6. Phƣơng pháp luâ ̣n và phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.2.3. Vấn đề về các mối quan hệ xã hội
Trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý gặp phải rất nhiều các vấn đề về giao tiếp xã hội. Trẻ em rối loạn tăng động giảm chú ý có những nhóm triệu chứng đặc trưng bao gồm: Tăng động, Xung động và Giảm chú ý. Các triệu chứng này làm cho trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày mà chủ yếu là khó khăn trong quan hệ với người khác (bao gồm cả quan hệ với cha mẹ, thầy cô giáo và với bạn bè) và khó khăn trong việc lĩnh hội các tri thức, kỹ năng trong nhà trường. Trẻ mắc tăng động giảm chú ý thường có những khó khăn với những tương tác xã hội thông thường và tuân theo vai trò xã hội của mình, hay xảy ra các mâu thuẫn v ới bạn bè, bị các thầy cô trách mắng, bị cô lập…
Theo phỏng vấn Giám đốc Giáo dục, Trường tiểu học quốc tế VIP – Hà Nội: “Trẻ tăng động giảm chú ý thường gặp khó khăn lớn nhất trong việc không hòa nhập được với các bạn, không biết cách giao tiếp như các trẻ bình thường khác. Do trẻ tăng động giảm chú ý thường không sợ và không có khả năng tiếp thu các lệnh của giáo viên, thường xuyên chạy ra khỏi chỗ tự do, gây rất nhiều khó khăn cho các cô trong việc dạy học và ổn định trật tự lớp.”
(Anh G, Giám đốc Giáo dục, Trường tiểu học quốc tế VIP – Hà Nội)
Có thể nói những trẻ r ối loạn tăng động giảm chú ý thường khó khăn trong viê ̣c thiết lâ ̣p các mối quan hê ̣ của chúng với các ba ̣n bè cùng trang lứa . Điều này la ̣i c àng làm tăng thêm mă ̣c cảm tự ti của đứa trẻ . Chúng không được các trẻ em khác thừa nhâ ̣n và thường bi ̣ cô lâ ̣p.
Theo phu ̣ huynh học sinh: “Con rất dễ bị mất tập trung, không có hứng thú tham gia các trò chơi chung với các bạn hoặc hứng thú không lâu và bỏ chơi giữa chừng. Việc này khiến các bạn không thích chơi với con nữa. Đôi khi con có những hứng thú đặc biệt với một số thứ như máy bay đồ chơi, con thấy máy bay trong lớp mẫu giáo và sau này hay chạy vào để lấy, điều này
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết 63
gây ảnh hưởng đến nề nếp học đường. Ngoài ra khi bức xúc khi không đạt được mong muốn hoặc bị ép phải làm điều con không thích hay sợ hãi, con có thể cào má bạn hoặc ai đó. Đây là hành vi xấu gây mất thiện cảm của mọi người với con.”
(Phụ huynh trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý, nữ)
Theo Pelham và Milich (1984), chúng thường ít được bạn bè lựa chọn để trở thành bạn thân, người cùng tham gia các hoạt động hay cùng ngồi trong lớp. Những bản báo cáo của giáo viên về tương tác của trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý miêu tả những vụ đánh nhau, phá bĩnh và bị ghét hay lôi thôi (Pelham & Bender, 1982), trong khi Barkley (1981) báo cáo rằng 80% số phụ huynh cảm thấy con của họ gặp phải những vấn đề xã hội rất tồi tệ. Waddell (1984) tin rằng đây là một vòng luẩn quẩn, khi mà những vấn đề xã hội càng tệ hơn khi trẻ lớn lên, với những hành vi vượt quá giới hạn dẫn tới sự cự tuyệt (khước từ) và suy yếu kỹ năng xã hội dẫn tới ít được chấp nhận. Người ta thấy rằng quan hệ bạn bè là một dự đoán quan trọng về sự điều chỉnh và hành vi tiêu cực khi lớn lên, và sự tự đánh giá thấp hơn từ việc giảm những mối quan hệ bạn bè từ lúc bé và giữ nguyên cho tới lúc lớn hơn. [24]
Như vâ ̣y, có hai khó khăn lớn nhất trong vấn đề về các mối quan hê ̣ của trẻ. Thứ nhất là trẻ thường nghi ̣ch ngợm , quâ ̣y phá và dễ nổi nóng , làm ảnh hưởng đến những ba ̣n khác trong lớp nên thường bi ̣ gán mác “ho ̣c sinh cá biê ̣t”, bị xa lánh và cô lập . Thứ hai , trẻ khó khăn trong việc kiểm soát các hành vi và cảm xúc của mình , bị bạn bè coi thường , dẫn đến tự ti , nản chí và phản ứng thái quá với mọi người xung quanh.