6. Phƣơng pháp luâ ̣n và phƣơng pháp nghiên cứu
2.6.2.1. Nội dung can thiệp của Trung tâm tâm lý
Hướng can thiệp chủ yếu của các nhân viên công tác xã hội vào phát triển “Tâm vận động” cho trẻ, bao gồm:
- Vận động tinh: tập trung vào các hoạt động cầm bút, tô màu, tô chữ, số, tạo hình với đất nặn…
- Vận động thô: các bài tập thể dục, các trò chơi với vòng, gậy…
- Ngôn ngữ: hướng dẫn trẻ sử dụng ngôn ngữ giao tiếp thông thường, giao tiếp bằng mắt giảm dần đến bỏ hoàn toàn ngôn ngữ ti-vi, ngôn ngữ rỗng, vô nghĩa thông qua các hoạt động nghe truyện và tập kể truyện theo tranh, tập các kỹ năng giao tiếp, chào hỏi.
- Xúc cảm, tình cảm: Nâng đỡ về mặt tinh thần cho trẻ, tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, khuyến khích trẻ giải phóng bản thân, thể hiện các suy nghĩ ra bên ngoài, tập trung vào hiểu thế giới nội tâm của trẻ, thư giãn giúp trẻ bớt căng thẳng, đưa trẻ ra khỏi góc chơi của riêng mình để kết hợp làm việc nhóm.
- Nhận thức: Hướng dẫn trẻ làm quen với các khái niệm thông qua hình ảnh về đồ vật, các con vật và môi trường xung quanh.
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết 88 Đặc biệt là các nhân viên công tác xã hội tại trung tâm đã sử dụng phương pháp trị liệu gia đình, trị liệu hệ thống, giúp bố mẹ hiểu con em mình nghĩ gì, tạo mối liên kết trong gia đình. Gia đình là môi trường trị liệu rất hiệu quả, nhờ đó trẻ cảm thấy được an toàn và có được sự trợ giúp từ phía cha mẹ thì hiệu quả của quá trình can thiệp đạt được cao.
Song song với việc giúp đỡ trẻ tại trường thì ở gia đình bố mẹ cũng cần quan tâm chú ý kết hợp cùng với nhà trường chăm sóc trẻ và trong quá trình trị liệu hệ thống, trị liệu gia đình. Ở nhà bố mẹ có thể thường xuyên giao tiếp với trẻ, tập cho con nói các câu đơn và có ý nghĩa, tập cho trẻ không nói ngược. Có thể bố mẹ hướng dẫn trẻ và cùng trẻ làm việc trong nhà để tăng vận động và khả năng làm việc nhóm cho trẻ. Hàng tuần, gia đình có báo cáo kết quả của trẻ tại nhà cùng với nhật kí tại lớp của các cô chăm sóc để có được phát đồ tiến trình can thiệp giúp trẻ. Gia đình có gặp gỡ và trao đổi với nhà tâm lý 1 buổi/1 tháng để tổng kết quá trình làm việc của trẻ, gia đình, nhà trường để có định hướng can thiệp tiếp theo cho phù hợp.
Đối với trường hợp của trẻ cần phải can thiệp sâu về giao tiếp và ngôn ngữ. Hướng dẫn trẻ tư duy đơn giản, có ý nghĩa và dễ nhớ.
Trị liệu hệ thống/liệu pháp gia đình
Đối với trường hợp của T, trẻ rất gắn bó với bố mẹ, đặc biệt là mẹ, có biểu hiện lo hãi khi không thấy mẹ cho nên việc bố mẹ tham gia vào quá trình trị liệu là rất có hiệu quả, tuy nhiên cần phải giúp trẻ giải tỏa sự lo sợ, căng thẳng khi không có mẹ bên cạnh.
Hàng tuần, có 1 buổi gia đình tham gia trị liệu cùng với trẻ tại trung tâm tâm lý.
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết 89 -Trẻ chơi cùng bố: xây dựng các trò chơi liên quan đến giới tính, người bố sẽ giúp trẻ phát triển về hình ảnh giới tính của mình. Người bố là biểu tượng quyền lực, người bố là người để đồng nhất và người bố là hình ảnh về giới tính.
-Trẻ chơi với mẹ: xây dựng các trò chơi về sự chăm sóc nuôi dưỡng và phát triển tình cảm, cảm xúc. Mối liên kết gắn bó mẹ con, tạo cho trẻ cảm xúc tích cực và cảm thấy an toàn, trong quá trình chơi sẽ tách mẹ dần dần từng chút một để trẻ làm quen với việc không có mặt của mẹ, việc tách mẹ phải làm từ từ để tránh cảm giác hụt hẫng, lo sợ, để cho trẻ có thời gian thích nghi và không xuất hiện cảm xúc âm tính.
-Quan sát cách bố mẹ và trẻ giao tiếp, tần số giao tiếp: nhịp điệu ngôn ngữ như thế nào? sự tự do, thoải mái trong vấn đề giao tiếp? chất lượng giao tiếp…
-Quan sát khi chơi cùng bố mẹ trẻ thể hiện thái độ như thế nào, thể hiện mong muốn của mình như thế nào?
-Quan sát cảm xúc của gia đình: là cảm xúc mà các thành viên trong gia đình cảm nhận được. Cảm xúc nào được cho phép bộc lộ? không cho phép bộc lộ? có người nào không có khả năng cảm nhận cảm xúc đó?
- Ở nhà, bố mẹ dành nhiều thời gian để chơi và nói chuyện cùng với trẻ, bố có thể cùng với trẻ tham gia các hoạt động: sắp xếp đồ đạc trong nhà, sửa chữa các vật dụng đơn giản, cùng trẻ chơi trò chơi thể thao mà trẻ yêu thích, tạo cho trẻ tính chủ động và trách nhiệm trong khi chơi.
- Bố hướng dẫn trẻ học bài, đưa cho trẻ các quy định giờ học tại nhà, yêu cầu trẻ thực hiện, giao cho trẻ những bài tập phù hợp với khả năng của trẻ để khích lệ.
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết 90 - Mẹ có thể hướng dẫn trẻ các kỹ năng tự phục vụ, rèn cho trẻ thói quen tự giác, thường xuyên bên cạnh nhắc nhở, hỗ trợ trẻ. Mẹ dành thời gian buổi tối trước khi đi ngủ trò chuyện với con, kể chuyện cho con nghe, hỏi con về câu chuyện, các nhân vật, tăng tính chủ động của trẻ trong giao tiếp.
- Hạn chế không cho cho con xem tivi nhiều để loại bỏ ngôn ngữ tivi và bị thu hút vào hoạt động xem tivi quá nhiều khiến trẻ không quan tâm đế hoạt động khác.
Bố mẹ ghi chép lại những hoạt động của trẻ tại nhà: những hoạt động đã làm dược và chưa làm được để cùng trao đổi với nhân viên công tác xã hội để có biện pháp định hướng hỗ trợ.
Bố mẹ nên đặt ra mục tiêu cho chính mình trong quá trình chăm sóc cho trẻ, sự kiên nhẫn của bố mẹ là chìa khóa cho sự tiến bộ của trẻ.