6. Phƣơng pháp luâ ̣n và phƣơng pháp nghiên cứu
2.5.1.3. Vai trò giáo dục
Trường tiểu học quốc tế VIP là một cơ sở giáo dục áp dụng cả hai phương pháp giáo dục hội nhập và phương pháp giáo dục hoà nhập. Phương pháp giáo dục hội nhập thể hiện ở chỗ trường không chỉ tiếp nhận những học sinh trong nước mà còn cả những học sinh nước ngoài. Trường có khu nội trú dành riêng cho những học sinh có nhu cầu sẽ được xét duyệt và đưa vào sống tập trung trong khu nội trú, tách rời khỏi gia đình. Còn phương pháp giáo dục hoà nhập thể hiện ở chỗ trường rất tạo điều kiện cho những trẻ có khó khăn về tâm lý nói chung cũng như những trẻ tăng động giảm chú ý nói riêng được hòa nhập cùng môi trường lớp học như các bạn bình thường khác. Tất cả trẻ tăng động giảm chú ý tại trường đều được hưởng chế độ giáo dục hoà nhập, được học chung lớp với những em khác theo một chương trình giáo dục chung. Ngoài ra, các em cũng có thể đăng ký phụ đạo ngoài giờ với các cô giáo hoặc trị liệu riêng với nhân viên công tác xã hội.
Đây là cũng chính là một trong những lý do quan trọng để các phụ huynh tin tưởng và lựa chọn trường cho con em mình: “…được biết các thông tin về trường và Trung tâm tâm lý, môi trường hòa nhập ở trường VIP được đánh giá là tốt nên gia đình muốn xin cho con được học lớp 1 tại trường.”
(Phụ huynh trẻ tăng động giảm chú ý, nữ)
Với vai trò này nhân viên công tác xã hội tại Trung tâm tâm lý đã giáo dục cho trẻ, bao gồm:
+ Rèn luyện sự tập trung chú ý, kiên trì thông qua các trò chơi, các bài tập.
+ Giúp trẻ điều chỉnh các hoạt động một cách cân bằng.
+ Giúp trẻ biết cách xử lý các tình huống khó khăn tại gia đình và trường học.
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết 74 Nhân viên công tác xã hội còn thường xuyên tìm hiểu những thông tin trên trên sách báo và tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần để đưa ra được những phương hướng chính xác. Với vai trò là người giáo dục thì nhân viên công tác xã hội đã dạy cho trẻ cách xử lý, can thiệp khủng hoảng, xử lý căng thẳng thần kinh.
Sau khi đã nhận biết được những dấu hiệu, hành vi của trẻ như: từ bỏ gia đình, bạn bè; thái độ không chi ̣u nghe lời người lớn… thì nhân viên công tác xã hội giúp trẻ cách can thiệp. Nhân viên công tác xã hội trong quá trình giáo dục cho trẻ vẫn luôn kiên nhẫn, luôn có biểu hiện rằng mình có thể ở bên cạnh trẻ, lắng nghe trẻ v ề các vấn đề và cảm xúc của trẻ, biết chấp nhận, nhẹ nhàng và kiên nhẫn, hỏi trẻ m ột cách cởi mở và thẳng thắn. Qua đó tự tìm hiểu tâm tư củ a trẻ, cảm nhận của trẻ về thái đ ộ của ba ̣n bè, thầy cô, gia đình, về sở thích, ước mơ của trẻ… Khi đã tìm hi ểu và biết rõ nguyên nhân, nhân viên công tác xã hội đã giải thích và giáo dục trẻ nhận ra nhận ra đâu là đúng sai, tránh có những nhìn nhận sai lệch và giúp trẻ thực hiện cam kết, giao kèo để bệnh tiến triển tốt, không có bất cứ một hành động nào gây ảnh hưởng đến việc điều trị và nhân viên công tác xã hội luôn theo dõi kế hoạch đó của trẻ, dần dần giúp trẻ thay đổi nhâ ̣n thức, thay đổi hành vi.
Thời gian biểu can thiệp cho trẻ tăng động giảm chú ý tại Trung tâm tâm lý, Trƣờng tiểu học quốc tế VIP
1. Số thời gian can thiệp: 2h/buổi. 2. Lịch can thiệp cụ thể:
- Sáng từ thứ 2 đến thứ 6: Trẻ học ở mẫu giáo.
Hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường lớp học mới và chơi cùng các bạn (có sự kết hợp với phụ huynh và các cô hướng dẫn).
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết 75 - Chiều thứ 2 đến thứ 6: từ 14h đến 16h trẻ can thiệp trên Trung tâm tâm
lý.
Thứ 2:
Từ 14h đến 14h45: Yêu cầu trẻ bắt chước những hoạt động vận động thô, vận động tinh, vận động bằng miệng (các bài tập vận động, các trò chơi phát triển vận động tinh) luyện tập với vòng, gậy và bóng, tạo hình với đất nặn, vẽ. Từ 14h45 đến 15h: Trẻ ăn bữa chiều.
Từ 15h đến 15h30: Trẻ lên bàn học viết.
Từ 15h30 đến 16h: Trẻ học các khái niệm với hình ảnh đồ vật xung quanh em: khái niệm về màu sắc, đồ vật ở trường, ở nhà, môi trường xung quanh.
Thứ 3:
Từ 14h đến 14h45: Yêu cầu trẻ bắt chước những hoạt động vận động thô, vận động tinh, vận động bằng miệng, Bắt chước hoạt động vận động thô khi đang đứng, Bắt chước hoạt động thứ tự (vận động thô và hành động với đồ vật). Từ 14h45 đến 15h: Trẻ ăn bữa chiều.
Từ 15h đến 15h30: Trẻ lên bàn học viết chữ.
Từ 15h30 đến 16h: Trẻ chơi chơi đóng vai với con rối, các trò chơi với chủ điểm.
Thứ 4:
Từ 14h đến 14h45: Luyện vận động thô và vận động tinh, yêu cầu trẻ bắt chước hành động đi kèm với âm thanh, bắt chước tạo các mô hình khối,bắt chước các hình vẽ đơn giản.
Từ 14h45 đến 15h: Trẻ ăn bữa chiều Từ 15h đến 15h30: Trẻ lên bàn học viết
Từ 15h30 đến 16h: Trẻ nghe kể chuyện và học các kể chuyện theo chủ đề
Thứ 5:
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết 76
Thứ 6:
Thực hành trị liệu tâm lý gia đình