Giáo dục hướng nghiệp học sinh THPT

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH THPT TẠI THÀNH PHỐ BẠC LIÊU TỈNH BẠC LIÊU (Trang 33)

9. Cấu trúc của luận văn

1.3.2. Giáo dục hướng nghiệp học sinh THPT

Hướng nghiệp là một bộ phận của giáo dục phổ thông, nhằm dẫn dắt học

sinh hòa nhập với đội ngũ người lao động. Hướng nghiệp là quá trình điều chỉnh

hứng thú, nguyện vọng của học sinh trong chọn nghề, để tránh chọn nghề một cách

tự phát. Hướng nghiệp còn là việc cung cấp kiến thức, hình thành một số kỹ năng

nghề nghiệp cho học sinh để các em có thể tiếp tục học tập và hành nghề trong tương lai.

Đối với từng cá nhân học sinh, hướng nghiệp giúp các em có điều kiện nhìn nhận khả năng của bản thân, điều chỉnh xu hướng chọn nghề và chọn ngành nghề

phù hợp với năng lực và hứng thú học sinh cũng như phù hợp với điều kiện tâm

sinh lý, phù hợp với điều kiện gia đình để các em có thể phát triển đến đỉnh cao của

nghề nghiệp, cống hiến được nhiều cho xã hội cũng như tạo lập được cuộc sống tốt đẹp cho bản thân.

Đối với xã hội, hướng nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc phân công lao động, sử dụng nguồn nhân lực một cách tối ưu, đào tạo đội ngũ đồng bộ những người lao động phù hợp với cơ cấu lao động xã hội trong từng thời kỳ để phát triển

1.3.2.2. Những tính chất của hướng nghiệp

Hướng nghiệp có tính chất xã hội rộng rãi: hoạt động hướng nghiệp không

chỉ diễn ra trong các trường học mà còn phải có sự tham gia của gia đình và các tổ

chức đoàn thể trong xã hội

Hướng nghiệp là một quá trình: đây là một quá trình giáo dục liên tục từ

những năm đầu ở trường, phát triển đến quá trình học nghề và hành nghề sau này.

Như vậy quá trình hướng nghiệp cho học sinh là quá trình định hướng nghề, đây là quá trình giáo dục liên tục bao gồm nhiều nội dung: giáo dục về chính trị,

giáo dục đạo đức, tư tưởng, tình cảm; giáo dục về lao động, thông tin định hướng

nghề… đó là quá trình theo dõi, phát hiện, bồi dưỡng tri thức, kỹ năng, thái độ cần

thiết; quá trình củng cố sức khỏe và các khả năng tâm lý để định hướng nghề cho

các em.

1.3.2.3. Những nhiệm vụ chung của giáo dục hướng nghiệp ở THPT

Nhiệm vụ đầu tiên là qua hướng nghiệp, các em được làm quen với những

nghề cơ bản trong xã hội, những nghề có vị trí then chốt trong nền kinh tế quốc dân,

những nghề cần thiết phải phát triển ở ngay địa phương mình. Nhiệm vụ này được

thể hiện trong suốt những năm còn ngồi trên ghế nhà trường. Nhiệm vụ đó giúp các em có điều kiện tìm hiểu nghề trong xã hội (đặc biệt là nghề của địa phương). Từ sự

làm quen này, sẽ giúp cho các bạn trẻ trả lời câu hỏi: Trong giai đoạn hiện

nay, những nghề nào đang cần phát triển nhất, thái độ đối với nghề như thế nào là

đúng, v.v..Đồng thời, học sinh còn phải biết những yêu cầu tâm sinh lý mà nghề đặt

ra, những điều kiện vào học nghề v.v… Tóm lại, nhiệm vụ thứ nhất là hình thành ở

học sinh những biểu tượng đúng đắn về những nghề cần phát triển.

Nhiệm vụ thứ hai là hướng dẫn phát triển hứng thú nghề nghiệp:Trong quá

trình tìm hiểu nghề, ở học sinh sẽ xuất hiện và phát triển hứng thú nghề nghiệp. Em

học sinh này thích nông nghiệp, em khác thích công nghiệp, có em lại chỉ chú ý đến

nghệ thuật, v.v... Người làm hướng nghiệp sẽ hướng dẫn sự phát triển hứng thú của các em trên cơ sở phân tích những đặc điểm, những điều kiện, những hoàn cảnh

gắn bó với nghề. Vì vậy, hứng thú được coi như một chỉ số quan trọng hàng đầu để

xét sự phù hợp nghề của con người. Ở một số nước, người ta đề ra nguyên tắc:

Không bố trí vào nghề nếu không có hứng thú với nghề. Trên quan điểm chủ nghĩa nhân đạo cũng như quan điểm tâm lý học, nguyên tắc đó là đúng. Song việc giáo

dục đạo đức, giáo dục chính trị có ý nghĩa đối với sự hình thành và phát triển hứng

thú. Trong xã hội, không ít nghề ở ngoài sự định hướng của học sinh. Nhưng khi

thấy được hết tầm quan trọng của một nghề, có những học sinh đã dứt khoát chọn

nghề ấy và cảm thấy thoải mái hoặc hài lòng với sự lựa chọn của mình, từ đó nảy nở

hứng thú với nghề.

Nhiệm vụ thứ ba là giúp học sinh hình thành năng lực nghề nghiệp tương ứng:Người ta chỉ có thể yên tâm sống lâu dài với nghề nếu họ có năng lực chuyên môn thực sự, đóng góp được sức lực, trí tuệ một cách hữu hiệu với nghề của mình.

Xét đến cùng, ai cũng muốn có năng suất lao động cao, có uy tín trong lao động

nghề nghiệp. Mặt khác, nghề nghiệp cũng không chấp nhận những người thiếu năng

lực. Vì vậy, trong quá trình hướng nghiệp, phải tạo điều kiện sao cho học sinh hình

thành năng lực tương ứng với hứng thú nghề nghiệp đã có.

Đối với học sinh phổ thông, con đường hình thành năng lực nghề nghiệp là tổ chức lao động sản xuất kết hợp với dạy nghề, Học sinh sẽ đươc thử sức trong các

hình thức hoạt động nói trên, từ đó năng lực nghề nghiệp sẽ nảy nở và phát triển.

Nhiệm vụ cuối cùng của hướng nghiệp là giáo dục cho học sinh thái độ lao động, ý thức tôn trọng người lao động thuộc các ngành nghề khác nhau, ý thức tiết

kiệm và bảo vệ của công… Đây là những phẩm chất nhân cách không thể thiếu được ở người lao động trong xã hội của chúng ta. Có thể coi đây là nhiệm vụ giáo

dục đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, là nhiệm vụ chủ yếu đối với thế hệ trẻ.

Cùng với các nhiệm vụ trên, nhiệm vụ này góp phần vào việc làm cho những phẩm

chất nhân cách của người lao động được hài hòa và cân đối.

Tóm lại, hướng nghiệp có mục đích cơ bản là hướng dẫn và chuẩn bị cho thế

hệ trẻ sẵn sàng đi vào các ngành nghề mà đất nước hay ở từng địa phương đang cần.

về thị trường lao động, biết cách lựa chọn nghề nghiệp có cơ sở khoa học, được làm quen với nghề để có hứng thú và thái độ đúng đắn, yêu quý nghề và điều quan trọng

là học sinh có được tình cảm, thói quen lao động để tiến tới có thể biết làm một số

nghề truyền thống, nghề thông dụng đang cần duy trì và phát triển ở địa phương.

Những nhiệm vụ của GDHN, theo sơ đồ mà K.K. Platonov đưa ra:

Định hướng

nghề

Đặc điểm, yêu cầu hệ thống nghề Thị trường lao động nghiệp xã hội đang cần phát triển

Tư vấn nghề Hứng thú, năng lực, Tuyển chọn nghề

hoàn cảnh cá nhân

Hình 1.1: Tam giác hướng nghiệp

1.3.2.4. Qui trình giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT

Qui trình GDHN ở THPT thực hiện qua 3 bước như sau:

1.3.2.4.1. Định hướng nghề nghiệp cho học sinh:

Là giúp con người tự xác lập nghề nghiệp và đi tới quyết định một cách có ý

thức trong việc lựa chọn con đường nghề nghiệp phù hợp với những đặc điểm tâm

lý và khả năng của con người cùng với yêu cầu của xã hội25. Là thông tin về sự phát

triển của các nghề trong xã hội, đặc biệt là những nghề đang có nhu cầu nhân lực

cấp thiết, về những yêu cầu tâm sinh lý của nghề đang đặt ra, về tình hình phân

công lao động trong xã hội, về hệ thống trường dạy nghề. Đối tượng chủ yếu của định hướng nghề là HS, nhưng đôi khi còn nhằm cung cấp những thông tin trên cho cha mẹ HS để có thể phối hợp hướng nghiệp cho các em một cách thống nhất.

25

1.3.2.4.2. Tư vấn nghề nghiệp

Là đưa ra những lời khuyên cho con người dựa trên cơ sở xem xét mối quan

hệ giữa đặcđiểm của hoạt động nghề phù hợp với những đặc điểm tâm sinh lý, thể

chất, dựa trên cơ sở các kết quả chẩn đoán tâm lý, tâm sinh lý và y tế.26 Hay nói cách khác là hình thức tác động hướng nghiệp thông qua sự góp ý và lời khuyên của

những nhà chuyên môn. Thông thường, là thành lập những ban tư vấn nghề nghiệp trong trường học hoặc trung tâm tư vấn nghề nghiệp ngoài nhà trường. Tại đó, tiến

hành theo dõi sự phát triển những đặc điểm tâm lý, sinh lý của từng học sinh và đối

chiếu với những đặc điểm đó với yêu cầu của các nghề, rồi giới thiệu một số nghề

phù hợp cho học sinh.

1.3.2.4.3. Tuyển chọn nghề nghiệp

Là xác định mức độ phù hợp với những đòi hỏi, tiêu chuẩn cụ thể của nghề.

Công tác này không thuộc chức năng của nhà trường nhưng lại có liên quan mật

thiết với công việc định hướng cũng như tư vấn nghề nghiệp. Thực chất của tuyển

chọn nghề nghiệp là căn cứ vào nhu cầu nhân lực của một nghề cụ thể mà đi tìm những người có đặc điểm nhân cách phù hợp. Trong trường phổ thông, mọi việc

thuộc lĩnh vực tư vấn và định hướng nghề nghiệp phải tạo ra những điều kiện thuận

lợi cho việc tuyển chọn nghề nghiệp sau này.

Để cung cấp cho học sinh những tri thức cần thiết về các nghề nghiệp, trong

tâm lý học nghề nghiệp có một chuyên ngành mô tả đặc điểm, yêu cầu của nghề

nghiệp khác nhau gọi là ngành họa đồ nghề nghiệp. Ngành này sẽ đưa ra những họa đồ nghề nghiệp (Psychograme) cụ thể cho từng nghề. Một bản họa đồ nghề nghiệp

bao gồm :

1. Đặc điểm chung của nghề.

2. Sự mô tả quá trình của công việc.

3. Những tri thức về sự chuẩn bị phải có.

4. Những đặc điểm sinh lý và vệ sinh.

5. Những điều cần tránh về mặt sinh học.

6. Đặc điểm kinh tế của nghề.

26

7. Những triển vọng, phát triển của nó.

8. Những đặc điểm tâm lý của nghề.

1.3.2.5. Các hình thức giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT

Hướng nghiệp tại trường trung học phổ thông bao gồm 4 hình thức chủ yếu như sau:

1. Hướng nghiệp qua dạy học các môn văn hóa

2. Hướng nghiệp qua dạy học môn Công nghệ, dạy nghề phổ thông và hoạt động lao động sản xuất

3. Hướng nghiệp qua tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp

4. Hướng nghiệp qua các hoạt động ngoại khóa, các phương tiện thông tin đại chúng, sự hướng dẫn của gia đình, các tổ chức xã hội27

1.3.2.6 Các giai đoạn hướng nghiệp cơ bản cho học sinh

Theo quan điểm khoa học, hướng nghiệp là một quá trình với nhiều giai đoạn kế tiếp :

ĐẠI HỌC- CAO ĐẲNG 18 12 15 10 15 9 11 6 11 5 6 1

Hình 1.2: Các giai đoạn hướng nghiệp28

27 Chỉ thị số: 33/2003/CT-BGD&ĐT, Về việc tăng cường giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông TRUNG HỌC CƠ SỞ BẬC TIỂU HỌC Cuộc sống lao động Giai đoạn hướng nghiệp Giai đoạn hướng nghiêp

cơ bản Giai đoạn hướng nghiệp

ban đầu

BAN A BAN B BAN C BAN D BAN E

Lớp

Giai đoạn I: từ lớp 8 đến lớp 9, để sau khi tốt nghiệp THCS ngoài một số bộ

phận học sinh trực tiếp tham gia lao động sản xuất ngoài xã hội và trong các gia

đình thì một bộ phận khác sẽ tiếp tục theo học các loại hình đào tạo chuyên nghiệp (trường dạy nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp) hoặc ở các phân ban của trường

trung học phổ thông. Nói cách khác, trên thực tế sau THCS, tất cả học sinh đã thực

sự bước vào tham gia các loại hình lao động nghề nghiệp hoặc các loại hình đào tạo nghề ở các mức độ đào tạo khác nhau.

Nhiệm vụ chọn nghề của học sinh sau khi tốt nghiệp THCS về cơ bản đã phải

giải quyết để bước vào các loại hình lao động hoặc đào tạo nghề nghiệp. Vì vậy nội dung trong giai đoạn này rất quan trọng cần được xây dựng theo hướng cơ bản và toàn diện, đảm bảo cho học sinh có đầy đủ những tri thức và năng lực lựa chọn nghề

nghiệp tương lai theo nhiều hướng khác nhau. Có thể gọi giai đoạn này là giai đoạn hướng nghiệp cơ bản

Giai đoạn II: từ lớp 10 đến lớp 12, trên cơ sở kế thừa nội dung sinh hoạt hướng nghiệp ở giai đoạn I, giai đoạn này cần nâng cao và phân hóa theo các phân ban ở trường trung học phổ thông. Nội dung thông tin nghề nghiệp cần được nâng

cao và thu hẹp hướng vào các ngành nghề học sinh đang được đào tạo hoặc nhóm

các ngành nghề phù hợp với đặc trưng nội dung đào tạo ở các phân ban. Các hoạt động tư vấn nghề nghiệp cần được tiến hành phù hợp với trình độ học sinh, đặc điểm lứa tuổi, nhu cầu đào tạo và sử dụng lao động nghề nghiệp trong xã hội. Giai đoạn này có thể gọi là giai đoạn hướng nghiệp chuyên ban và xây dựng nội dung, chương trình hướng nghiệp chuyên ban. Một trong những vấn đề quan trọng và phức tạp trong quá trình xây dựng nội dung chương trình hướng nghiệp là lựa chọn

hệ thống phân loại ngành nghề nào để đáp ứng nhiệm vụ môn học và phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường (thời gian, giáo viên, cơ sở vật chất, tài liệu giảng dạy).

28

Trần Khánh Đức, Giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực, 2002, Nhà xuất bản Giáo dục

1.3.2.7. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục hướng nghiệp:

- Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp: ở trường trung học phổ thông là một trong những nội dung của quản lý các hoạt động sư phạm. Quản lý hoạt động

giáo dục hướng nghiệpở trường trung học phổ thông bao gồm quản lý tốt việc thực

hiện chương trình giáo dục hướng nghiệp, phát huy hiệu quả các trang thiết bị phục

vụ giảng dạy, đầu tư đúng mức cho cơ sở hạ tầng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo

đúng yêu cầu của giáo dục hướng nghiệp, phối hợp tốt các lực lượng tham gia công

tác giáo dục hướng nghiệp ở trường phổ thông. Quản lý tốt hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh là góp phần vào việc giáo dục và đào tạo con người

hoàn thiện về phẩm chất đạo đức, có năng lực, đủ trình độ kiến thức cống hiến cho

sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Tuy nhiên, trong những năm vừa

qua, việc quản lý công tác này ở các trường trung học phổ thông chưa thật sự đạt

hiệu quả, phần lớn các trường chỉ giao khoán cho giáo viên chủ nhiệm, các nhà quản lý trường học chưa thật sự quan tâm đến việc tổ chức thực hiện, kiểm trađánh

giá việc thực hiện công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung

học phổ thông.

- Nguồn nhân lực phục vụ hoạt động giáo dục hướng nghiệp: giáo viên là nhân tố chính ảnh hưởng đến chất lượng của giáo dục hướng nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay trong các trường phổ thông số lượng giáo viên cho giáo dục hướng nghiệp

vừa thiếu lại vừa yếu vì các giáo viên thường là kiêm nhiệm, chứ không được đào tạo bài bản

- Nội dung / phương pháp giảng dạy: nội dung và phương pháp giảng dạy

tất nhiên là những yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng giáo dục hướng nghiệp

- Cơ sở vật chất: Dù ngân sách hàng năm cho giáo dục tăng nhưng cơ sở

vật chất phục vụ giáo dục hướng nghiệp hiện cũng chưa đạt yêu cầu nhất là những vùng sâu

- Bản thân học sinh: là yếu tố tác động đến hoạt động giáo dục hướng

nghiệp. Để nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp người giáo viên cần chú ý đến các yếu tố tâm lý, sức khỏe, năng lực, xu hướng nghề… của học sinh

- Các phương tiện thông tin đại chúng và các tổ chức XH: Trong thời đại

bùng nổ của thông tin và các phương tiện thông tin đại chúng như hiện nay đã tác

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH THPT TẠI THÀNH PHỐ BẠC LIÊU TỈNH BẠC LIÊU (Trang 33)