9. Cấu trúc của luận văn
3.2. Những cơ sở có tính nguyên tắc để xây dựng các biện pháp
3.2.1. Nghiên cứu, xây dựng các biện pháp phải đảm bảo tính mục đích của
giáo dục hướng nghiệp
Bất cứ một phương pháp, biện pháp tổ chức GDHN nào thì cuối cùng cũng
phải nhằm thực hiện cho được mục đích giáo dục hướng nghiệp đề ra. Mục đích của
GDHN là nhằm cung cấp cho HS những tri thức cần thiết nhất về nghề nghiệp, hình thành cho các em những kĩ năng cần thiết, cơ bản nhất trong việc lựa chọn nghề
nghiệp. Từ đó giúp đỡ HS chọn nghề phù hợp với nhu cầu xã hội đồng thời thoả
mãn tối đa nguyện vọng, thích hợp với những năng lực, sở trường và tâm sinh lý cá
nhân HS. Đồng thời cũng nhằm mục đích phân bố hợp lý và sử dụng có hiệu quả
lực lượng lao động dự trữ có sẵn của đất nước.
Nghiên cứu, xây dựng các biện pháp GDHN phải đảm bảo tính mục đích của
GDHN có nghĩa là trong quá trình xây dựng các biện pháp luôn phải căn cứ vào mục đích của GDHN. Các biện pháp mới được xây dựng phải giúp cho việc tổ chức
hoạt động GDHN diễn ra có chất lượng và hiệu quả hơn và tất cả phải nhằm vào thực hiện mục đích của GDHN.
3.2.2. Nghiên cứu xây dựng các biện pháp phải đảm bảo sự phù hợp với những đặc điểm tâm lý và nhân cách của HS
Tâm lý luôn gắn liền và điều hành mọi hoạt động, hành động của con người,
tâm lý có thể bị biến đổi do sự tác động từ các yếu tố bên ngoài chủ thể. Tuy nhiên không phải tác động nào cũng có thể làm thay đổi tâm lý, mà chỉ những tác động nào được chủ thể có thể nhận thức, tiếp nhận và có nhu cầu tiếp nhận được nó thì mới có sự biến đổi về mặt tâm lý.
Đời sống tâm lý của HS THPT là khá phức tạp. Về mặt xã hội thì các em không còn là trẻ em nhưng cũng chưa phải là người trưởng thành thực sự, các cấu
trúc tâm lý đang ở giai đoạn phát triển hoàn thiện, tuy nhiên lại chưa đạt đến sự cân
bằng. Chính vì vậy HS lứa tuổi này thích độc lập và tự khẳng định mình nhưng suy
nghĩ và hành động lại chưa có sự chín chắn, vẫn mang yếu tố “nông nổi” của tuổi
trẻ, cho nên dễ mắc những sai lầm khi phải lựa chọn hay quyết định... Bất cứ một sự áp đặt nào từ phía người lớn đều có thể gây ra những phản kháng, điều mà các em cần là sự chia sẻ, hợp tác và định hướng của người lớn.
3.2.3. Nghiên cứu xây dựng các biện pháp phải đảm bảo sự phân hoá, cá biệt
hoá HS trong hoạt động hướng nghiệp
Mỗi lứa tuổi, nhóm giới tính, mỗi cá nhân có những đặc điểm tâm lý, hứng
thú, sở thích và trình độ nhận thức khác nhau đối với nghề nghiệp. Bản chất của
vấn đề này chính là việc tính đến những đặc điểm của mỗi cá nhân HS, mỗi nhóm
HS trong khi nghiên cứu, xây dựng các biện pháp. Nói cách khác việc nghiên cứu
xây dựng các biện pháp phải đảm bảo tính mềm dẻo để tất cả các tác động đều phù hợp với sự phát triển tâm, sinh lý, xu hướng, tính cách, năng lực và điều kiện sống
của HS.
3.2.4. Nghiên cứu xây dựng các biện pháp phải đảm bảo tính hệ thống trong
GDHN
Các biện pháp nhằm phục vụ cho hoạt động hướng nghiệp khi xây dựng phải
thiết kế nằm trong một tổng thể có mối liên hệ nhất quán, có tính kế thừa với các
thành phần khác trong hệ thống hoạt động hướng nghiệp để tạo thành một chỉnh thể,
một trình tự logic xác định nhằm giúp HS tiếp thu được dễ dàng, chắc chắn.
Xây dựng các biện pháp phải dựa trên kết cấu của mỗi môn học, mỗi phần
việc cụ thể trong hoạt động hướng nghiệp để tránh sự xáo trộn và phá vỡ lôgic của
môn học và qui trình vận động của phần việc đó. Hướng nghiệp không phải là một
môn học mà là một bộ phận nằm trong tất cả các môn học và các hoạt động giáo
dục, vì vậy hoạt động hướng nghiệp nói chung và các biện pháp hướng nghiệp nói
riêng nếu không được sắp xếp theo một hệ thống khoa học, đồng bộ thì dễ dẫn đến
3.2.5. Nghiên cứu xây dựng các biện pháp theo quan điểm tiếp cận hoạt động
và nhân cách
Hoạt động là phương thức tồn tại của con người trong thế giới, là sự tương
tác tích cực giữa chủ thể và đối tượng. Trong sự tương tác này, con người một mặt
sử dụng những năng lực và phẩm chất của mình nhằm biến đổi đối tượng theo mục đích đã đặt ra để thoả mãn nhu cầu của bản thân, mặt khác những tri thức, kỹ năng,
kĩ xảo và nhân cách của chủ thể đồng thời được hình thành. Như vậy con người vừa
là chủ thể vừa là sản phẩm của hoạt động, nhân cách con người được hình thành trong hoạt động và bằng hoạt động.
Chính vì vậy, việc xây dựng các biện pháp phải tính đến việc tạo lập được môi trường hoạt động, đưa học sinh tham gia vào các hoạt động cụ thể như toạ đàm, hội nghị, tham quan...
3.2.6. Nghiên cứu xây dựng các biện pháp phải đảm bảo tính khả thi
Biện pháp đề xuất có tính thuyết phục và khả năng ứng dụng thực tiễn cao,
phải kế thừa và phát huy kinh nghiệm, thành quả đã tích lũy của nhà trường. Từ đó,
phát huy tối đa khả năng, nội lực của trường thông qua các hoạt động độc lập, chủ động của từng thành viên và không làm phá vỡ, xáo trộn các hoạt động hiện hành, bảo đảm quyền lợi của học sinh và nhà trường, bảo đảm các quan điểm, luật định,
chủ trương, chính sách của nhà nước.
3.2.7. Nghiên cứu xây dựng các biện pháp phải đảm bảo tính hiệu quả
Học sinh được tham gia tích cực vào các hoạt động hướng nghiệp của nhà
trường cũng như xã hội; tự đánh giá được năng lực bản thân, có ý thức tự tìm kiếm
thông tin về nghề nghiệp; định hướng và lựa chọn được nghề nghiệp tương lai của
bản thân.