Khảo sát tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp nâng cao chất lương

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH THPT TẠI THÀNH PHỐ BẠC LIÊU TỈNH BẠC LIÊU (Trang 93 - 134)

9. Cấu trúc của luận văn

3.4. Khảo sát tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp nâng cao chất lương

lương GDHN cho HS THPT ở thành phố Bạc Liêu tỉnh Bạc Liêu

Do chưa có điều kiện tiến hành thực hiện trực tiếp trên HS những biện pháp

vừa nghiên cứu và xây dựng. Vì vậy chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm các biện

pháp trên cơ sở lấy ý kiến chuyên gia

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Kiểm nghiệm và đi đến kết luận về sự phù hợp, tính hiệu quả, tính khả thi,

tính hợp lí của các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp cho học

sinh THPT

3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm

Cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm lớp đồng thời là giáo viên phụ trách về

giáo dục hướng nghiệp cho HS THPT ở các trường

3.4. 3. Quá trình tiến hành khảo nghiệm:

Bước 1: Chuẩn bị khảo nghiệm:

 Xác định các mục tiêu khảo nghiệm

 Biên soạn phiếu điều tra (phụ lục 5 phần phụ lục) Bước 2: Tiến hành khảo nghiệm:

 Phát phiếu điều tra cho chuyên gia và tiến hành trưng cầu ý kiến chuyên gia theo phiếu điều tra.

 Thu phiếu điều tra và có thể trò chuyện, trao đổi với chuyên gia xung quanh vấn đề cần trưng cầu ý kiến.

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm:

Sau quá trình khảo nghiệm sư phạm trên cơ sở lấy ý kiến chuyên gia, NNC

được kết quả như sau:

3.4.4.1. Đánh giá của chuyên gia về mức độ cần thiết của các biện pháp

Mức độ

Rất cần thiết Cần thiết Không cần

thiết Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ

Xây dựng bài học có nội dung về

những lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể 10 83,33% 2 16,67%

Đa dạng các hình thức tổ chức

GDHN 12 100% 0

Tổ chức hội nghị để trao đổi với

cha mẹ HS về nghề nghiệp tương

lai của con em họ

9 75% 3 25% Nâng cao chất lượng nguồn nhân

lực GDHN – giáo viên HN kiêm

nhiệm GVCN

10 83,33% 2 16.67%

Lập hồ sơ hướng nghiệp chi tiết

cho mỗi HS 9 75% 3 25% Tăng cường xã hội hóa giáo dục

cho công tác GDHN 10 83,33% 2 16,67%

Bảng 3.1: Đánh giá của chuyên gia về mức độ cần thiết của các biện pháp

nhằm nâng cao chất lượng GDHN

- Tất cả chuyên gia đều cho rằng các biện pháp đưa ra là cần thiết và rất cần

thiết để nâng cao chất lượng GDHN, không có chuyên gia nào đồng ý với ý kiến

cho rằng đó là không cần thiết.

Tất cả các ý kiến của chuyên gia đều cho rằng trong điều kiện hiện nay, cần

phải áp dụng nhiều hình thức hướng nghiệp cho học sinh để các em hứng thú hơn

trong việc tìm hiểu nghề nghiệp (100%). Các ý kiến cũng cho rằng cần nâng cao

chất lượng đội ngũ giáo viên tham gia vào các hoạt động hướng nghiệp để giáo viên có thể hướng dẫn HS tìm hiểu chính bản thân mình và nghề nghiệp cho tương lai.

Bên cạnh đó, việc tăng cường nội dung, phân phối cụ thể chương trình và việc lập hồ sơ hướng nghiệp chi tiết cho mỗi HS cũng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục HN.

3.4.4.2. Đánh giá của chuyên gia về mức độ phù hợp của các biện pháp tổ chức

hoạt động hướng nghiệp cho HS THPT

Mức độ Rất phù hợp Phù hợp Chưa phù hợp Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ

Xây dựng bài học có nội dung về

những lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể 11 91,67% 1 8,33%

Đa dạng các hình thức tổ chức

GDHN 12 100% 0 Tổ chức hội nghị để trao đổi với

cha mẹ HS về nghề nghiệp tương

lai của con em họ

12 100% 0 0% Nâng cao chất lượng nguồn nhân

lực GDHN – giáo viên HN kiêm

nhiệm GVCN

10 83,33% 2 16.67%

Lập hồ sơ hướng nghiệp chi tiết

cho mỗi HS 10 83,33% 2 16,67% Tăng cường xã hội hóa giáo dục

cho công tác GDHN 12 100%

Bảng 3.2: Đánh giá của chuyên gia về mức độ phù hợp của các biện pháp

nhằm nâng cao chất lượng GDHN

Qua bảng số liệu có thể thấy các chuyên gia đánh giá rất cao về sự phù hợp cơ sở về lí luận và thực tiễn của các biện pháp. Có những biện pháp được 100% chuyên gia đánh giá rất phù hợp, như biện pháp đa dạng hình thức hướng nghiệp, biện pháp tổ chức hội nghị trao đổi với cha mẹ HS, về nghề nghiệp tương lai con

em họ, tăng cường xã hội hóa GDHN.Các biện pháp xây dựng bài học có nội dung

giới thiệu về những lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể có 91,67% đánh giá rất phù hợp,

8,33% đánh giá phù hợp,. Biện pháp lập hồ sơ hướng nghiệp cho HS có 83,33%

nguồn nhân lực GDHN –giáo viên HN kiêm nhiệm GVCN có 83,33% đánh giá rất

phù hợp và 16,67% đánh giá phù hợp.

3.4.4.3. Đánh giá của chuyên gia về mức độ khả thi của các biện pháp

Mức độ Dễ thực hiện Khó thực hiện Không dễ thực hiện Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ

Xây dựng bài học có nội dung về

những lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể 12 100%

Đa dạng các hình thức tổ chức

GDHN 12 100%

Tổ chức hội nghị để trao đổi với cha mẹ HS về nghề nghiệp tương lai của

con em họ

12 100% Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

GDHN –giáo viên HN kiêm nhiệm

GVCN

9 75% 3 25%

Lập hồ sơ hướng nghiệp chi tiết cho

mỗi HS 12 100%

Tăng cường xã hội hóa giáo dục cho

công tác GDHN

12 100%

Bảng 3.3: Đánh giá của chuyên gia về mức độ khả thi của các biện pháp

nhằm nâng cao chất lượng GDHN

Qua bảng có thể thấy tính khả thi của các biện pháp được các chuyên gia

đánh giá rất cao, có 5 biện pháp được 100% chuyên gia đánh giá là dễ thực hiện.

Chỉ có biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực GDHN –giáo viên HN kiêm nhiệm GVCN thì có 25% chuyên gia cho rằng khó thực hiện. Qua trao đổi chúng tôi được biết rằng, đây là một biện pháp rất hay, rất phù hợp nhưng chưa có ai làm, hơn nữa nó là một quá trình lâu dài chứa đựng nhiều vấn đề, đòi hỏi sự đồng

ý nhiều cấp lãnh đạo.. Đây là những lý do dễ nhận thấy tuy nhiên có thể dễ dàng khắc phục nếu các nhà trường quyết tâm thực hiện và thực sự vì tương lai của HS.

Tiểu kếtchương 3

Dựa trên những cơ sở về lý luận và thực tiễn, NNC đã nghiên cứu xây dựng được 6 biện pháp và các bước thực hiện những biện pháp đó. Các biện pháp được

xây dựng với mục đích có thể được vận dụng dễ dàng trong công tác hướng nghiệp ở các trường THPT ở thành phố Bạc Liêu tỉnh Bạc Liêu hiện nay, nhằm nâng cao

chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT. Các biện pháp đề xuất là những định hướng giúp cho giáo viên phụ trách công tác hướng nghiệp có thể linh

hoạt vận dụng tuỳ thuộc vào những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, đối tượng khác

nhau nhằm thực hiện tốt mục đích nhiệm vụ của giáo dục hướng nghiệp trong nhà

trường phổ thông hiện nay.

Các biện pháp cũng đã được thử nghiệm trên cơ sở lấy ý kiến của các chuyên gia là các giáo viên có kinh nghiệm đang trực tiếp phụ trách công tác hướng nghiệp trong các THPT. Các chuyên gia đã đánh giá rất cao về sự phù hợp cũng như tính

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Xuất phát từ yêu cầu thực tế của công tác GDHN cho HS THPT tại TP Bạc

Liêu, người nghiên cứu đã tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động HN,

tìm hiểu các văn bản chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ GD-ĐT, Sở

GD-ĐT Bạc Liêu ...về công tác HN.

Qua điều tra khảo sát, người nghiên cứu đã nêu ra được các nhân tố ảnh

hưởng đến hoạt động này trong trường THPT, đánh giá được thực trạng hoạt động

HN cho HS THPT tại TP Bạc Liêu, từ đó tìm ra các biện pháp nâng cao hiệu quả

hoạt động HN cho HS THPT trên địa bàn góp phần giáo dục toàn diện và chuẩn bị

tiền đề cho các em lựa chọn ngành nghề phù hợp theo đúng sở trường, nguyện vọng

và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực ở địa phương trong thời gian tới.

Bằng nhiều phương pháp nghiên cứu như phát điều tra phỏng vấn, khảo sát

và quan sát thực tế các khách thể liên quan đến đối tượng nghiên cứu như HS,

PHHS, GV, Ban giám hiệu, các chuyên viên, chuyên gia tham gia công tác về vấn đề này…. Người nghiên cứu thấy rằng, để nâng cao hiệu quả của công tác GDHN trong trường THPT trên địa bàn TP Bạc Liêu cần ưu tiên áp dụng đồng bộ các biện pháp sau:

1. Xây dựng bài học có nội dung về những lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể

2. Đa dạng các hình thức tổ chức GDHN

3. Tổ chức hội nghị để trao đổi với cha mẹ HS về nghề nghiệp tương lai của

con em họ

4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực GDHN –giáo viên HN kiêm nhiệm

GVCN

5. Lập hồ sơ hướng nghiệp chi tiết cho mỗi HS

6. Tăng cường xã hội hóa giáo dục cho công tác GDHN

Qua kiểm nghiệm các biện pháp, người nghiên cứu thấy các biện pháp phù hợp với giả định đã đưa ra, hầu hết các ý kiến đều đồng tình với các biện pháp và cho rằng khả thi trong địa bàn nghiên cứu.

Với kết quả thu được, người nghiên cứu mong rằng đã đóng góp một phần

nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của GDHN tại TP Bạc Liêu nói riêng và tỉnh Bạc Liêu nói chung.

2. Kiến nghị:

2.1. Đối với Nhà nước và Bộ GD - ĐT

Hoàn thiện cơ chế chính sách vĩ mô về HN và dạy NPT cho HSPT, tạo điều

kiện về các mặt để các địa phương có điều kiện thực hiện tốt công tác HN cho HS như kinh phí, chế độ, biên chế CB, GV chuyên trách, các chính sách … cho hoạt động HN.

Xây dựng chương trình đào tạo các đội ngũ chuyên sâu về GDHN. Và cho phép Gv GDHN kiêm chủ nhiệm nhiều lớp trong suốt 3 năm THPT của HS

2.2. Đối với chính quyền địa phương

Cần tạo điều kiện cho các trường THPT tham quan các cơ sở sản xuất của các cơ quan, xí nghiệp ở địa phương; các trường ĐH, CĐ, các trung tâm đào tạo nghề.

Quan tâm đến công tác GDHN phổ thông, thường xuyên có các hình thức

giới thiệu các ngành nghề địa phương cho HS

Lập nhiều văn phòng tư vấn HN trên địa bàn

Hỗ trợ và tạo điều kiện hoạt động cho các công tác HN ở địa phương do các

tổ chức kinh tế, xã hội, đoàn thanh niên, phong trào sinh viên… tổ chức.

Có kế hoạch sử dụng lao động phổ thông phù hợp với HĐ GDHN của nhà trường

2.3. Đối với sở GD-ĐT

Thường xuyên mở các lớp tập huấn HN cho các cán bộ GDHN ở trường

THPT. Có bộ phận thường xuyên theo dõi, giám sát, đánh giá và chịu trách nhiệm

về HĐ GDHN phổ thông.

Thường xuyên tổ chức các hội thảo, các hội thi để các trường có cơ hội trình

bày khó khăn, thuận lợi và yêu cầu trong quá trình thực hiện GDHN cũng như nâng

2.4. Đối với các trường THPT

Cần phải xác định GDHN là nhiệm vụ của GD phổ thông và có sự đầu tư đúng mức cho công tác này.

Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật để HS có thể hình thành ý thức lao động, lòng yêu nghề và tiếp xúc với công nghệ hiện đại.

Giáo viên dạy GDHN cần đầu tư hơn cho tiết dạy cả về phương pháp lẫn sử

dụng công cụ, phương tiện hỗ trợ.

Đa dạng các hình thức GDHN để đáp ứng nhu cầu của HS. Đầu tư hơn về

hiệu quả, đặc biệt là đáp ứng nguyện vọng tư vấn tâm lý và chọn nghề.

Cung cấp đầy đủ tư liệu và các thông tin cho nhu cầu tìm hiểu của học sinh

và chuyên sâu của giáo viên

Chủ động phối hợp với các đoàn thể, các tổ chức kinh tế, xã hội để tìm kiếm

nguồn lực hỗ trợ cho công tác GDHN trong nhà trường.

Cân đối giữa dạy chuyên môn và dạy HN một cách hợp lý

Tuyển dụng cán bộ GDHN có chuyên môn đào tạo trong thời gian tới

2.5. Đối với học sinh

Cần xác định việc học GDHN là yếu tố cơ bản, chủ đạo giúp các em lựa

chọn nghề nghiệp tương lai cho bản thân.

Có thái độ đúng đắn, tích cực đối với việc học GDHN, học nghề và các hoạt động HN khác.

Chủ động xác định hướng đi và tìm kiếm thông tin về nghề nghiệp mà cá nhân có nhu cầu

Cân đối giữa việc học văn hóa và học GDHN một cách hợp lý

3. Hướng phát triển của đề tài

Luận văn của người nghiên cứu mới chỉ giới hạn trong phạm vi HS cấp

THPT ở TP Bạc Liêu tỉnh Bạc Liêu trong khi đó, đề tài này rất rộng và còn nhiều

vấn đề cần nghiên cứu sâu hơn về phạm vi các đối tượng khác trong XH vì HN không chỉ với HS mà có thể HN cho sinh viên, công nhân, hoặc NLĐ khác. Ngoài ra, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến GDHN, như người làm công tác GDHN,

GDHN trong thời kỳ hội nhập quốc tế, chương trình, tài liệu HN cho từng địa phương… vẫn còn nhiều vấn đề về HN cần nghiên cứu .

Nếu các biện pháp được thực hiện đồng bộ, hiệu quả HN trong trường THPT trên địa bàn nghiên cứu thì có thể nhân rộng ra các địa phương có điều

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII, Nghị quyết

hội nghị lần thứ II.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,

NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2001.

3. Quyết định 126/CP ngày 19/3/1981 về công tác hướng nghiệp trong trường

phổ thông và việc sử dụng hợp lý học sinh các cấp phổ thông cơ sở và phổ

thông trung học ra trường

4. Luật giáo dục sửa đổi 2010

5. Chỉ thị số: 33/2003/CT-BGD&ĐT, Về việc tăng cường giáo dục hướng

nghiệp cho học sinh phổ thông

6. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng, Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB Giáo dục, 1997.

7. Nguyễn Văn Hộ, Hoạt động hướng nghiệp và giảng dạy kỹ thuật trong trường THPT, NXB Giáo duc, 2006.

8. Phạm Mạnh Hùng, Giáo trình chuyên đề tâm lý học nghề nghiệp, NXB Hà Nội, 2006.

9. Phạm Tất Dong, Giúp bạn chon nghề, NXB Giáo dục, 1989.

10.Phạm Tất Dong, Nguyễn Như Ất, Sự lựa chọn tương lai, NXB Thanh niên, 2000.

11.Phạm Tất Dong (chủ biên), Đặng Danh Ánh, Nguyễn Thế Trường, Trần Mai

Thu, Nguyễn Dục Hoạt động giáo dục hướng nghiệp lớp 9,10, 11, 12, NXB Giáo dục, 2004.

12.Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo, Từ điển Giáo dục học, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, 2001.

13.Trung tâm lao động hướng nghiệp – Bộ Giáo dục & Đào tạo. Hướng dẫn tổ chức sinh hoạt hướng nghiệp cho học sinh THPT. Hà Nội, 2003.

14.Phạm Minh Hạc - Trần Kiều. Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI. NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, năm 2002

15.Trần Văn Thiện, Thái Trí Dũng, Vũ Thị Phượng, Tâm lý học, ĐHKT

TP.HCM, 1995

16.Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2010), Định hướng và đổi mới nội dung, phương

pháp giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở, Hà Nội 2010

17.http://vietbao.vn/Giao-duc/Hoc-sinh-va-lao-dong/55188244/202/

18.http://www.gdtd.vn/channel/3006/201102/Hoc-la-hoc-co-nghe-co-nghiep- 1940579/

19. Cổngthông tin điện tử Bạc Liêu, Kinh tế - Xã hội tỉnh Bạc Liêu 6 tháng đầu năm 2011,

http://baclieu.gov.vn/tintuc/lists/posts/post.aspx?Source=/tintuc&Category=T%c3 %acnh+h%c3%acnh+kinh+t%e1%ba%bf++x%c3%a3+h%e1%bb%99i&ItemID =1978&Mode=1

20.Tổng cục thống kê, Số trường phổ thông tại thời điểm 30/9 phân theo địa phương,

http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=395&idmid=3&ItemID=11421 21.Từ điển Bách Khoa wikipedia, http://vi.wikipedia.org/wiki/Bạc_Liêu

PHỤ LỤC 1

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH THPT TẠI THÀNH PHỐ BẠC LIÊU TỈNH BẠC LIÊU (Trang 93 - 134)