9. Cấu trúc của luận văn
2.2. Thực trạng GDHN cho HS THPT ở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Chất lượng giáo dục hướng nghiệp ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, để nâng cao
chất lượng GDHN, trước hết cần tìm hiểu thực trạng hiện nay như thế nào, đã đạt được mục tiêu đề ra chưa, từ đó phân tích nguyên nhân và tìm biện pháp nâng cao chất lượng.
36
http://sobaclieu.edu.vn/vn/document/vanban/nganh/bao-cao-ket-qua-thuc-hien-nhiem-vu-6-thang-dau-nam-2012-ke-hoach-cong-tac- 6-thang-cuoi-nam-2012_26897.aspx
Trong phạm vi luận văn, người nghiên cứu tập trung tìm hiểu thực trạng giáo dục Hướng nghiệp ở các mặt.
- Nhận thức về GDHN của các đối tượng tham gia vào quá trình HN
- Nội dung chương trình GDHN cho HS THPT
- Chất lượng nguồn nhân lực phục vụ, cơ sở vật chất phục vụ cho GDHN - Tổ chức hoạt động GDHN cho học sinh của GV ở các trường THPT
- Đánh giá về hiệu quả GDHN cho HS THPT
2.2.2. Kết quả khảo sát
2.2.2.1 Nhận thức về GDHN của các đối tượng tham gia vào quá trình HN. 2.2.2.1.1 Nhận thức về mục đích giáo dục hướng nghiệp 2.2.2.1.1 Nhận thức về mục đích giáo dục hướng nghiệp
Để tìm hiểu nhận thức của các đối tượng về mụcđích giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 trong các phiếu hỏi
Kết quả khảo sát như sau:
Phương án Học sinh Giáo viên Phụ huynh
SL TL SL TL SL TL 1 112 63,64% 27 75% 20 45,45% 2 11 6,25% 6 16,67% 3 6,82% 3 12 6.82% 7 15.91% 4 5 2,84% 5 11,36% 5 36 20,5% 3 8,33% 9 20,45% Bảng 2.1 : Nhận thức về mục đích giáo dục hướng nghiệp
Chú thích các phương án trả lời:
1. Giúp học sinh chọn đúng nghề trên cơ sở của sự phù hợp giữa năng lực,
hứng thú, sở thích của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.
2. Cung cấp thông tin về nghề đồng thời dạy nghề phù hợp cho học sinh
3. Cung cấp cho học sinh thông tin về những nghề hiện có trong xã hội.
4. Dạy cho học sinh một số nghề nhất định, nhằm giúp họ bước vào cuộc
sống và lao động.
5. Giúp học sinh chuẩn bị chọn ngành nghề và thi vào các trường ĐH, CĐ, THCN.
Qua biểu đồ ta nhận thấy, đa số học sinh, giáo viên đã nhận thức đúng về
mục đích của GDHN trong trường THPT. Có tương đối ít học sinh lựa chọn các phương án trả lời 2, 3, 4. Một điều đáng chú ý là có khá nhiều đối tượng lựa chọn phương án 5: “Giúp HS chuẩn bị chọn ngành nghề và thi vào các trường ĐH, CĐ và THCN” (20,45 %, 8,33 %, 20,45 %).
Qua tìm hiểu người nghiên cứu được biết, hầu hết học sinh đều nắm được
mục đích, ý nghĩa của giáo dục hướng nghiệp thông qua các tài liệu, sách giáo khoa
và bài giảng của giáo viên. Tuy nhiên, theo các em thì biết được mục đích của
GDHN là một chuyện còn việc lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân lại là chuyện
khác, các em vẫn chọn nghề theo ý muốn chủ quan của mình. Điều này chứng tỏ
rằng bài giảng của giáo viên chưa có chất lượng, hiệu quả của việc tổ chức các hoạt
động GDHN còn thấp nên chưa thu hút được HS tham gia, chưa thực sự tác động được vào động cơ nghề nghiệp của học sinh. Bên cạnh đó lại chú ý nhiều đến công
tác tuyển sinh chuẩn bị cho học sinh làm hồ sơ thi vào các trường đại học, cao đẳng và THCN cho nên đã khiến nhiều học sinh nhầm tưởng hoạt động này là mục đích
của GDHN trong trường THPT.
Đồng thời chúng ta cũng nên chú ý nhận thức của phụ huynh về mục đích
giáo dục hướng nghiệp còn thấp (45,45 %) nên cần có biện pháp tác động nhằm làm thay đổi nhân thức của phụ huynh về giáo dục hướng nghiệp
Mức độ cần thiết GDHN ở THPT 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00%
Học sinh Giáo viên Phụ huynh
Đối tượng T ỷ l ệ Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết
2.2.2.1.2 Nhận thức về mức độ cần thiết của GDHN cho HS THPT
Người nghiên cứu đã tiến hành khảo sát HS, GV và PHHS về mức độ cần
thiết của các hoạt động HN trong nhà trường bằng câu hỏi số 2 trong các bảng hỏi: Đối với mức độ cần thiết GDHN ở bậc THPT có kết quả như sau:
Mức độ Học sinh Giáo viên Phụ huynh
SL TL SL TL SL TL
Rất cần thiết 91 51,70% 27 75% 18 40,91%
Cần thiết 53 30,11% 9 25% 16 36.36%
Không cần thiết 32 18.18% 0 0% 10 22,73%
Bảng 2.2: Nhận thức về mức độ cần thiết của GDHN ở THPT
Biểu đồ 2.2: Nhận thức về mức độ cần thiết của GDHN ở THPT
Đa số học sinh cho rằng ở cấp học THPT, giáo dục hướng nghiệp là hoạt động cần thiết và rất cần thiết với 82% học sinh lựa chọn, chỉ có 18% học sinh
cho rằng không cần thiết.. Như vậy đa số các em đã biết được vị trí, vai trò của hoạt động GDHN trong trường và ý thức định hướng nghề nghiệp tương lai của
bản thân.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận nhỏ các em chưa thấy được tầm
quan trọng của HN đối với chính mình, phải chăng các em chưa thấy được ích lợi từ
những hoạt động HN của nhà trường?
100% giáo viên cho rằng HĐHN là hoạt động cần thiết và rất cần thiết ở bậc
tuy không lớn nhưng cũng cần phải có những tác động giúp thay đổi nhận thức của phụ huynh đối với vai trò của HN.
Như vậy, tất cả các đối tượng được khảo sát đều cho rằng HN là hoạt động
không thể thiếu ở bậc THPT. Ở những bậc học khác như bậc Tiểu học thì hầu hết đối tượng khảo sát cho rằng không cần thiết phải tổ chức GDHN. Còn ở bậc Đại
học, thì phần lớn cho rằng không cần thiết HN. Lý giải về điều này, các đối tượng
tham gia khảo sát cho biết “HN là hoạt động cần có trong quá trình các em lựa chọn trường học, ngành học, còn khi đã học Đại học với ngành nghề rõ ràng rồi thì HN là không còn cần thiết nữa”. Điều này đặt ra cho NNC nhiều suy nghĩ, vì HN rất cần
và thực hiện trong suốt đời người
2.2.2.1.3 Nhận thức về tầm quan trọng của việc địnhhướng nghề nghiệp cho
HS THPT
NNC thực hiện khảo sát thu được kết quả như sau:
Mức độ Học sinh Giáo viên Phụ huynh
SL TL SL TL SL TL
Rất quan trọng 124 70,60% 30 83.33% 18 40,91%
Quan trọng. 52 29,40% 6 16,67% 26 59,09% Không quan trọng 0 0 % 0 0 % 0 0 %
Bảng 2.3: Nhận thức về tầm quan trọng của việc định hướng nghề ở THPT
Qua biểu đồ 2.3 ta thấy đại đa số đối tượng tham gia khảo sát đều nhận thấy
tầm quan trọng của việc định hướng nghề ở THPT, không có đối tượng nào chọn phương án 3, đó là biểu hiện cho thấy tầm quan trọng của GDHN cho HS THPT.
2.2.2.1.4 Thái độ và hành vi của HS khi tham gia các giờ học (giờ sinh hoạt) HN:
Để khảo sát vấn đề này, NNC sử dụng câu hỏi số 4 (Mẫu phiếu A1) khảo sát được tiến hành trên 176 học sinh và thu được kết quả như sau:
Nội Dung Số Lượng Tỷ Lệ
Thái độ 1 44 24,9% 2 63 36% 3 69 39,1% Hành vi 1 125 71,1% 2 37 20,9% 3 14 8%
Bảng 2.4: Thái độ và hành vi của HS khi tham gia các giờ học (giờ sinh hoạt) HN
Thái độ và hành vi học sinh khi học HN
24.90% 36.00% 39.10% 71.10% 20.90% 8.00% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 1 2 3 phương án T ỷ l ệ Thái độ Hành vi
Biểu đồ 2.4: Thái độ và hành vi học sinh khi học HN
Ghi chú nội dung:
Thái độ:
1. Chú ý nghe và trao đổi với giáo viên về nghề nghiệp và những định hướng của
2. Làm một việc riêng gì đó để nó trôi qua nhanh chóng.
3. Nói chuyện với nhau trong lớp, không để ý đến bài giảng của giáo viên. Hành vi:
1. Rất thường xuyên, chưa bỏ buổi nào. 2. Thỉnh thoảng mới tham gia.
3. Rất ít khi tham gia hoặc không tham gia.
Những số liệu trong biểu đồđã cho thấy những biểu hiện về thái độ và hành vi của HS khi tham gia vào các hoạt động giáo dục hướng nghiệp là khá rõ ràng.
Về thái độ có 24,9 % HS trong giờ học đã chú ý nghe giảng, trao đổi với giáo
viên về nghề nghiệp và việc lựa chọn nghề nghiệp của bản thân, nhưng lại có tới
36,0% HS làm việc riêng để mong thời gian trôi qua nhanh chóng và 39,1% HS nói chuyện riêng trong lớp, không để ý đến bài giảng của giáo viên. Nếu cộng cả 2 tỉ lệ
này lại sẽ được con số rất lớn: 75,1% số học sinh có thái độ bất hợp tác với giáo
viên trong các giờ học, giờ sinh hoạt hướng nghiệp.
Về hành vi tham gia của HS, có 71,1% rất thường xuyên tham gia, không bỏ
buổi nào, 20,9 % HS thỉnh thoảng mới tham gia và có 8,0% HS rất ít tham gia hoặc
không tham gia. So với sự biểu hiện về thái độ thì sự biểu hiện về hành vi của HS là khả quan hơn rất nhiều, tỉ lệ HS tham gia các hoạt động giáo dục một cách thường
xuyên là rất cao (71,1%) và 20,8% HS có tham gia. Tuy nhiên một câu hỏi đặt ra là tại sao tỉ lệ HS có thái độ bất hợp tác thì cao nhưng tỉ lệ tham gia một cách thường
xuyên lại rất cao?. Qua trao đổi với giáo viên và HS chúng tôi được biết, các trường
quản lý HS rất chặt, không cho HS bỏ học hay nghỉ học không có lý do chính đáng và điều này còn liên quan đến việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm của các em nên sĩ
số vẫn được duy trì tương đối đầy đủ. Nhưng HS tham gia không được tự nguyện và thoải mái như các môn học khác đặc biệt là các môn học có liên quan đến thi tốt
nghiệp hoặc thi Đại học. Điều này chứng tỏ rằng HS có nhận thức, có hiểu biết về
giáo dục hướng nghiệp nhưng cũng chỉ mang tính hình thức chứ chưa hiểu rõ bản
Do bắt buộc học, 32.95% Để có kiến thức chọn nghề cho bản thân, 26.14% Để được cộng điểm thi tốt nghiệp, 40.91% Để có kiến thức chọn nghề cho bản thân Để được cộng điểm thi tốt nghiệp
Do bắt buộc học
Vì vậy HS tham gia phần lớn mang tính chất bắt buộc mà đáng lẽ việc tham
gia này phải là một hoạt động chủ yếu, quan trọng trong suốt quá trình học. Những nguyên nhân trên đã góp phần không nhỏ làm cho các buổi học, buổi sinh hoạt hướng nghiệp diễn ra với hiệu quả thấp và HS vẫn lựa chọn nghề nghiệp một cách
tự do tự phát.
2.2.2.1.5. Đánh giá mục đích của học sinh khi tham gia giáo dục hướng nghiệp
NNC sử dụng câu hỏi số 5 (Mẫu phiếu A1) tiến hành khảo sát 176 hs kết quả thu được như sau:
Mục Đích Số Lượng Tỷ Lệ
Để có kiến thức chọn nghề cho bản thân 46 26,14%
Để được cộng điểm thi tốt nghiệp 58 32.95%
Do bắt buộc học 72 40.91%
Bảng 2.5: Mục đích của học sinh khi tham gia GDHN
Biểu đồ 2.5: Mục đích của học sinh khi tham gia GDHN
Những số liệu trong biểu đồ đã cho thấy mục đích của HS khi tham gia vào các hoạt động giáo dục hướng nghiệp là khá rõ ràng. Chỉ có 26,14 % học sinh có
mục đích, động cơ học tập đúng đắn, số còn lại cho ta thấy rõ ràng học sinh tham
của nhà trường. Điều này chứng tỏ rằng HS có nhận thức, có hiểu biết về GDHN
nhưng các em còn chưa coi trọng nó so với các môn học văn hóa
2.2.2.2 Nội dung chương trình hướng nghiệp
Thời gian và nội dung của GDHN được khảo sát và đánh giá ở các đối tượng
học sinh và giáo viên kết quả được thể hiện ở bảng sau :
GDHN Học Sinh Giáo viên Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Nội dung Khó hiểu 18 10,23% 0 0% Bình thường 126 71,59% 12 25% Dễ hiểu 32 18,18% 24 75% Thời lượng Thừa 67 38.07% 9 25% Đủ 75 42.61% 24 66.67% Thiếu 34 19.32% 3 8,33%
Bảng 2.6: Tìm hiểu nội dung và thời lượng GDHN
Biểu đồ 2.6: Nội dung và thời lượng GDHN
Nội Dung-Thời Lượng GDHN
10.23% 71.59% 18.18% 38.07% 42.61% 19.32% 0% 33.33% 66.67% 25.00% 66.67% 8.33% 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% T ỷ l ệ Học Sinh Giáo viên Học Sinh 10.23% 71.59% 18.18% 38.07% 42.61% 19.32% Giáo viên 0% 33.33% 66.67% 25.00% 66.67% 8.33%
Khó hiểu Bình thườngDễ hiểu Thừa Đủ Thiếu
Chuyên ngành đào tạo Kỹ thuật CN, 16.67% Kỹ thuật NN, 8.33% Nữ Công, 8.33% Khác, 66.67% Kỹ thuật CN Kỹ thuật NN Nữ Công Khác
Nội dung GDHN có đến 71.59 % học sinh cho là bình thường và 66,67 % giáo viên cho rằng nội dung GDHN là dễ hiểu, không có giáo viên cho là nội dung
khó hiểu và chỉ 1 lượng nhỏ học sinh (10,23%) cho là nội dung GDHN là khó hiểu. Về thời lượng, tỉ lệ giáo viên cho là vừa đủ chiếm tỷ lệ khá cao (66,67%), chỉ
một số ít (8.33%) cho rằng thiếu. Còn học sinh cho rằng thời lượng GDHN là thừa chiếm tới 38,07% , qua tìm hiểu học sinh , NNC nhận thấy, các em cho là thừa vì nhiều em không có động cơ học tập đúng đắn, nội dung học tập chưa phong phú dẫn tới việc chán học không tập trung vào bài học nên dẫn tới tâm lý chán nản và cảm thấy thời lượng GDHN là thừa
Qua khảo sát trên, NNC nhận thấy nội dung và thời lượng dành cho GDHN là
tương đối phù hợp và đầy đủ không cần phải điều chỉnh, nên xây dựng các bài học có nội dung thực sự cuốn hút học sinh nhằm tạo hứng thú cho HS trong giờ học.
2.2.2.3 Chất lượng nguồn nhân lực- cơ sở vật chất phục vụ cho GDHN: 2.2.2.3.1. Chất lượng nguồn nhân lực 2.2.2.3.1. Chất lượng nguồn nhân lực
Về chất lượng nguồn nhân lực giảng dạy đang tham gia vào các hoạt động hướng nghiệp trong trường THPT, người nghiên cứu khảo sát được như sau:
Bảng 2.7: Chất lượng nguồn nhân lực phục vụ GDHN
Biểu đồ 2.7: Chất lượng nguồn nhân lực phục vụ GDHN
Chuyên ngành SL TL
Kỹ thuật CN 6 16.67%
Kỹ thuật NN 3 8.33%
Nữ Công 3 8,33%
Các giáo viên tham gia GDHN ở trường THPT đa phần là giáo viên của các
bộ môn khác kiêm nhiệm, đó chính là các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên các bộ
môn khác kiêm nhiệm chiếm 66,67%. Số còn lại là các giáo viên dạy nghề và kỹ
thuật. Như vậy, đội ngũ giáo viên thực sự được đào tạo bài bản để hướng nghiệp cho các em là không có. Đây chính là yếu tố thực sự quan trọng để hoạt động giáo
dục hướng nghiệp đạt hiệu quả như mong muốn, thế nhưng thực tế nó chưa được
chú trọng và đầu tư đúng mức.
2.2.2.3.2. Đánh giá của CBQL về nhân lực phục vụ GDHN
Theo nhân định của CBQL chất lượng nguồn nhân lực phục vụ GDHN
Nhân lực Số lượng Tỷ lệ
Số lượng
Thừa 2 16,67%
Đủ 10 83,33%
Thiếu 0 0 %
Phân công chuyên môn
Phù Hợp 0 0 %
Chưa phù hợp 7 58,33%
Không phù hợp 5 41,67% Bảng 2.8: Nhận định của CBQL về nhân lực phục vụ GDHN
Theo nhận định của CBQL thì số lượng giáo viên để thực hiện hoạt động hướng nghiệp tại cơ sở của mình là thừa, đủ (100 %) tuy nhiên tất cả đều nhận định
là phân công nhân sự chưa phù hợp (58,33 %) và không phù hợp (41,67%) chuyên
môn đểđảm trách hoạt động hướng nghiệp, đều này cũng phù hợp với phản ánh của
GV về chuyên ngành đào tạo của họ. Qua đây chúng ta có thể thấy được về mặt
2.2.2.3.2 Những khó khăn trong quá trình hướng nghiệp
Theo giáo viên những khó khăn họ gặp phải trong quá trình GDHN cho Hs