6. Phƣơng pháp luâ ̣n và phƣơng pháp nghiên cứu
1.1.1.5. Khái niệm “Trị liệu tâm lý”
Theo Từ điển Tâm lý học của Viện Tâm lý học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam:
Trị liệu tâm lý là tổ hợp những tác động trị liệu ngôn ngữ và phi ngôn ngữ lên cảm xúc, ý kiến, tự ý thức của những người có bệnh tâm lý thần kinh và bệnh tâm thể. Trị liệu tâm lý là tổ hợp những tác động tâm lý đa dạng nhằm khắc phục những sai lệch quá mức và chữa trị bệnh.
Nhìn chung, trị liệu tâm lý có ảnh hưởng đến tâm lý, trong đó có mối quan hệ với bản thân, đến trạng thái của bản thân người bệnh, đến người khác, với môi trường xung quanh và với cuộc sống nói chung. Trị liệu tâm lý có thể ở các dạng liệu pháp tâm lý cá nhân (tham vấn cá nhân) và liệu pháp nhóm (các trò chơi, các cuộc thảo luận...). Người ta đã phân biệt một cách có điều kiện các trị liệu tâm lý sau:
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết 26 - Trị liệu tâm lý định hướng chủ yếu là nhằm làm giảm bớt hoặc xóa bỏ những triệu chứng hiện có và liệu pháp tâm lý định hướng nhân cách có nhiệm vụ giúp đỡ người bệnh thay đổi những mối quan hệ của họ đối với môi trường xã hội và nhân cách của mình.
- Các phương pháp trị liệu tâm lý lâm sàng – thôi miên, luyện tập tự thư giãn, ám thị và tự ám thị, liệu pháp duy lý.
- Trị liệu tâm lý định hướng nhân cách (trị liệu tâm lý cá nhân và trị liệu tâm lý nhóm) được sử dụng rộng rãi những dị bản khác nhau để phân tích những trải nghiệm xung đột ở người bệnh. Trong trị liệu tâm lý cá nhân, hiệu quả chữa trị phụ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng mối quan hệ tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau giữa nhà trị liệu và đối tượng chữa trị (khách hàng) cũng như khả năng làm việc của nhà trị liệu, trong đó khả năng thấu cảm là nhân tố quyết định tính hiệu quả của những tác động trị liệu. Trị liệu tâm lý nhóm là việc sử dụng những quy luật tâm lý của quan hệ liên nhân cách trong nhóm nhằm đạt được những tiến triển tâm lý và thể chất tích cực cho mỗi thành viên trong nhóm. Với tư cách là những phương pháp tác động trị liệu tích cực, các liệu pháp lao động, liệu pháp tâm lý nhóm, liệu pháp gia đình đã được sử dụng rộng rãi để tạo điều kiện nâng cao uy tín của khách hàng trong các mối quan hệ liên nhân cách và hoàn thiện khả năng tự nhận thức và tự điều chỉnh của chính họ. [4, 925-926]
Ở đây, trị liệu tâm lý bao gồm các chương trình, hoạt động hỗ trợ trẻ tăng động giảm chú ý (có thể hỗ trợ trực tiếp cho trẻ hoặc thông qua gia đình, trường học) theo các hình thức khác nhau không phân biệt là có điều kiện hay không có điều kiện, với mục tiêu hỗ trợ trẻ em khắc phục tình trạng khó khăn, đáp ứng nhu cầu của trẻ em trong phát triển, hỗ trợ sự tham gia bình đẳng giữa các nhóm trẻ em trong xã hội, hoà nhập cộng đồng và phát triển.
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Quyết 27