Đặc điểm tâm lí và nhân cách của học sinh THPT:

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH THPT TẠI THÀNH PHỐ BẠC LIÊU TỈNH BẠC LIÊU (Trang 29 - 33)

9. Cấu trúc của luận văn

1.3.1.2 Đặc điểm tâm lí và nhân cách của học sinh THPT:

Lứa tuổi HS THPT được xác định là những học sinh đang học trong trường THPT có độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi (ở đây chỉ đề cập đến đối tượng thanh niên HS

trong trường THPT). Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt quan trọng trong các thời

kỳ phát triển của trẻ em. Đây là giai đoạn phát triển và dần hoàn thiện các cấu trúc

tâm lý, các phẩm chất nhân cách và thể chất, chuẩn bị cho các em bước vào cuộc

sống XH với tư cách như một con người trưởng thành.

1.3.1.2.1 Đặc điểm hoạt động học tập:

Kinh nghiệm sống của HS THPT đã trở nên phong phú, các em đã ý thức được rằng mình đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời. Do vậy thái độ có ý thức đối với học tập ngày càng phát triển và trở nên có lựa chọn hơn đối với mỗi môn

học. ở các em, đã hình thành những hứng thú học tập gắn liền với khuynh hướng

nghề nghiệp. Cuối bậc THPT các em đã xác định được cho mình một hứng thú ổn định với một môn học nào đó, đối với một lĩnh vực tri thức nhất định. Hứng thú này

thường liên quan với việc lựa chọn một nghề nhất định của HS. Những thái độ học

tập ở không ít HS có nhược điểm là: một mặt các em rất tích cực học một số môn

mà các em cho là quan trọng đối với nghề mình đã hoặc định chọn, mặt khác các

em lại sao nhãng các môn học khác hoặc học chỉ đạt điểm trung bình, dẫn đến hiện tượng học lệch, học tủ, học chỉ vì mục đích thi cử.Thái độ học tập có ý thức đã thúc

đẩy sự phát triển tính chủ định của các quá trình nhận thức và năng lực điều khiển

bản thân của thanh niên HS trong hoạt động học tập cũng như việc lựa chọn nghề

1.3.1.2.2 Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ:

Ở thanh niên HS THPT, tính chủ định được phát triển mạnh ở tất cả các quá

trình nhận thức. Tri giác có mục đích đã đạt tới mức rất cao, ghi nhớ có chủ định

giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, đồng thời vai trò của ghi nhớ lôgic trừu tượng và ghi nhớ ý nghĩa ngày một tăng rõ rệt. Do cấu trúc và chức năng của não bộ

phát triển cùng với sự phát triển của các quá trình nhận thức và hoạt động học tập

mà hoạt động tư duy của các em có sự thay đổi quan trọng, các em đã có khả năng tư duy lôgic, tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập, sáng tạo, tư duy có

sự chặt chẽ có căn cứ và nhất quán hơn. Đồng thời tính phê phán của tư duy cũng

phát triển. Những đặc điểm đó tạo điều kiện cho HS thực hiện các tư duy toán học

phức tạp, phân tích nội dung cơ bản của khái niệm trừu tượng và nắm được các mối

quan hệ nhân quả trong tự nhiên và xã hội.... Đó là cơ sở để hình thành thế giới

quan. Tuy nhiên nhiều khi các em chưa chú ý phát huy hết năng lực độc lập suy

nghĩ của bản thân, còn kết luận vội vàng theo cảm tính. Như vậy ở lứa tuổi này các em dễ mắc phải sai lầm trong việc lựa chọn nghề nghiệp, nhưng nếu được định hướng một cách nghiêm túc, tư vấn một cách khoa học thì hoàn toàn có thể giúp các

em lựa chọn được những nghề nghiệp phù hợp.

1.3.1.2.3 Sự phát triển của tự ý thức:

Sự phát triển tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách

của HS THPT. Đăc điểm quan trọng trong sự tự ý thức của lứa tuổi này là tự ý thức

xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống và hoạt động - địa vị mới mẻ trong tập thể,

những quan hệ mới với thế giới xung quanh buộc các em phải ý thức được những đặc điểm nhân cách của mình. Các em hay ghi nhật ký so sánh mình với nhân vật được coi là tấm gương hay “thần tượng”. Nội dung của tự ý thức cũng khá phức tạp.

Các em không chỉ nhận thức về cái tôi của mình trong hiện tại như tuổi thiếu niên mà còn nhận thức về vị trí của mình trong XH, trong tương lai (Tôi cần trở thành

người như thế nào, cần làm gì để tốt hơn...)

HS THPT không chỉ có nhu cầu đánh giá mà còn có khả năng đánh giá sâu sắc và tốt hơn tuổi thiếu niên về những phẩm chất, mặt mạnh, mặt yếu của những

người cùng sống và của chính mình. Nhưng nhận thức người khác bao giờ cũng đỡ khó khăn hơn là nhận thức bản thân. HS THPT thường dễ có xu hướng cường điệu

trong khi tự đánh giá. Hoặc là các em đánh giá thấp cái tích cực, tập trung phê phán cái tiêu cực, hoặc là đánh giá quá cao nhân cách của mình - tỏ ra tự cao coi thường người khác. Tuy nhiên việc tự đánh giá trên cơ sở tự nhiên có mục đích là một dấu

hiệu cần thiết của một nhân cách đang trưởng thành, là tiền đề của sự tự giáo dục có

mục đích.21

1.3.1.2.4 Sự hình thành thế giới quan:

Lứa tuổi thanh niên mới lớn (HS THPT) là lứa tuổi quyết định của sự hình thành thế giới quan - hệ thống quan điểm về xã hội, về tự nhiên, các nguyên tắc và qui tắc cư xử...Chỉ số đầu tiên của sự hình thành thế giới quan là sự phát triển của

hứng thú nhận thức đối với những vấn đề thuộc nguyên tắc chung nhất của vũ trụ,

những qui luật phổ biến của tự nhiên, xã hội và sự tồn tại của xã hội loài người. Các

em cố gắng xây dựng quan điểm riêng trong lĩnh vực khoa học, đối với các vấn đề

xã hội, tư tưởng chính trị, đạo đức. Chính nội dung các môn học ở phổ thông trung

học giúp các em xây dựng được thế giới quan tích cực về tự nhiên, xã hội.

Việc hình thành thế giới quan không chỉ giới hạn ở tính tích cực nhận thức

mà còn thể hiện ở phạm vi nội dung nữa. HS THPT quan tâm nhiều nhất đến các

vấn đề liên quan đến con người, vai trò của con người trong lịch sử, quan hệ giữa con người và xã hội, giữa quyền lợi và nghĩa vụ, nghĩa vụ và tình cảm.Vấn đề ý

nghĩa cuộc sống chiếm vị trí trung tâm trong suy nghĩ của HS THPT.

Tuy vậy, một bộ phận học sinh chưa được giáo dục đầy đủ về thế giới quan,

họ có những quan niệm lệch lạc về lối sống do chưa chịu sự tác động từ mặt trái của

thời mở cửa, hội nhập văn hoá với thế giới, mặt trái của cơ chế thị trường... đã khiến

họ có lối sống không lành mạnh, đánh giá cao cuộc sống hưởng thụ, sống gấp, sống

lại, ham chơi hơn là học hành...Một bộ phận khác lại chưa chú ý vấn đề xây dựng

thế giới quan cho mình, sống thụ động.22

21

Lê Hồng Ngọc (chủ biên), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, 1997, Nhà xuất bản Giáo dục, trang 58

22

Lê Hồng Ngọc (chủ biên), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, 1997, Nhà xuất bản Giáo dục,, trang 60

1.3.1.2.5 Đời sống tình cảm:

Đời sống tình cảm của HS THPT rất phong phú và nhiều vẻ, Đặc điểm đó được thể hiện rõ nhất trong tình bạn của các em, vì đây là lứa tuổi mà những hình thức đối xử có lựa chọn đối với mọi người trở nên sâu sắc. ở lứa tuổi này, nhu cầu

về tình bạn tăng lên rõ rệt và sâu sắc hơn rất nhiều so với tuổi thiếu niên. Các em có yêu cầu cao hơn đối với tình bạn (sự chân thật, lòng vị tha, tin tưởng, hiểu biết và tôn trọng nhau, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau...). Quan hệ với bạn bè chiếm vị trí lớn hơn hẳn so với quan hệ với người lớn tuổi hơn hoặc ít tuổi hơn. điều này do lòng khát khao muốn có vị trí bình đẳng trong cuộc sống chi phối. Tình bạn HS THPT

rất bền vững nó có thể vượt qua mọi thử thách và có thể kéo dài suốt cuộc đời.

Quan hệ tình bạn khác giới ở lứa tuổi này cũng đã được tích cực hoá một

cách rõ rệt, phạm vi quan hệ bạn bè được mở rộng, xuất hiện nhiều các nhóm pha

trộn (cả nam và nữ) bên cạnh những nhóm thuần nhất. ở một số em bắt đầu xuất

hiện nhu cầu chân chính về tình yêu, tình cảm sâu sắc . Đó là một trạng thái mới

mẻ, nhưng rất tự nhiên trong đời sống tình cảm của lứa tuổi HS THPT.23

1.3.1.2.6. Hoạt động lao động và sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT

Hoạt động lao động tập thể có vai trò to lớn trong sự hình thành nhân cách HS THPT. Hoạt động lao động được tổ chức đúng đắn sẽ giúp các em hình thành tinh thần tập thể, lòng yêu lao động, tôn trọng lao động, người lao động và thành quảlao động, đặc biệt là có nhu cầu và nguyện vọng lao động.

Điều quan trọng là việc lựa chọn nghề nghiệp đã trở thành công việc khẩn

thiết của các em HS. Các em hiểu rằng cuộc sống tương lai phụ thuộc vào chỗ,

mình có biết lựa chọn nghề một cách đúng đắn hay không. 24

Do hoàn cảnh sắp bước vào đời và đặc biệt là do thế giới quan và tâm lý phát triển cho nên xu hướng nghề nghiệp của HS THPT hình thành rõ rệt, nhanh chóng và tương đối ổn định. Họ coi đây là một vấn đề nghiêm túc trong cuộc đời. Đây

chính là hoàn cảnh khách quan, là cơ sở để thúc đẩy các hiện tượng tâm lý phát

23 Lê Hồng Ngọc (chủ biên), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, 1997, Nhà xuất bản Giáo dục, tr 62

24

triển. Họ thường xuyên suy nghĩ: Mình sẽ đi đâu, làm gì? Và mình sẽ trở thành con

người như thế nào? ...

Khi lựa chọn nghề nghiệp, học sinh THPT có thuận lợi cơ bản là hoạt động

học tập đã mang một ý nghĩa mới và nó quyết định xu hướng nghề nghiệp của họ.

Mặt khác trong nhà trường THPT đã chú trọng nhiều đến hoạt động hướng nghiệp cho HS. Các em được tiếp xúc với một hệ thống tác động tổng hợp của xã hội và

nhà trường nhằm giúp họ việc chọn nghề phù hợp với hứng thú, năng lực, nguyện

vọng sở trường của mình, vừa đáp ứng được nhu cầu nhân lực của các lĩnh vực sản

xuất trong nền kinh tế quốc dân.

1.3.2. Giáo dục hướng nghiệp học sinh THPT 1.3.2.1 Vị trí, vai trò của hoạt động hướng nghiệp

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH THPT TẠI THÀNH PHỐ BẠC LIÊU TỈNH BẠC LIÊU (Trang 29 - 33)