6. Phƣơng pháp luâ ̣n và phƣơng pháp nghiên cứu
2.3. Tình hình trẻ tăng động giảm chú ý trên thế giới và tại Việt Nam
Như chúng ta đã biết , rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một bệnh tiến triển do sự thiếu chú ý và đãng trí , đi kèm viê ̣c tăng hoạt động ở trẻ em (bệnh thường khởi phát trước 7 tuổi gây ra sự suy yếu về mặt xã hội hay học tập).
Rối loạn tăng động giảm chú ý được chú ý nhiều trên thế giớ i vào những năm 90. Số các ca được chẩn đoán là tăng động giảm chú ý ở trẻ tăng gấp đôi, từ 950 000 vào năm 1990 lên hơn 2,4 triệu vào năm 1996, trong khi đó số người trưởng thành bị chẩn đoán tăng động giảm chú ý tăng gấp 3 từ năm 1992 đến 1997.
Trên thế giới, ước chừng có từ 3 - 5% trẻ em bị bệnh tăng động giảm chú ý. Điều này có nghĩa là trong một lớp học có 25 - 30 em thì có thể có một em bị bệnh tăng động giảm chú ý. [10, 3]
Trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý thường phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng không phải là một việc không khắc phục được. Để có thế kiểm soát được bệnh và phát triển được, trẻ cần phải nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn và hiểu biết từ phía cha mẹ, các nhà chuyên môn và hệ thống giáo dục.
Rối loạn tăng động giảm chú ý bắt đầu sớm trong quá trình phát triển cơ thể (khoảng 10 năm đầu) do đặc điểm của tâm lý lứa tuổi. Các nét đặc
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết 50 trưng chính của chúng là thiếu sự kiên trì trong các hoạt động, đòi hỏi sự tham gia của nhận thức và khuynh hướng chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác, nhưng không hoàn thành cái nào cả, kết hợp với một hoạt động quá đáng, thiếu tổ chức và kém điều tiết. Sự thiếu sót này thường kéo dài trong suốt quá trình đi học sang cả tuổi thành niên.
Tại Hoa Kỳ: Tỷ lệ mắc ở trẻ trong độ tuổi đến trường ước tính từ 3 - 7%.
Tại nước Anh, tỷ lệ mắc được báo cáo là ít hơn 1%. Sự khác nhau về tỉ lệ giữa Anh và Mỹ có thể do văn hóa và do tính không đồng nhất của tăng động giảm chú ý (ví dụ, rất nhiều nguyên nhân gây nên không tập trung/giảm chú ý/tăng hoạt động). Hơn nữa, tiêu chuẩn của Bảng phân loại Bệnh Quốc tế, lần thứ 10 (ICD-10) dành cho tăng động giảm chú ý được sử dụng ở Anh có thể được coi là chặt chẽ hơn tiêu chuẩn DSM-IV ở Mỹ. [22]
Theo viện sức khoẻ Quốc gia Mỹ, tăng động giảm chú ý là bệnh thường được chẩn đoán cho các rối loạn hành vi ở tuổi nhỏ, khoảng 7,5% trẻ ở tuổi đi học. Trạng thái này có thể duy trì đến khi trưởng thành. Các triệu chứng chính là khó chú ý và tập trung (không chú ý), khó ngồi yên (tăng động), và khó kiểm soát các hành vi kích thích. Tỷ lệ mắc bệnh khá cao, chiếm từ 3 - 5% các lứa tuổi, trong đó tuổi tiểu học tỷ lệ con trai chiếm 17% và 8% là con gái; tuổi vị thành niên con trai là 11% và con gái 6%. Với chuyên khoa tâm thần hô ̣i chứng tăng động giảm chú ý chiếm 40 - 50% số trẻ ngoại trú, và 40 - 70% số trẻ nội trú, thuờng xuyên liên hợp với các rối loạn tâm thần khác.
Hiê ̣n nay ở Viê ̣t Nam nói chung cũng như Hà Nô ̣i nói riêng, vẫn chưa có nhiều các số liệu và các cuộc điều tra về tình hình trẻ tăng động giảm chú ý. Do đây vẫn là mô ̣t vấn đề mới nên có thể chưa được quan tâm nhiều và chưa được nhiều người biết đến.
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết 51 Ở Việt Nam, theo nghiên cứu về rối loạn hành vi ở trẻ em và vị thành niên của Viện Nhi (1999) thì tỷ lệ trẻ mắc chứng tăng đ ộng giảm chú ý là 2, 68%. [8, 50]
Năm 2005, Bệnh viên tâm thần ban ngày Mai Hương có 1 khảo sát sức khoẻ tâm thần học sinh tiểu học thành phố Hà Nội bằng công cụ SDQ của tổ chức y tế thế giới chuẩn hoá tại Việt Nam cho thấy trên mẫu nghiên cứu gồm 1203 học sinh tiểu học và trung học cơ sở trong độ tuổi 10 – 16 tuổi , tỷ lệ học sinh có vấn đề tăng động giảm chú ý là 14,10%. [10, 3]
Tính từ năm 2005 đến 2010, bệnh viện đã và đang điều trị cho hơn 300 trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý trên địa bàn thành phố Hà Nội.
“Từ đầu năm 2005, bệnh viện đã bắt đầu khám và điều tri ̣ cho những
trường hợp đầu tiên được chuẩn đoán mắc chứng tăng động giảm chú ý. Tuy nhiên vào lúc đó, số lượng trẻ em đến khám về bê ̣nh này chưa nhiều. Tính đến
nay bệnh viện đã và đang quản lý hồ sơ của hơn 300 trường hợp trẻ điều tri ̣
chứng tăng động giảm chú ý. Do bệnh viện chỉ lập hồ sơ cho nhữn g trường hợp trẻ đến điều tri ̣ từ 2 lần trở lên nên nếu tính số lượng trẻ đến khám thì còn lớn hơn nhiều , tuy nhiên hiê ̣n bệnh viện vẫn chưa có con số thống kê cụ thể.”
(Phó giám đốc Bệnh viên tâm thần ban ngày Mai Hương, nam, 53 tuổi)
Tại bệnh viện, trung bình 1 tuần có khoảng 20 trẻ đến khám về vấn đề tăng động giảm chú ý, trong đó khoảng 1/3 là các trường hợp khám mới.
Còn theo nghiên cứu về “Thực trạng học sinh có rối loạn tăng động
giảm chú ý ở hai trường tiểu học tại Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Vân
Thanh, Viện sức khỏe Tâm thần Quốc gia và PGS.TS Nguyễn Sinh Phúc, Bệnh viện 103, Học viện Quân y công bố năm 2007, mẫu nghiên cứu bao gồm 48 trường hợp được chẩn đoán là rối loạn tăng động giảm chú ý. Số trẻ này đang là học sinh tiểu học thuộc 2 trường H.H.T. và K.Đ., nội thành Hà
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết 52 Nội, độ tuổi từ 6 – 12 dựa theo nghiên cứu sàng lọc được tiến hành trên tổng số 1.594 học sinh ở hai trường tiểu học HHT và KĐ trong nội thành thành phố Hà Nội; thì xét về tổng thể, số lượng trẻ nam có rối loạn tăng động giảm chú ý lớn hơn số trẻ nữ có rối loạn tăng động giảm chú ý rất nhiều. Tỷ lệ nam:nữ là 15:1. Tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với các nghiên cứu ở Mỹ và nhiều nước phương Tây khác.
Tuy nhiên, tỷ lệ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý chung cho cả hai giới (3,01%) lại thấp hơn nhiều so với số liệu thống kê của Mỹ về trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý ở lứa tuổi tiểu học (7%). [11]
Theo khảo sát và phỏng vấn tại trường tiểu học quốc tế VIP – Hà Nội,
“…phải đến 90% trẻ tăng động giảm chú ý đều là trẻ nam.”
(Cô T.M, Hiệu trưởng trường Tiểu học Quốc tế VIP - Hà Nội)
Lãnh đạo nhà trường cũng cho biết số lượng trẻ mắc chứng tăng động gairm chú ý tăng hơn rất nhiều trong những năm trở lại đây và “…theo như nhà trường nhận thấy thì trong số trẻ có vấn đề về tâm lý, số trẻ tăng động giảm chú ý cũng chiếm tỉ lệ đông nhất, 1/3 trong số những trẻ có vấn đề về tâm lý mà nhà trường tiếp nhận là trẻ mắc tăng động giảm chú ý.”
(Cô T.M, Hiệu trưởng trường Tiểu học Quốc tế VIP - Hà Nội)
Tại Trung tâm tâm lý của nhà trường, “Trong vòng 3 năm, trung tâm tâm lý đã tiếp nhận hơn chục trẻ có khó khăn tâm lý, trong đó có 5 trẻ tăng động giảm chú ý.”
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết 53
● Một số trƣờng hợp trẻ có khó khăn về tâm lý đang đƣợc can thiệp tại Trung tâm Tâm lý, Trƣờng tiểu học quốc tế VIP:
STT Họ tên trẻ Ngày tháng năm sinh Tình trạng khi nhập trường Một số lưu ý 1. T.H.T (Nam) 14/09/2005 -Ưu điểm:
Tư duy tốt về hình khối và các chữ cái, con số (có khả năng đọc và nhận biết mặt chữ từ lúc 3 tuổi)
Trí nhớ về hình ảnh tốt
-Nhược điểm:
Tăng động mạnh, rất khó ngồi yên một chỗ
Sức tập trung rất kém
Khả năng tự lập chưa tốt
Chưa biết kể chuyện, chưa biết giao tiếp với các cô và các bạn
Đôi khi có những ngôn ngữ rỗng, ngôn ngữ tivi hoặc la hét khi tức giận
Gặp vấn đề với việc tuân theo các quy định trong lớp học, đặc biệt ở những nơi có không gian rộng như phòng rộng, sân trường…
Chưa biết cách kiềm chế cảm xúc hay kiểm soát hành vi
- Là con trai thứ - Sinh muộn (có anh trai lớn hơn 14 tuổi) 2. K.P.J 01/08/2004 -Ưu điểm: - Là
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết 54 (Nữ) Vận động thô, vận động tinh tốt
Tri giác được các hình ảnh, gọi tên được hình ảnh thông thường
-Nhược điểm:
Nổi bật lên ở trẻ là thiếu khả năng tập trung chú ý
Chưa tham gia các trò chơi tương tác
Không thể hiện về ngôn ngữ nhiều, có những ngôn ngữ khó hiểu
Tránh giao tiếp bằng mắt
Trẻ hứng thú với các hoạt động khác ngoài hoạt động học, thường tự làm theo ý mình.
con lai
3. Đ.N.M (Nam)
20/09/2001 - Ưu điểm:
Trẻ có trí tuệ hoàn toàn bình thường
Ngôn ngữ ổn định, ghi nhớ tốt. Thể hiện được suy nghĩ bằng lời nói.
-Nhược điểm:
Trẻ được chuẩn đoán là tăng động giảm chú ý
Có những biểu hiện hung tính, đánh các bạn, không kiềm chế được cảm xúc (trẻ có thể trở nên hung bạo khi có các kích thích bên ngoài, trạng thái cảm xúc thể hiện rõ nét: tức - Là con út, anh chị đều ở nước ngoài - Thích chơi điện tử, các game chiến
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết 55 giận, la mắng, quát)
Rất dễ cáu, không thích bị quát (sẽ không làm việc nếu bị quát)
Sức tập trung của trẻ kém, trẻ thường rời khỏi chỗ, làm những gì mình thích, khoa tay múa chân, không thể ngồi yên 1 chỗ quá lâu
Trẻ không giữ được bình tĩnh lâu, nói to và thường nói trống không
thuật, hung tính, mỗi ngày trẻ chơi khoảng 1h đồng hồ, có khi chơi đến 8h. 4. N.L.V (Nam) 01/03/2005 - Ưu điểm:
Có thể phân biệt và gọi tên được các loại hình khối, tuy nhiên phản ứng còn chậm
Có khả năng phân biệt các màu nhưng chưa biết gọi tên
Có thể phân biệt, gọi tên được 1 số con vật và các loại quả
-Nhược điểm:
Phản ứng chậm với tất cả ngôn ngữ và khẩu lệnh của cô
Không tự thực hiện được các yêu cầu Không làm theo chỉ dẫn Giao tiếp bằng mắt kém -Con đầu -Chậm phát triển trí tuệ
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết 56
Chơi 1 mình, chân tay rất cứng và hay căng cứng cơ
Vận động thô còn chưa dứt khoát
Vận động tinh còn yếu do cơ ngón tay và cổ tay còn cứng, dẫn đến hoạt động chậm chạp, khả năng cầm bút kém, không vẽ được các hình đơn giản (hình tròn, hình vuông)
Khả năng tập trung kém, hay bị phân tán
Hay có ngôn ngữ rỗng
Phản xạ thính giác yếu (không có phản ứng khi nghe thấy tiếng động lạ bên cạnh)
5. H.S 2002 - Ưu điểm:
Hiểu những câu nói đơn giản, các mệnh lệnh
Vận động tinh khá tốt
Có thể làm được những bài toán đơn giản cộng trừ nhân chia nhưng không thể làm toán có lời văn
Có khả năng bắt chước người khác tốt -Nhược điểm: Là trẻ tự kỷ - tăng động Khả năng tập trung chú ý rất kém Là con lai
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết 57
Ngôn ngữ rất nghèo, hay nói linh tinh, các từ vô nghĩa, quảng cáo…
Khả năng kiềm chế cảm xúc kém, có biểu lộ hung tính nếu có điều không vừa ý; khi không đồng ý có phản ứng tiêu cực ( gào khóc, đánh bạn, đánh cô…)
Thiếu hụt rất nhiều kỹ năng: kỹ năng giao tiếp, khả năng tập trung, tính độc lập, các kỹ năng xã hội….
Không có khả năng tương tác, giao tiếp với các bạn, trẻ không tham gia chơi cùng bạn bè mà chỉ chơi theo cách của mình, không biết các quy tắc chơi.
2.4. Nhận diê ̣n nhu cầu và các vấn đề thƣờng gặp của trẻ tăng động giảm chú ý và gia đình trẻ