9. Cấu trúc của luận văn
1.3.3.1. Xu hướng nghề nghiệp
Khi nghiên cứu vấn đề này các nhà khoa học thường tiếp cận trực tiếp các
yếu tố cấu thành của xu hướng như: Nhu cầu nghề nghiệp, hứng thú nghề nghiệp, lý tưởng nghề nghiệp...
1.3.3.1.1. Nhu cầu nghề nghiệp: Tất cả mọi sự lựa chọn nghề đều có xuất phát điểm từ nhu cầu của cá nhân, khi học sinh thấy rằng trong tình trạng hiện tại của
bản thân còn có một khoảng trống: Chưa có nghề nghiệp, chưa có một vị thế xã hội đích thực, chưa có những điều kiện vật chất để thực hiện hoài bão... Tất cả những
nhu cầu này sẽ tạo nên động cơ, đó là những yếu tố nội tại đưa cá nhân tới những
hành vi nhằm thỏa mãn nhu cầu. Tuy nhiên cũng cần phải phân biệt giữa nhu cầu và
ước muốn nghề nghiệp, ước muốn là sự lựa chọn tổng quát để thoả mãn một nhu
cầu nghề nghiệp cụ thể.
Nhu cầu là một khái niệm vượt ra ngoài giá trị vật chất của nghề nghiệp, là một yếu tố quan trọng mà những người làm công tác hướng nghiệp cần phải hiểu rõ
để tác động đúng. Động cơ thúc đẩy việc lựa chọn nghề thường phản ánh nhu cầu
Sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh bao giờ cũng bị chi phối bởi một hệ
thống động cơ nhất định. Những động cơ này thường bắt nguồn từ những nhu cầu,
hứng thú, sở thích riêng của mỗi cá nhân học sinh và được hình thành dưới tác động
hợp thành của động cơ bên trong và động cơ bên ngoài. Động cơ bên trong có vai
trò quan trọng thúc đẩy con người đạt tới những mục tiêu nhất định trong quá trình tiến tới mục đích nghề được lựa chọn. Nó là tiền đề nội lực cơ bản cho sự lựa chọn
và hoạt động nghề nghiệp sau này của học sinh, nó giúp cho cá nhân học sinh sử
dụng có hiệu quả những tư chất, năng lực, kinh nghiệm của mình để trước hết là chọn được một nghề theo ý nguyện và sau đó là để thực hiện tốt những yêu cầu đặt
ra cho hoạt động nghề nghiệp. Những động cơ bên trong có thể bao gồm: trình độ
kiến thức về khoa học, kỹ thuật, công nghệ, hứng thú, nguyện vọng, năng lực sở trường của bản thân đối với nghề đó; tiềm năng nhận biết và hiểu được ý nghĩa xã hội, giá trị xã hội của nghề . 29
1.3.3.1.2. Hứng thú đối với nghề nghiệp:
Hứng thú nghề nghiệp là sự biểu hiện thái độ của con người đối vớ i lĩnh vực
nghề nghiệp hay một nghề cụ thể, nó góp phần tạo nên động cơ thúc đẩy cá nhân
tìm hiểu kĩ lưỡng về nghề làm cơ sở cho việc thực hiện nguyện vọng nghề nghiệp.
E.M Cheplôp cho rằng: “Hứng thú là động lực quan trọng nhất trong việc nắm vững
tri thức, mở rộng học vấn, làm giàu nội dung của đời sống tâm lý con người.Thiếu
hứng thú hoặc hứng thú mờ nhạt, cuộc sống của con người sẽ trở nên ảm đạm và nghèo nàn”. Một khi con người ý thức về giá trị nghề nghiệp đối với mình, có được
những cảm xúc và sự say mê tích cực trong lao động, học tập nhằm hoàn thiện mình
để đạt tới nghề nghiệp, khi đó ở con người đã có được hứng thú nghề nghiệp. N.C Crupxkaia cũng cho rằng: “Chỉ đối với việc mà họ đang làm, bị cuốn hút vào công việc - chỉ khi đó con người mới nâng cao tối đa xu hướng hoạt động của mình không kể đến mệt mỏi”.30
29
Nguyễn Văn Hộ (chủ biên ), Nguyễn Thị Thanh Huyền (2006), Hoạt động hướng nghiệp và giảng dạy kỹ thuật trong trường Trung học phổ thông, NXB Giáo Dục, trang 23
30
Nguyễn Văn Hộ (chủ biên ), Nguyễn Thị Thanh Huyền (2006), Hoạt động hướng nghiệp và giảng dạy kỹ thuật trong trường Trung học phổ thông, NXB Giáo Dục, trang 24
Lựa chọn nghề nghiệp là một công việc rất hệ trọng của tuổi học trò trong quá trình học tập và rèn luyện trong nhà trường, các em dần tự phát hiện ra chính
mình và luôn tìm cách trả lời câu hỏi: “Tôi thích nghề gì?”, “Tôi làm được nghề
gì?”, “Tôi cần làm nghề gì?”
Đó là những câu hỏi rất nghiêm túc phản ánh tinh thần trách nhiệm của học sinh trước những đòi hỏi của cuộc sống đang đặt ra cho họ. Các hình thức giáo dục hướng nghiệp của trường phổ thông sẽ góp phần tích cực vào việc giúp thanh niên trả lời chính xác câu hỏi quan trọng này. Đồng thời qua đó làm cho hứng thú nghề
nghiệp của học sinh dần được ổn định. Điều đó đặc biệt quan trọng vì chính hứng
thú nghề nghiệp là cái có ý nghĩa quyết định sự phát triển nhân cách của học sinh
THPT. Việc các em có được hứng thú tích cực đối với nghề nghiệp thì sẽ giúp cho
việc tạo lập ở bản thân các em động cơ mạnh mẽ trong lựa chọn nghề nghiệp.
1.3.3.1.2. Lý tưởng nghề nghiệp:
Theo Phạm Tất Dong thì lí tưởng nghề nghiệp là mẫu người lao động trong
nghề mà ta đã chọn và trong quá trình hoạt động nghề nghiệp, ta luôn hoàn thiện
nhân cách bản thân theo mẫu người đó.
“Lý tưởng nghề nghiệp thường được thể hiện ở sự định hướng vào những lao động kiểu mẫu, vào những người sáng tạo luôn luôn đại diện cho sự đổi mới, luôn đứng ở đỉnh cao kĩ thuật và công nghệ.”
“Lý tưởng nghề nghiệp giúp con người có khát vọng vươn lên đỉnh cao của
nghề nghiệp, ước mơ nóng bỏng về tương lai. Thiếu lý tưởng nghề nghiệp, người lao động không thể vượt qua giới hạn của cảnh làm việc tẻ nhạt, không dám nghĩ,
không dám làm, không dám vượt qua mọi khó khăn để vươn lên tới sự hoàn thiện
nhân cách.”31
Lý tưởng nghề nghiệp là biểu hiện tập trung nhất của xu hướng nghề nghiệp.
Nó có ảnh hưởng quyết định đến việc hình thành và phát triển của nhu cầu và hứng
thú nghề nghiệp. Để vươn tới được lý tưởng cao đẹp của mình, người ta có thể tự điều chỉnh hoặc huỷ bỏ một số nhu cầu, hứng thú cũng như hình thành ở mình
31
những nhu cầu về hứng thú mới cho phù hợp với lý tưởng ấy. Lý tưởng nghề nghiệp được hiện thực hoá dần từng bước trong công việc cụ thể. Yêu tha thiết nghề nghiệp
của mình đã chọn, không ngừng tìm tòi sáng tạo nhằm làm cho trình độ nghề nghiệp
của mình ngày càng đạt tới những đỉnh cao mới là con đường duy nhất đúng để mỗi
học sinh thực hiện lý tưởng nghề nghiệp của mình.
Trên cơ sở phân tích và tìm hiểu những thành tố cấu trúc cơ bản của xu hướng nghề nghiệp, chúng tôi khái quát lại và đi đến kết luận: Xu hướng nghề
nghiệp của con người đó chính là sự biểu hiện một cách sâu sắc nhất, tập trung nhất
những nhu cầu về nghề nghiệp, những hứng thú và nguyện vọng nghề nghiệp của cá
nhân. Các yếu tố này trong mối quan hệ chặt chẽ đã tạo thành động cơ mạnh mẽ thúc đẩy cá nhân đi đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân nhằm hiện
thực hoá lý tưởng nghề nghiệp đã được hình thành.