999, một mạng lưới dữ liệu vẫn tiếp tục hoạt động để chia sẻ các phát hiện về di truyền học phân tử trong bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý giữa các nhà khoa học.
Những nghiên cứu gần đây về nguyên nhân tăng đô ̣ng giảm chú ý: Một số hiểu biết về cấu trúc não hữu ích, để hiểu được các nghiên cứu khoa ho ̣c đang được tiến hành nhằm tìm ra cơ sở thực thể của bệnh tăng đô ̣ng giảm chú ý . Phần não được chú ý nghiên cứu là các thuỳ trán của đại não. Thuỳ trán giúp ta hành động giải quyết vấn đề, lập kế hoạch tiếp theo, hiểu hành vi của người khác và kiềm chế các xung động. Hai thuỳ trán trái và phải liên lạc với nhau qua thể trai (là các sợi thần kinh kết nối hai thuỳ trán).
Các hạch nền là các chất xám liên hợp nằm sâu trong bán cầu đại não và là phần kết nối giữa đại não và tiểu não, và tiểu não chính là cơ quan phối hợp vận động. Tiểu não chia ra 3 phần, phần giữa là Thuỳ nhộng (Vernis).
Tất cả các vùng nói trên của não đều đã được nghiên cứu bằng nhiều phương pháp chiếu chụp não. Các phương pháp này gồm: chụp cộng hưởng từ chức năng (FMRI), chụp bức xạ positron (PET), chụp bức xạ đơn quang tử (SPECT). Các tổn thương tâm lý chủ yếu trong rối loạn tăng động giảm chú ý đã được kết nối với những nghiên cứu này. Tới năm 2002, các nhà nghiên cứu chuyên ngành tâm thần nhi - Viện sức khoẻ tâm thần Hoa kỳ đã tiến hành trên 152 trẻ trai và gái mắc tăng đô ̣ng giảm chú ý , có đối chứng với 1 nhóm 139
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết 47 trẻ tương đương về giới và tuổi không mắc tăng đô ̣ng giảm chú ý. Các trẻ này được chụp não ít nhất 2 lần, tối đa 4 lần trong vòng 10 năm. Nhóm mắc rối loạn tăng động giảm chú ý có thể tích não nhỏ hơn 3-4% so với nhóm chứng trên tất cả các vùng não nghiên cứu: các thuỳ trán, chất xám thuỳ thái dương, nhân đuôi và tiểu não. Nghiên cứu cũng cho thấy trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý được chữa bằng thuốc có khối lượng chất trắng không khác biệt so với nhóm chứng. Các trẻ không được điều trị đều có giảm thể tích chất trắng khác thường. Chất trắng chứa các sợi thần kinh kết nối các vùng não xa nhau. Các sợi này dầy lên khi não phát triển và trẻ lớn lên. Mặc dù MRI được dùng để theo dõi thay đổi về não nhưng các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng đây là công cụ đo lường trong nghiên cứu chứ không phải là công cụ để chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý cho từng đứa trẻ.
2.2.3. Các chứng bệnh khác có thể đi kèm [10, 14 – 15]
Suy giảm chức năng học tập
20-30% trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý có suy giảm chức năng về học tập. Ở tuổi mẫu giáo suy giảm chức năng này bao gồm: không hiểu từ ngữ nhất định, khó khăn trong diễn đạt từ ngữ của bản thân. Ở tuổi tiểu học trẻ có vấn đề suy giảm chức năng về đọc hoặc phát âm, viết, tính toán… Rối loạn đọc cũng hay gặp và người ta gọi là bệnh khó đọc, ảnh hưởng 8% trẻ tiểu học.
Hội chứng Tourette (Tourette Syndrome)
Một tỷ lệ nhỏ trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý có một chứng thần kinh gọi là hội chứng Tourette: là các loại TIC thần kinh khác nhau và lặp lại với nhiều kiểu khác nhau như: nháy mắt, nhăn mặt, hắng giọng, khịt mũi hoặc nói lặp lại một số từ. Những hành vi này có thể kiểm soát được bằng thuốc. Trẻ em rất ít mắc hội chứng này, nhưng người ta thấy nhiều trẻ mắc hội chứng
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết 48