6. Phƣơng pháp luâ ̣n và phƣơng pháp nghiên cứu
2.7.2. Giải pháp lâu dài
Đối với trường tiểu học quốc tế VIP – Hà Nội, về lâu dài, để trị liệu cho trẻ tăng động giảm chú ý , nhà trường cần đẩy mạnh công tác phổ biến vào trao đổi kiến thức về đề tài liên quan tới nhóm trẻ này hơn nữa, đảm bảo cho các cán bộ giáo viên và cả gia đình trẻ tăng cường các kĩ năng, nhờ đó làm lợi cho mô hình trị liệu tâm lý cho trẻ tăng động giảm chú ý . Khi nhân viên công tác xã hội chính thức tham gia vào mô hình, họ cũng cần tham gia vào cả công tác nghiên cứu khoa học để tìm hiểu và đưa ra những phương thức trị liê ̣u cho trẻ tăng đô ̣ng giảm chú ý trong mô hình trị liệu tâm lý một cách hiệu quả và thực tiễn nhất.
Song song với đó, hiện nay, các cơ sở đào tạo ngành công tác xã hội (các trường đại học, cao đẳng,…) đều chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành cho sinh viên. Tuy nhiên, để sinh viên ứng dụng chuyên ngành của mình tốt nhất còn cần nhiều kĩ năng bổ trợ đi kèm. Chính vì thế cần phải chú ý đến nội dung đào tạo tại các trường đại học có khoa công tác xã hội của trong cả nước.
Cần mở rộng mạng lưới cơ sở thực hành và đi vào chất lượng hơn nữa. Hiện nay vấn đề thực hành và cơ sở thực hành đang là một trong bât cập lớn nhất của đào tạo công tác xã hội ở Việt Nam. Thực sự trong bốn năm học, cơ hội để sinh viên đi thực hành rất ít, như vậy sẽ làm cho rất nhiều sinh viên lúng túng khi làm việc với thực tế với đối tượng. Tăng cường sự giao lưu chia sẻ kinh nghiệm về nội dung chương trình, tài liệu và phương pháp giảng dạy giữa các trường Việt Nam và các trường công tác xã hội quốc tế.
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết 98 Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tạo điều kiện đồng thời các trường chủ động mở rộng liên kết và hợp tác với các trường đào tạo công tác xã hội nước ngoài để tạo nền tảng cho sự giao lưu và trao đổi sinh viên, giảng viên của trường mình với các trường bạn cũng là một biện pháp góp phần nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ giảng viên và sinh viên của trường mình. Tạo lập mạng lưới các trường đào tạo công tác xã hội nhằm chia sẻ kinh nghiệm, giảng viên, sinh viên giữa các trường trong và ngoài nước tiến tới thành lập Hiệp hội các trường đào tạo công tác xã hội quốc gia và chuẩn bị điều kiện để gia nhập Hiệp hội các trường đào tạo công tác xã hội quốc tế (International Association of Schools of Social Work) và Hội đồng thẩm định nghề công tác xã hội trên thế giới.
Cần đổi mới và hoàn thiện chương trình đào tạo công tác xã hội ở tất cả các cấp: trung học, đại học và xây dựng chương trình đào tạo sau đại học (thạc sỹ và tiến sỹ) công tác xã hội trong nước phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và đặc điểm thực tiễn của Việt Nam.
Để phát triển công tác xã hội ở nước ta trở thành một nghề chuyên nghiệp còn nhiều việc phải làm trong đó có vấn đề tiến hành nghiên cứu xây dựng chương trình cập nhật kiến thức theo cấp bậc nghề, triển khai loại hình đào tạo tích luỹ chứng chỉ nghề và liên thông để những cán bộ có thể vừa học vừa làm và nâng cao kiến thức tiến tới hướng chuyên nghiệp hoá. Duy trì hình thức đào tạo tại chức để tạo điều kiện vừa học vừa làm. Tăng cường hình thức đào tạo liên thông chính quy để giúp các cán bộ nâng cao trình độ chuyên môn công tác xã hội của mình trên một nền tảng kiến thức chung và kinh nghiệm thực tiễn đã có.
Cần hình thành và phát triển hệ thống dịch vụ về công tác xã hội của các cơ sở bảo trợ xã hội cũng như ở cộng đồng, nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra của các cá nhân, gia đình và nhu cầu xã hội. Đồng thời phối hợp với các cơ
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết 99 quan ngang bộ tiến hành công tác truyên thông để tất cả mọi người, các ban ngành, các cấp hiểu về nghề công tác xã hội và mở các phòng ban dành riêng cho nhân viên công tác xã hội. Đặc biệt là trong các trường học và mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần.
KẾT LUẬN
Dựa vào tất cả những phân tích ở trên, người nghiên cứu xin đi đến một số kết luận như sau:
Do đặc thù của bê ̣nh , mô ̣t số nhu cầu quan tro ̣ng như nhu cầu tâm lí, tình cảm trở thành những nhu cầu hết sức bức thiết của những đứa trẻ tăng động giảm chú ý. Rối loạn tăng động giảm chú ý có khuynh hướng ảnh hưởng một cách trầm trọng đến năng lực học tập, gây cản trở rất lớn cho sự phát triển của trẻ sau này; gây ra mâu thuẫn với mọi người trong gia đình như bố mẹ, anh chị em… thường xảy ra khi trẻ khó có khả năng lắng nghe những dă ̣n dò hay chỉ bảo của bố me ̣ . Ngoài ra, trẻ mắc tăng động giảm chú ý còn gặp phải khó khăn với những tương tác xã hội thông thường và tuân theo vai trò xã hội của mình, hay xảy ra các mâu thuẫn với bạ n bè và gặp khó khăn trong viê ̣c thiết lâ ̣p các mối quan hê ̣ với các ba ̣n bè cùng trang lứa.
Một phần quan trọng trong quá trình tri ̣ liệu của Nhân viên công tác xã hội tại trường quốc tế VIP cho trẻ tăng đô ̣ng gi ảm chú ý là h ỗ trợ tâm lý, thông qua việc sàng lọc những nguyện vọng của trẻ , xem xét xem trẻ có những nhu cầu và nguyện vọng nào là phù hợp thì nhân viên công tác xã hội sẽ vạch ra kế hoạch và giúp trẻ t ừng bước thực hiện. Nhân viên công tác xã hô ̣i làm việc đứng về phía trẻ, giúp trẻ giải thích các nhu cầu của mình với gia đình và nhà trường và giáo dục cho trẻ, rèn luyện sự tập trung chú ý, kiên trì thông qua các trò chơi, các bài tập; giúp trẻ điều chỉnh các hoạt động một
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết 100 cách cân bằng và biết cách xử lý các tình huống khó khăn tại gia đình và trường học; giúp các trẻ tăng cường sự kết nối với nhau, từ đó biết cách phát triển các mối quan hệ tại trường lớp.
Bên cạnh đó, Nhân viên Công tác xã hội tại trường tiểu học VIP còn thực hiện các vai trò với gia đình của trẻ thông qua việc hỗ trợ tâm lý: các cách giải quyết khủng hoảng tâm lý, chia sẻ băn khoăn, lo lắng, các phương pháp điều trị… Kết nối người nhà trẻ với các nguồn lực, những quỹ hỗ trợ trong và ngoài trường học; nâng cao ý thức, hiểu biết của người thân chăm sóc cho trẻ bằng các thông tin về bệnh tật, về các phương án điều trị, tâm lý của trẻ và cách chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý.
Nhân viên công tác xã hội còn đóng vai trò trung gian gi ữa gia đình và trẻ khi có xảy ra mâu t huẫn thì nhân viên công tác xã h ội đóng vai trò là người ở giữa, làm trung gian hoà giải, bày tỏ ý kiến của trẻ v ới người chăm sóc, và ngược lại. Từ đó, nhân viên công tác xã hội dung hoà giữa các ý kiến để giảm xung đột. Ngoài ra, vai trò trung gian của nhân viên công tác xã hội còn là vai trò cầu nối giữa gia đình trẻ và các cán bô ̣ giáo viên nhà trường.
Có thể nói, trẻ em mắc chứng tăng động giảm chú ý hiện nay đang là một vấn đề lớn của toàn xã hội. Để giải quyết được vấn đề này, chúng ta cần sự kết hợp của nhiều lực lượng, nhiều nguồn lực trong xã hội. Trong đó, vai trò của nhân viên công tác xã hội là rất lớn. Vì vậy, công tác trị liê ̣u tâm lý cho trẻ tăng đô ̣ng giảm chú ý tr ở thành một nhu cầu thiết yếu và càng chứng tỏ được tiềm năng ứng dụng và phát triển vai trò củ a nhâ n viên công tác xã hô ̣i tại trường tiểu học quốc tế VIP trong lĩnh vực này.
Mô ̣t lần nữa tôi xin được nhấn mạnh vai trò và sự c ần thiết của nhân công tác xã hô ̣i trong việc trị liệu tâm lý cho trẻ tăng đô ̣ng giảm chú ý và gia đình của trẻ. Với những kĩ năng, phương pháp mà nhân viên công tác xã hội
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết 101 được đào tạo một cách chuyên nghiệp, trong tương lai, nhân viên công tác xã hô ̣i không chỉ phát triển nhiệm vụ của mình trong hỗ trợ điều trị cho trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý mà còn phát triển trong nhiều lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tâm thần khác nữa.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Viê ̣t
1. Trần Văn Công (2006), Bước đầu ứng dụng liệu pháp hành vi vào can
thiệp cho trẻ tăng động giảm chú ý độ tuổi đầu tiểu học, khóa luận tốt
nghiê ̣p, trường đa ̣i ho ̣c khoa ho ̣c xã hô ̣i và nhân văn Hà Nô ̣i, Hà Nội. 2. Phạm Tất Dong - Lê Ngo ̣c Hùng (2001), Xã hội học đại cương, NXB
Đa ̣i ho ̣c Quốc gia, Hà Nội.
3. Phạm Huy Dũng (2006), Lý thuyết và thực hành công tác xã hội trực
tiếp, NXB đại học sư phạm, đại học Thăng Long Hà Nô ̣i, Hà Nội.
4. Vũ Dũng (2008), Từ điển tâm lý học, NXB từ điển Bách Khoa, Hà Nội. 5. Nguyễn Thị Thu Hiền (2012), Nghiên cứu tỷ lệ học sinh tiểu học mắc
rối loạn tăng động giảm chú ý tại quận Ba Đình –Hà Nội, luận văn thạc
sĩ ngành Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên, Trường Đại học Giáo dục, Hà Nội.
6. Lê Ngo ̣c Hùng (2002), Lịch sử và lý thuyết xã hội học , NXB Đại ho ̣c Quốc gia, Hà Nội.
7. Nguyễn Công Khanh (2002), “Rối nhiễu hành vi: Tăng động giảm chú
ý ở học sinh tiểu học”, Tạp chí tâm lý giáo dục, số 28, 7-9.
8. Đặng Hoàng Minh, Hoàng Cẩm Tú (2001), “Rối loạn tăng động - giảm
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết 102
Tâm thần học, số 6, trường học Tâm thần Trung Ương - Viện Sức khỏe
tâm thần, Hà Nội, 48-55.
9. Nguyễn Thị Hồng Nga (2003), Thử ứng dụng một vài liệu pháp tâm lý trong trị liệu tăng động giảm chú ý ở học sinh trung học cơ sở ở Hà Nội, đại ho ̣c sư pha ̣m Hà Nô ̣i, Hà Nội.
10. Sở y tế Hà Nô ̣i (2009), Sổ tay phát hiện và chăm sóc sức khỏe tâm
thần cho trẻ tăng đ ộng giảm chú ý tại cộng đồng , bệnh viện ban ngày
Mai Hương, Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Vân Thanh - Nguyễn Sinh Phúc (2007), Thực trạng học
sinh có rối loạn tăng động giảm chú ý ở hai trường tiểu học tại Hà Nội,
Viện sức khỏe Tâm thần Quốc gia và Bệnh viện 103, Học viện Quân y, Hà Nội.
12. Nguyễn Linh Trang (2012), Nhận thức của giáo viên tiểu học về chiến lược quản lý hành vi đối với trẻ có dấu hiệu tăng động giảm chú ý ở
một số trường tiểu học ở Hà Nội, luận văn thạc sĩ ngành Tâm lý học
lâm sàng trẻ em và vị thành niên, Trường Đại học Giáo dục, Hà Nội. 13.Viện ngôn ngữ học (2006), Từ điê ̣n tiếng Viê ̣t , Trung tâm từ điển học ,
Hà Nội.
14. Website www.vipschool.edu.vn. 15. Website www.maihuong.gov.vn. 16. Website www.vi.wikipedia.org.
Tiếng Anh
17. American Academy of Pediatrics. (Oct 2001). Clinical Practice Guideline: Treatment of the School-Aged Child With Attention-
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết 103 18. American Psychiatric Association (1994). Diagnostic and statistical
manual of mental disorders: DSM-IV. Washington, DC: American
Psychiatric Association.
19. Barkley Russell A. (1998). “80+ Classroom Accommodations for Children or Teens with ADHD”. Reprinted from The ADHD Report, Vol. 16(4), pp. 7-10. Copyright by Guilford Publication.
20. G. Endruweit & G.Trommsdorff, Nguyễn Hữu Tâm – Nguyễn Hoài Bão biên dịch (2002), Từ điển xã hội học, NXB Thế giớ i, Hà Nội. 21. Malcolm Payne (1997), ThS Trần Văn Kham (dịch giả), Lý thuyết
Công tác Xã hội hiện đại, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà
Nội.
22. Tổ chức Y tế Thế giới (1992), Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (PLBQT-10) về các rối loạn tâm thần và hành vi . Mô tả lâm sàng và
nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán, Bản dịch của Viện Sức khỏe Tâm thần -
Trường học Tâm thần trung ương, Hà Nội. 258-262. 23. Website www.emedicine.com
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết 104
PHỤ LỤC
Phụ Lục 1: Một số biên bản phỏng vấn sâu Biên bản phỏng vấn sâu số 1
1. Thông tin chung
1.1. Người trả lời phỏng vấn: Anh T.M.G 1.2. Giới tính: Nam
1.3. Chức vụ: Giám đốc Giáo dục, Hệ thống Giáo dục Hà Nội V.I.P 1.4.Địa điểm: Văn phòng làm việc.
1.5. Thời gian: 17/7/2013
2. Nội dung phỏng vấn
Hỏi: Chào anh, anh có thể cho biết xuất phát từ đâu để nhà trƣờng thành lập Trung tâm tâm lý dành cho trẻ em?
Trả lời: Ý tưởng hình thành Trung tâm tâm lý trẻ em xuất phát từ tình hình thực tế và nhu cầu chung của xã hội. Từ giữa năm 2010, nhận thấy sự gia tăng của các vấn đề tâm lý trẻ em và để đáp ứng nguyện vọng của một số phụ huynh trong trường có con gặp khó khăn trong vấn đề tâm lý, được sự đồng ý của Hội đồng quản trị, nhà trường đã quyết định thành lập một trung tâm tâm lý dành riêng cho trẻ em. Đến đầu năm 2011 thì trung tâm tâm lý của nhà trường chính thức đi vào hoạt động, tính đến nay đã được gần 3 năm.
Hỏi: Vậy anh có nhận định nhƣ thế nào về xu hƣớng và thực trạng trẻ tăng động giảm chú ý hiện nay?
Trả lời: Xu hướng này ngày càng tăng , đă ̣c biê ̣t trong nh ững năm gần đây. Điều này có t hể mô ̣t phần do công tác truyền thông c ủa báo chí có hiê ̣u quả, người dân bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến vấn đề tâm lý, đặc biệt là tâm
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết 105 lý trẻ em trong đó có bệnh tăng động giảm chú ý và cũng đã có hiểu biết nhiều hơn về căn bệnh này.
Hỏi: Theo nhƣ anh thấy hiê ̣n nay thì số trẻ nam hay nƣ̃ bi ̣ mắc chƣ́ng tăng đô ̣ng giảm chú ý nhiều hơn a ̣?
Trả lời: Theo như tôi thấy thì đa ph ần trẻ tăng động giảm chú ý đều là trẻ nam. Trường mới chỉ ghi nhận 1 trường hợp tăng động giảm chú ý là trẻ nữ, tuy nhiên lại thiên về giảm chú ý và một số hành vi khác hơn mô ̣t chút . Có lẽ do các em nam thường có xu hướng hiếu động nên cũng dễ mắc tăng động giảm chú ý hơn so với nữ.
Hỏi: Tính đến nay nhà trƣờng đã tiếp nhận và can thiệp cho bao nhiêu trƣờng hợp trẻ tăng động giảm chú ý?
Trả lời : Đối tượng tiếp nhận của trường không chỉ riêng có trẻ tăng động giảm chú ý mà là tất cả những trẻ có vấn đề và khó khăn về tâm lý nói chung, được đánh giá có khả năng hòa nhập và phục hồi tốt với môi trường học đường. Ngoài những trẻ tăng động giảm chú ý, nhà trường cũng tiếp nhận một số em là trẻ tự kỷ, trẻ khuyết tật hay chậm phát triển thể nhẹ. Trong vòng 3 năm, trung tâm tâm lý đã tiếp nhận hơn chục trẻ có khó khăn tâm lý, trong đó có 5 trẻ tăng động giảm chú ý. Hiện nay, trung tâm tâm lý của nhà trường đang tiến hành can thiệp cho 2 trường hợp trẻ tăng động giảm chú ý, trong đó có 1 trẻ đã can thiệp được hơn 2 năm và khả năng tiến triển là rất khả quan, đã gần như hòa nhập hoàn toàn được với các bạn trong lớp.
Hỏi: Trẻ tăng động giảm chú ý thƣờng gặp phải những khó khăn gì với giáo viên, bạn học?
Trả lời: Trẻ tăng động giảm chú ý thường gặp khó khăn lớn nhất trong việc không hòa nhập được với các bạn, không biết cách giao tiếp như các trẻ
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết 106 bình thường khác. Do trẻ tăng động giảm chú ý thường không sợ và không có